Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


IV- Định nghĩa Tỷ lượng của Dharmakīrti



tải về 402.24 Kb.
trang8/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43
IV- Định nghĩa Tỷ lượng của Dharmakīrti
Trong cuốn “Một giọt lô gíc” (Nyāya bindu), trước khi định nghĩa thế nào là tỷ lượng, Dharmakīrti giải thích là có hai loại tỷ lượng: Tỷ lượng cho bản thân (inference for oneself hay internal inference) hay tự tỷ lượng. Loại tỷ lượng thứ hai là tỷ lượng cho người khác (inference for others) hay tha tỷ lượng. Như chúng ta sẽ rõ trong chương Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận, tỷ lượng cho người khác chỉ là một tên gọi khác của Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận mà thôi. Nó gồm một số mệnh đề trình bày quan điểm của người lập thuyết, nhằm thuyết phục người nghe tán thành quan điểm đó. Muốn vậy, nó phải tạo điều kiện cho người nghe có được một nhận thức tỷ lượng tương tự như nhận thức tỷ lượng của mình, nhận thức tỷ lượng đã giúp mình có thuyết hay quan điểm mà mình tin là đúng đắn. Do vậy, mà Tam chi tác pháp hay Tam đoạn luận chỉ là một hình thức của tỷ lượng cho người khác mà thôi. Vấn đề này sẽ rõ hơn trong chương giảng về Tam đoạn luận hay Tam chi tác pháp. Còn bây giờ, chúng ta hãy xem xét định nghĩa tỷ lượng của Dharmakīrti.
Luận “Một giọt lô gíc” viết: “A cognition which is produced (in-directly) through a mark that has threefold aspect and which refers to an object (not perceived but) inferred is internal inference” Dịch là: Một nhận thức được tạo ra (gián tiếp) nhờ một dấu hiệu có ba đặc điểm và nhắm tới một đối tượng (không được nhận thức trực tiếp) nhưng mà suy diễn biết được, đó là nhận thức tỷ lượng nội tại.
Trong định nghĩa trên hãy chú ý từ dấu hiệu (mark) chỉ cho cái Nhân (the reason) trong định nghĩa chữ Hán của Sankarasvamin. Ba đặc điểm là ba tướng của Nhân. Từ ngữ thì có khác, nhưng nội dung là một. Chính cái dấu hiệu có ba đặc điểm tạo ra Nhận thức tỷ lượng, hay nói cách khác là nguồn gốc của Nhận thức tỷ lượng.
Chúng ta sẽ có dịp trở lại với định nghĩa tỷ lượng này của Dharmakīrti. Nhưng bây giờ để tiện so sánh, chúng ta hãy xét đến định nghĩa tỷ lượng của luận sư Sankarasvamin trong bộ luận Nhân minh nhập chánh lý luận.


tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương