Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học



tải về 402.24 Kb.
trang16/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43
Bốn pháp thuộc Tự ngộ:

1. Chân hiện lượng


2. Chân tỷ lượng
3. Tợ hiện lượng
4. Tợ tỷ lượng

Bốn pháp thuộc Ngộ tha:

1. Chân năng lập


2. Chân năng phá
3. Tợ năng lập
4. Tợ năng phá

Đó chính là 8 mục, 4 mục chân, 4 mục tợ và của Nhân minh học. Tợ là tương tợ, tợ như phải mà thật ra là sai. Lập thuyết đúng gọi là chân năng lập. Phản bác đúng gọi là chân năng phá. Còn lập thuyết sai, gọi là tợ năng lập. Phản bác sai gọi là tợ năng phá. Năng lập dù là chân hay tợ, năng phá dù là chân hay tợ, cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho đối phương. Mục đích như vậy, còn tất nhiên, nếu là tợ năng lập hay tợ năng phá cũng đều không đạt được mục đích ngộ tha.

Đối với chân hiện lượng, tợ hiện lượng, chân tỷ lượng, tợ tỷ lượng, tình hình cũng như vậy. Chân hiện lượng là nhận thức trực tiếp đúng đắn. Chân tỷ lượng là nhận thức gián tiếp đúng đắn. Tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng là hiện tượng sai và tỷ lượng sai. Nhưng dù cho hiện lượng sai hay đúng, tỷ lượng sai hay đúng cũng đều nhằm mục đích giác ngộ cho mình (tự ngộ), tuy nhiên về mặt kết quả, thì tợ hiện lượng hay tợ tỷ lượng đều không đạt được mục đích tự ngộ.

Năng lập và năng phá là hai thuật ngữ của Nhân minh học. Năng lập là bên đề xuất vấn đề, được xem như là chân lý mà họ bảo vệ, có thể gọi họ là bên lập cũng được. Còn năng phá là bên phản bác, gọi họ là bên phá cũng được. Tuy nhiên, cũng có thể đồng nhất năng lập với ngôn luận của bên lập, và năng phá với ngôn luận của bên phá. Năng lập là thuyết được lập ra. Còn năng phá là thuyết dùng để phản bác.





tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương