CUỘC ĐỜI ĐỨc phậT



tải về 35.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích35.3 Kb.
#25918
CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Huyền sử:

- Vị tằng Hữu Pháp (TB. III): Ngài Ananda nói lên 19 sự kiện hy hữu (vị tằng hữu) khi một đức Như Lai (chánh niệm…sanh, an trú ở Tusita, nhập vào mẫu thai, hào quang vô lượng chiếu khắp các thế giới…)

- Đại Bổn (TB. I): thuyết về thân thế bảy vị Phật trong quá khứ và các vị bồ tát hộ trì, hội chúng, cha mẹ…, những hiện tượng lạ xuất hiện khi đức Phật nhập thế như hào quang vô lượng, tứ thiên vương canh gác, phước đức của người mje khi mang thai Phật, …đứng sanh thái tử, sinh ra được chư thiên đỡ, không dính bất tịnh, được tắm nước từ trên hư không, đi bảy bước “Ta là bậc tối thượng, tối tôn, cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng…; 32 tướng tốt, tiên nhân tiên đoán…

- Thái tử Samantaprabhasa lấy hiệu Sumedha (Thiện Huệ) cúng dường hoa sen cho Phật Nhiên Đăng, học đạo cùng ngài và thành Phật hiệu Thích ca.



Chính sử:

1. - Đức Phật là một nhân vật lịch sử:

-Quê hương: Kapilavatthu thuộc nước Cộng Hoà Sakya-với Suddhodana (Tịnh Phạn-người trồng lúa sạch) là quốc vương. Kết hôn với hai chị em ruột của xứ Devadaha: Maya và Pajapati.

-Tuổi thọ: Đại bát niết bàn: “Tu bạt đà la, lúc 29 tuổi, ta xin xuất gia tìm cầu chánh pháp. Ta xuất gia đến nay đã được 51 năm” (29+51=80).

-Theo các nhà nghiên cứu thuộc hệ Nam truyền, năm sinh của đức Phật có thể được tính như sau:

- Dipavasam và mahavamsa: Will Geiger cho rằng ĐP nhập NB vào năm 483 TTL+ 80, do vậy ngày sanh vào năm 563.

(b) Điểm sử ký (Dotted Record), vào mỗi mùa an cư sau năm Phật Niết bàn, một chấm son đỏ được điểm vào cuốn Luật theo thứ tự niên đại của các vị Giám Luật: Upali, Dàsaka (Đâu la câu), Sonaka (Tu na câu), Siggava (Tất đà bá) và Moggali-putta Tissa (Mục liên tử Đế Tu). Đến năm 489 Sau TL.,tổng cọng là 975 chấm son được điểm vào cuốn luật, mỗi chấm son được tính 1 năm. Như vậy, ngày nhập diệt của Đức Phật, theo Dotted Record, xảy ra trước năm 975 năm trước năm 490S.TL, tức vào năm 485BC +80= 565B.C.

-Theo các nhà nghiên cứu thuộc hệ Nam truyền, năm sinh của đức Phật có thể được tính như sau:

- Theo Ui Hakuji(1882-1963) 116 năm là khoảng cách giữa thời gian NB của ĐPnhập Niết Bàn và năm Asoka lên ngôi. Theo tác giả này, Asoka lên ngôi vào năm 271 BC +116 = 387 BC+80 (trú thế) = 467 BC



- Nakamura Hajime, Asoka lên ngôi vào năm 268+116= 384+80= 484

(Tham khảo thêm các tác phẩm: Đức Phật Lịch Sử, Đức Phật đã xuất hiện như thế, Ấn Độ Phật giáo sử luận, When did the Buddha Live…)

2. Vấn đề gia phả của đức Phật:

- Tham khảo tác phẩm Đức Phật lịch sử (H.W. Schumann) do Trần Phương Lan biên dịch

- Tham khảo Ấn độ Phật giáo sử luận (Viên Trí)

- Một chứng cứ khác để tham khảo về cuộc đời đức Phật: “Thêm vào đó, những trụ đá do Asoka dựng vào năm 245BC, cũng cũng cố cho sự thật này: “25 năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến tức A Dục) đến đây để chiêm bái, vì ĐP Thích Ca đã đản sinh tại nơi này. Nhà vua ra lệnh khắc một tượng bằng đá (?) và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ ¼ theo lệ thường xuống 1/8”.

3. Cuộc sống trước khi xuất gia:

-Sự vĩ đại của ĐP: sanh ra như một con người (sanh từ thai mẹ), sống như một con người (có gia đình, vợ con). Từ bỏ mọi dục lạc mà cả cuộc đời đang khát khao để xuất gia tìm đạo. Từ bỏ vợ đẹp, con thơ (mới sanh), ngai vàng, danh vọng để tìm cầu chân lý: SỰ XUẤT THẾ VĨ ĐẠI (GREAT RENUNCIATION)



4.-Ý nghĩa của quá trình tầm sư học đạo:

- Alara Kalama: chứng cảnh giới thiền thứ 7: Vô sở hữu xứ

- Uddaka Ramaputta: chứng cảnh giới thiền tứ 8: Phi tưởng phi phi tưởng xứ

- Tu khổ hạnh 06 năm tại núi tuyết với năm đạo sĩ khổ hạnh

- Tìm ra con đường giải thoát của tự thân: Con đường Trung Đạo

Thành Phật và tuyên bố: Mọi con người đều có thể đạt được thành quả này nếu chiến thắng được tự thân. Thay vì tự tôn vinh thành quả vĩ đại của mình, thay vì tự hào rằng chỉ co mình là người duy nhất đắc được Phật quả, thay vi đặt con người trước sự nô lệ của thần linh vạn năng vô hình, và cho con người một địa vị nô lệ, khiêm tốn, ĐP đã đặt con người lên địa vị tối thượng “Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành. Nói theo ngôn ngữ của RabindranathTagore, ĐP đã thánh hoá con người.



5.-Chứng đạo, hoằng pháp và nhập Niết bàn:

- Độ 5 huynh đệ Kiều Trần Như tại Vườn Nai (Sarnath-Isipatana-chư thiên đoạ xứ) Ba la nại (Banares): Bài pháp Tứ Đế (Dhammacakkhapavatana-Chuyển vận bánh xe pháp)- Tam bảo được hình thành.

-Độ Yasa, con thương gia thành Ba-la-nại và 54 người bạn của Yasa: Tăng đoàn, gồm có 60 người, bắt đầu sứ mệnh thiêng liêng đi khắp nơi để truyền bá chánh: “Này các TK, hãy ra đi, vì lợi ích an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích an lạc của chư thiên và loài người. Đừng đi chung hai người cùng đường. Này các TK, hãy thuyết pháp hoàn thiện ở phần đầu, …. , cả về ý nghĩa lẫn văn cú, hãy truyền bá đời sống phạm hạnh hành toàn đầy đủ thanh tịnh. Có những người nhiễm ít bụi trấn sẽ đoạ lạc nếu không nghe chánh pháp. Nhưng vị ấy nghe pháp, vị ấy sẽ giải thoát…”-

- Độ giới vua chúa, lãnh đạo quốc gia: Bimbisara, Pasenadi,…

-Độ hàng lãnh đạo, tu sĩ các tôn giáo: đạo sư thờ lửa: Uruvela Kassapa (Ưu lâu tần Loa Ca Diếp), Nandi Kassapa (Nan đề ca diếp)… Sariputta, Moggalana, Maha Kassapa…

- Độ cho giới trí thức và các nam nữ cư sĩ: Anathapindika, Visakha (Lộc Mẫu), Upali…



(Tham khảo thêm Phật Học Khái Luận, Thập đại đệ tử…)

-Thành lập Ni đoàn: có thể nói đây là ni đoàn đầu tiên của lịch sử tôn giáo Ấn Độ



6.-Tăng đoàn của Phật giáo bao gồm tất cả mọi tầng lớp trong xã hội:

Một trong những thành công của đức Phật là thành lập Tăng đoàn (gồm 4 chúng) với những đặc điểm:

- Không phân biệt giai cấp : đầy đủ mọi giai tầng xã hội trong hàng ngũ tăng đoàn: Upali (người thợ hớt tóc); Punna (Punnikà- con gái của một nữ tỳ của Cấp cô độc); Sunita- người hốt rác, chứng A la Hán, Sati-đánh cá; Ambapali- gái giang hồ; Rajumallà- nông nô- Subhà- con gái người thợ rèn- Punna-nông nô, mời đức Phật nhập hạ, đức Phật nhận lời và từ chối lời mời của Anithapindika…

- Không bình đẳng địa vị-giới tính: Thập đại đệ tử tăng ni

- Không phân chia màu da chủng tộc: Như các con sông khi đổ về biển chỉ có chung

- Bình đẳng quả vị giải thoát

-Bản chất của Tăng đoàn: Thanh tịnh và hòa hợp

- Giá trị thực tiễn của đời sống tăng đoàn Phật giáo

-Bố tát: có hai mục đích là làm mới giới luật đã lãnh thọ trong tâm hành giả và giúp hành giả có thể nhận biết mình (tự phê) có phạm tội hay không để tác pháp sám hối.

-Tự tự: hành giả có cơ hội để sám hối bằng cách cầu thỉnh các bậc cao tăng hoan hỷ chỉ ra (phê bình) những lỗi lầm (qua ba việc: thấy, nghe, nghi) và nếu nhận thấy mình có tội thì chí thành sám hối để thân tâm được thanh tịnh

-An cư: có nhiều ý nghĩa: (a) Cơ hội để đón nhận năng lượng của Tăng đoàn, (b) Cơ hội được học tập kinh luật luận, (c) Cơ hội để trao đổi kinh nghiệm hoằng pháp, (d) Cơ hội được thân cận, gần gủi và sống chung với các bậc cao tăng thạc đức….

7.- Đời sống hằng ngày của đức Phật

Buổi sáng sớm: Ngài dùng thiên nhãn quan sát thế gian để xem ai có nhân duyên cần tế độ. Thông thường Ngài tự đến để dẫn dắt người có duyên vào chánh pháp. Kinh dạy có đôi lúc Ngài dùng thần thông để hoá độ, ví dụ: Angulimala, quỉ dạ xoa độc ác…, Buố sáng cũng là thời gian Ngài đi khất thực và hóa duyên. ĐP thọ trai trước ngọ, sau đó giảng một bài pháp ngắn cho chúng TK, và ĐP truyền quy y tam bảo, ngũ giới, hướng dẫn thiền định…

Buổi trưa: Ngài trở về tịnh thất, nhập đại bi định, dùng Phật nhãn quan sát thế gian, theo dõi các TK đang ở trong rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ để kịp thời khuyên dạy. Nếu cần hỗ trợ Ngài dùng thần thông bay đến để tế độ…

Buổi chiều: giảng pháp cho quần chúng bao gồm tất cả mọi tầng lớp trong xã hội

Canh đầu: Từ 06 đến 10 giờ đêm, thời gian các TK đến để cầu Phật quyết nghi những vấn đề chưa thông hiểu trong giáo pháp

Canh giữa:Từ 10 đến 12 giờ khuya là thời gian của hội chúng chư thiên và Phạm thiên. Trong kinh thường có đoạn: “Lúc bấy giời đêm đã khuya, một vị trời có hào quang rực rỡ đến gần ĐP, cung kính đảnh lễ…”

Canh cuối: Từ 02 giờ đến 06 giờ sáng được hia làm 04 phần:

-02- 03 giờ: ĐP đi kinh hành (cankamana)

-03- 05 giờ: Ngài nằm nghỉ

-05-06 giờ: Quan sát thế gian xem ai cần độ (ví dụ: Pháp cú II: BLM trẻ bị bịnh)…

Như vậy, một ngày ngài chỉ nghỉ ngơi 02 tiếng đồng hồ!!!

Đức Phật NB: Vào lúc 80 tuổi, thân ngũ uẩn của ĐP như “một chiếc xe quá cũ”, ngài quyết định thông báo này nhập diệt. Dù tuổi đã cao, sức đã kiệt, với lòng từ bi Ngài vẫn tiếp tục độ sanh. Tới Pava, ĐP nhận lời thọ trai của cư sĩ Cunda (Thuần đà). Món ăn do Cunda cúng (có nơi bảo là mộc nhĩ, có nơi nói là thịt heo rừng, có nơi nói là một ăn ngon) khiến ĐP nhiệm bịnh lỵ. Trước giờ lâm chúng, ĐP bảo Tôn giả Ananda tuyên bố sự thật, vì sợ người ta sẽ làm khổ Cunda.

Di ngôn của Đức Phật: “Này các TK, hãy tự xem chính mình là hải đảo của mình, mình là chỗ nương tựa của chính mình, không nên tìm chỗ nương tựa bên ngoài. Giáo pháp chính là hải đảo của tự thân. Giáo pháp là chỗ nương tựa của chúng đệ tử, không nên tìm nơi nương tựa bên ngoài…”

Theo nhận định của các học giả Đông và Tây: “Không người nào từng có ảnh hưởng rộng lớn đối với sự phát triển tinh thần của dân tộc mình hơn ĐP. Siddhattha Gotama, Sinh trưởng ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TTL trong một xứ sở khao khát tìm cầu kinh nghiệm tâm linh, ngài đã thành lập một đạo giáo từ đó đến nay vẫn mang lại niềm an lạc hoà bình cho tất cả những ai thực hành nó.”

8.- Nhận định:

Căn cứ vào các nguồn tư liệu chính thống của kinh sách Phật giáo, chúng ta có thể có một số nhận định sau đây về đặc tính nhân bản của đức Phật và đạo Phật:

a.- Đức Phật không phải là thượng đế sáng thế và cứu thế. Phật, theo đúng nghĩa của từ ngữ này, là bậc giác ngộ. Ai giác ngộ được như Phật đều gọi là Phật. Trước và sau Phật đều có Phật (Kinh Đại Bổn- Trường Bộ). Sự vĩ đại của đức Phật là : Người chỉ dạy con đường, và ai đi theo con đường này sẽ đoạn tận mọi khổ đau

b.- Đạo Phật là tôn giáo: vì đạo Phật có giáo chủ, hệ thống giáo lý, một tổ chức tăng đoàn, nhưng đạo Phật không chấp nhận vai trò thượng đế cứu thế và đề cao vị trí con người và vai trò của tình thương-trí tuệ. Trong đạo Phật, tinh thần trách nhiệm cá nhân được xem trọng: Tự mình làm điều ác, tự mình làm nhiễm ô, tự mình ác không làm, tự mình làm thanh tịnh…

c.- Đạo Phật luôn khuyến hóa con người phải có tin vào khả năng giác ngộ của mình, không nộ lệ tha nhân: “Nương tựa mình và nương tựa pháp là tuyên ngôn của đạo Phật.Phật giáo không áp đặc quyền lực nào lên con người, không cường điệu tính yếu hèn, tội lỗi của con người. Phật luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ khả năng để tự hoàn thiện cá nhân. Tự cố gắng và phấn đấu thì sẽ giác ngộ giải thoát.

d.-Quan điểm xã hội của đạo Phật: (1) Không tán thành chế độ đẳng cấp xã hội “… như các con sông lớn, Hăng hà, Yamuna, Aciravati…. khi đổ vào biển thì chúng mất tên gọi… cũng vậy, 4 đẳng cấp sát đế lợi, bà la môn, vệ xá, thủ đà la khi đến với đạo Phật đều được gọi là Phật tử”, vì trong hàng đệ tử Phật có đủ hạng người như Bimbisara, Pasenadi, Ajatasattu, các Bà la môn Kassapa, Sariputta, thợ cạo tóc Upali, kỹ nữ Ambapali, tên cướp khét tiếng Angulimala…(2) Người ta cao quý không phải do sinh đẻ mà do hành động của bản thân…; (3) Không phân biết giới tính: cho ni giới xuất gia, ni đoàn cũng có các bậc thượng thủ như tăng già: Khema, Gotami đều là A la hán… Tổ chức tăng già Phật giáo xem trọng tính dân chủ, không có giáo quyền, dựa trên tinh thần đoàn kết, hòa hợp, tương thân tương ái gọi là lục hòa.





tải về 35.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương