Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


PHÂN I : KHÁI QUÁT VỀ LOGIC HỌC   CHƯƠNG I LOIC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG  CŨNG GỌI LÀ NHÂN MINH HỌC



tải về 402.24 Kb.
trang2/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




PHÂN I : KHÁI QUÁT VỀ LOGIC HỌC
 
CHƯƠNG I
LOIC HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 
CŨNG GỌI LÀ NHÂN MINH HỌC

I- LOGIC HỌC LÀ GÌ ?


 
Lôgic học hay luận lý học phương Đông cũng gọi là Nhân minh học. Nhân minh học vốn gốc từ Ấn Độ, và là một trong năm môn học, gọi là ngũ minh, tại các trường Đại học Phật giáo thời Trung cổ như Nalanda. Từ minh nghĩa là nghiên cứu hay làm rõ. Năm minh đó là :
a-Nội minh : nghiên cứu giáo lý đạo Phật.
b-Y phương minh : nghiên cứu việc trị bịnh, cho thuốc.
c-Công xảo minh : nghiên cứu công kỹ nghệ.
d-Thanh minh : nghiên cứu các ngôn ngữ, văn phạm, tu từ học.
e-Nhân minh : nghiên cứu luận lý học.
Từ nhân (reason) trong nhân minh có các nghĩa căn cứ, tức là căn cứ của lập luận, lý do của lập luận. 
II- NHÂN MINH CŨ VÀ NHÂN MINH MỚI
Môn học Nhân minh mới, là môn học của Phật giáo, do luận sư Dignãga (Trần Na) thành lập, mà Dignãga lại là học trò trực tiếp của Luận sư Duy Thức nổi tiếng Vasubandhu (Thế Thân), sống vào cuối thế kỷ thứ V, do đó có thể đoán biết Dignãga cũng sống vào thời kỳ đó, ở Ấn Độ tức vào khoảng thế kỷ thứ V Công nguyên (480- 540 SCN). Dignãga thành lập môn Nhân minh học Phật giáo không phải từ con số không mà là từ những thành tựu của môn Nhân minh học cũ, được đại diện bởi Triết phái Nyãya, là một trong sáu triết phái chính thống (astika) thuộc Ấn Độ giáo. Thuật ngữ Nyãya dịch âm là Nê giạ da, dịch nghĩa là Chánh Lý phái.
Vì triết phái Chánh Lý có một số điểm giống triết phái Vaisesika (Hán dịch âm Phệ Thế Sư Ca phái, dịch nghĩa là Thắng Luận phái, cho nên hai triết phái này thường được giới thiệu cặp đôi với nhau: Vaisesika-Nyãya. Điểm khác biệt chỉ là triết phái Chánh lý chú trọng nhiều về mặt biện luận và Logic, còn triết phái Thắng luận thì rất chú ý thuyết minh sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ.
Theo truyền thuyết, vị Tổ sáng lập ra triết phái Nhân minh cũ là Gotama, có tên là A. Ksapada, nghĩa là Túc Mục, tức người có con mắt nơi chân, một nhân vật huyền thoại mà lai lịch và năm sinh đều không ai biết. Đại sư Khuy Cơ, học trò Ngài Huyền Trang, trong cuốn “Nhân minh đại sớ” viết “Kiếp sơ Túc Mục” nghĩa là Túc Mục thời kiếp sơ. Nhưng kiếp sơ là năm nào? Tức là một năm nào đó thời thượng cổ, không thấy ghi chép trong sử sách. Từ thời Túc Mục đến thời Dignãga đã tân trang lại luận lý học, tức Nhân minh học cũ của Túc Mục, khai Tổ của triết phái Nyãya (Chánh lý phái).
1-Sử liệu hay văn liệu của Nhân minh cũ và Nhân minh mới.
Những sử liệu và văn liệu hiện còn lưu lại, có quan hệ tới hai môn học trên, gồm có :
a- Nyãya sutra, tức Kinh Nyãya, là kinh điển cơ bản của triết phái Nyãya. Có nguyên bản tiếng Pàli, nhưng không có bản Hán dịch.
b- Nhân minh chánh lý môn luận, gồm một cuốn của Luận sư Dignãga với 2 bản Hán dịch của Huyền Trang và Nghĩa Tịnh.
c- Nhân minh nhập chánh lý luận, một cuốn của Sankarasvamin (học trò của Dignãga), có bản dịch của Huyền Trang.
d- Sớ giải cuốn “Nhân minh nhập chánh lý luận” của Khuy Cơ.
e- Cuốn “Nyãya bindu” (Một giọt logic) của Dharmakĩrti (Pháp xứng) kèm theo sớ giải của Dharmottara (Pháp Thượng). Bản dịch Anh ngữ của Viện sĩ Nga Stcherbatsky.
f- Lôgic học Phật giáo (Buddhist Logic) của Viện sĩ Nga Stcherbatsky (bản Anh ngữ).
Trên đây là những cuốn sách cơ bản để nghiên cứu môn Nhân minh mới của Phật giáo.
2- Vài điểm khác biệt giữa môn học Nhân minh cũ và mới
 Điểm khác biệt thứ nhất: 
Khác biệt về cách thức lập luận. Nhân minh cũ dùng 5 đề mục để lập luận, gọi là Ngũ phần tác pháp.
Như trong cuốn Sớ giải Nhân minh của Khuy Cơ:
Đề mục 1- Âm thanh là vô thường (Tôn).
Đề mục 2- Vì tính chất của nó là bị làm ra (sở tác tánh cố). Mục này hay phần này là Nhân (căn cứ của lập luận).
Đề mục 3- Ví dụ như cái bình ( Dụ)
Đề mục 4- Cái bình vì là vật bị làm ra, cho nên là vô thường. Âm thanh vì cũng bị làm ra, cho nên cũng là vô thường (mục này gọi là Hợp).
Đề mục 5- Do vậy, biết rằng. âm thanh là vô thường (Kết).
Trong năm mục trên, mục đầu gọi là Tôn, lần lượt các mục sau gọi là Nhân, Dụ, Hợp, Kết. Tôn là chủ trương của người lập luận, bị đối phương phản bác. Vì có đối phương phản bác cho nên người lập luận phải đưa ra chứng cứ, tức là mục Nhân. Nhân là lý do giải thích vì sao bên lập luận lại đưa ra chủ trương như vậy. Trong ví dụ trên, lập Tôn: Âm thanh là vô thường, chứng cớ hay lý do là vì âm thanh là cái bị làm ra (sở tác tánh cố). không phải tự nhiên mà có. Mà tất cả những cái bị làm ra, đều là vô thường, không tồn tại mãi được, cũng như cái bình (dùng làm ví dụ) cho nên là vô thường. Đó là Dụ, hay Ví dụ. Kết hợp Nhân với Dụ lại là mục 4, tức là Hợp. Âm thanh cũng là cái bị làm ra cho nên cũng là vô thường (Kết, tức Kết luận).
Điểm đổi mới của Dignãga nhận thấy, trong năm mục của Nhân minh cũ, chỉ có ba mục đầu: Tôn, Nhân và Dụ là không thể thiếu, còn hai mục sau có thể lược đi được.
-Tôn: Âm thanh là vô thường
- Nhân: Vì âm thanh là cái bị làm ra.
- Dụ: Tất cả những cái bị làm ra đều là vô thường như cái bình.
Công thức ba mục của Nhân minh mới không những giản đơn hơn so với Nhân minh cũ, mà mục Dụ diễn đạt một cách khẳng định hơn so với công thức của Nhân minh cũ: Tất cả những cái bị làm ra đều là vô thường như cái bình. Trong mục Dụ của Nhân minh cũ, không có từ tất cả như trong công thức của Dignãga.
Như vậy, điểm khác biệt thứ nhất giữa Nhân minh cũ và Nhân minh mới là số mục trong công thức của Nhân minh cũ là 5, còn trong Nhân minh của Phật giáo chỉ có 3, hơn nữa cách diễn đạt trong Nhân minh mới ở mục Dụ lại có tính chất khẳng định hơn.
 Điểm khác biệt thứ hai: 
Khác nhau về nội dung của năng lập và sở lập. 
Từ Lập của Nhân minh cũng như từ đề xuất hay chủ trương. Năng lập là chủ động đề xuất hay chủ trương. Sở lập là cái được hay bị đề xuất hay chủ trương. Đối với Nhân minh học cũ, thì năng lập là Tôn, như trong ví dụ Tôn: Âm thanh là vô thường. Nhân cũng là năng lập, âm thanh là cái bị làm ra. Dụ cũng là năng lập, ví dụ cái bình. Còn Sở lập đối với môn học Nhân minh cũ chỉ là thuộc tính của tôn, tức vô thường.
Đối với môn Nhân minh học mới, sở lập chính là Tôn: âm thanh là vô thường. Còn năng lập là nhân và dụ, tức là tánh bị làm và cái bình.
Tôn là đối tượng tranh cãi giữa bên lập và bên phá (tức là bên chủ trương và bên bác). Còn nhân và dụ, nếu đề xuất đúng đắn thì cả hai bên lập và phá đều công nhận.
 Điểm khác biệt thứ ba : 
Sự khác biệt về Tôn thể và Tôn y.
Thế nào là tôn thể và tôn y? Tôn: âm thanh là vô thường, như có thể thấy gồm hai phần: Phần I: âm thanh; phần 2: vô thường. Phần 1 và phần 2 gọi là Tôn y. Câu hỏi đặt ra là điểm tranh luận giữa hai bên  là phần 1 hay là phần 2. Môn Nhân minh học với Dignãga cho rằng điểm tranh luận không phải là phần 1 hay 2, mà là sự liên kết của hai phần, gọi chung là Tôn thể hay mệnh đề. Điểm tranh luận không phải là âm thanh hay vô thường. Nội dung của hai điểm này, có thể nói hai bên đều nhất trí. Nhưng điểm không nhất trí là sự liên kết của hai điểm đó với nhau tức âm thanh là vô thường, nghĩa là bản thân mệnh đề.
 Điểm khác biệt thứ tư: 
Khác biệt thuộc về Nhân, mục thứ hai của lập luận. 
Nhân có ba tướng, lập ra đúng hay sai, thì cách nhìn của Nhân minh cũ và mới có khác nhau. Muốn hiểu vấn đề này, trước hết phải hiểu khái niệm đồng phẩm và dị phẩm. Đồng phẩm là chỉ tất cả những vật có tính vô thường như là âm thanh vậy, và tất cả những gì thường còn như hư không đều là dị phẩm. Trong ví dụ âm thanh nói trên, cái bình là vật vô thường là đồng phẩm, còn hư không vì không phải là vô thường nên là dị phẩm. Nói rõ hơn, tất cả những vật dùng làm ví dụ mà đồng thuộc tính của tôn, tức trong trường hợp ví dụ : Tôn, âm  thanh là vô thường vì có thuộc tính bị làm ra. Tất cả những vật, như cái bình đồng thuộc tính vô thường đều là ví dụ đồng phẩm. Còn tất cả những vật thường còn như hư không, thì đều là dị phẩm.
Trong môn Nhân minh học cũ, đã từng phân biệt có 9 loại nhân dựa vào tiêu chuẩn đồng phẩm và dị phẩm nói trên. Sách Nhân minh học gọi là cửu cú nhân. Từ cú ở đây không có nghĩa là câu, mà có nghĩa phạm trù hay khái niệm. Tức là có tới 9 phạm trù nhân được xem xét:
- Đồng phẩm có, dị phẩm có : Nhân phạm lỗi bất định.
- Đồng phẩm có, dị phẩm không có: Nhân đúng đắn.
- Đồng phẩm có, dị phẩm vừa có, vừa không có : Lỗi bất định.
- Đồng phẩm không có, dị phẩm có : Lỗi tương vi, tức là không đúng , lập luận như vậy gọi là bất thành. Lỗi tương vi còn nặng hơn lỗi bất định, vì cái nhân lập rat hay vì chứng minh cho tôn mình lại có phản tác dụng, phản bác tôn của chính mình thành lập.
- Đồng phẩm cũng không có, dị phẩm cũng không có : Lỗi bất định.



tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương