NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai



tải về 1.69 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

a.1. Trong các loại sữa thì sữa bò vẫn là loại sữa được sử dụng phổ biến nhất để nuôi dưỡng trẻ nhỏ khi không được bú mẹ, vì sữa bò có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá hấp thu hơn các loại sữa khác, tuy nhiên sữa bò có nhiều dạng khác nhau.

  • Sữa bò tươi thường khó bảo quản và dễ nhiễm khuẩn, ít sử dụng cho trẻ nhỏ.

  • Sữa đặc có đường tuy đã tiệt trùng tốt, nhưng tỷ lệ đường cao, nếu pha loãng sữa thì tỷ lệ đạm, mỡ quá ít, không nên sử dụng lâu dài để nuôi trẻ.

  • Sữa bột tốt hơn sữa đặc có đường vì tỷ lệ thành phần các chất cân đối hơn. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa bột, các công thức chế biến đều hướng về mô hình sữa mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, đặc biệt chú trọng về phát triển não bộ và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Các nhãn hiệu sữa bột đều có 2 loại, sữa bột cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (công thức 1) và sữa bột cho trẻ trên 6 tháng tuổi (công thức 2). Trong công thức 1 thường có sự thay đổi thành phần các chất dinh dưỡng cả về chất và lượng để phù hợp với chức năng gan, thận của trẻ còn non yếu. Trong công thức 2 thường bổ sung thêm khoáng chất và vitamin để đáp ứng cho trẻ ở thời kỳ ăn bổ sung.

Khi cho trẻ ăn sữa bột cần pha chế theo sự chỉ dẫn đã ghi trên hộp, không nên tự ý thêm hay giảm lượng sữa hoặc nước vì nếu pha quá nhiều sữa thì trẻ không tiêu hoá hấp thu tốt hoặc pha quá loãng nhiều nước sẽ không đủ dinh dưỡng cho trẻ. Trong mỗi hộp sữa đều có thìa đong sữa. Thông thường đong 1 thìa gạt ngang pha với 30ml nước sôi để ấm 55oC quấy đều, đôi khi có thìa đong sữa to hơn hoặc nhỏ hơn, cần chú ý pha theo chỉ dẫn của từng loại sữa. Khi sử dụng một loại sữa bột nhãn hiệu nào đó không phù hợp với tiêu hoá của trẻ (khẩu vị, nôn, táo bón...) thì mới thay đổi loại sữa bột nhãn hiệu khác.

Nhìn chung các loại sữa bột đều khá đắt tiền, khi mua nên chọn hộp sữa được bảo quản tốt, còn thời hạn sử dụng.



a.2. Các loại sữa khác như sữa dê, sữa trâu, sữa đậu nành chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

  • Thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa dê gần giống sữa bò tươi, ở gia đình có thể nuôi dê vắt sữa hàng ngày cho trẻ uống: 1 lít sữa dê + 50g đường đun sôi để nguội.

  • Sữa trâu có hàm lượng đạm, mỡ quá cao. Khi sử dụng phải pha loãng sữa để có thành phần các chất dinh dưỡng gần giống sữa bò, bằng cách pha thêm nước và đường, đun sôi để nguội uống.

  • Sữa đậu nành được chế biến từ 100g đậu/lít sẽ có hàm lượng đạm tương đương sữa bò. Đậu nành là thực phẩm rẻ tiền, dễ kiếm, sẵn có ở vùng nông thôn. ở tại gia đình có thể tự làm sữa đậu nành.

Cách làm sữa đậu nành

Cân 150g đậu nành ngâm vào nước lã trong 6 giờ, đãi bỏ vỏ rồi cho vào cối xay (hoặc giã nhỏ). Vừa xay vừa đổ 1,2 lít nước - vắt lọc lấy 1 lít sữa, đun sôi nhỏ lửa 5 phút, vừa đun vừa quấy để sữa khỏi vón.

Hiện nay ở một số vùng nông thôn do điều kiện kinh tế và tập quán, các bà mẹ còn sử dụng nước cháo đường để nuôi trẻ khi không có sữa mẹ. Trong 100ml nước cháo (100g gạo/lít) chỉ có 0,33g đạm, 0,2g đường và cung cấp 18 calo. Nước cháo không đủ chất dinh dưỡng, trẻ chưa có đủ men tiêu hoá tinh bột nên dễ bị rối loạn tiêu hoá, phù dinh dưỡng và thiếu vitamin A. Vì vậy không nên sử dụng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ khi không có sữa mẹ.

a.3. Cách cho ăn


  • Số lần ăn trong ngày tuỳ thuộc vào tháng tuổi của trẻ:

  • Trẻ sơ sinh đến 2 tháng ăn 7 bữa/ngày.

  • Trẻ từ 3-5 tháng ăn 6 bữa/ngày

  • Trẻ từ 6-12 tháng ăn 5 bữa/ngày

  • Số lượng sữa cho trẻ dưới 6 tháng trung bình 150ml/kg/ngày.

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi cho ăn bổ sung giống như trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, duy trì 4-5 bữa sữa trong ngày, mỗi bữa 200ml.

a.4. Vệ sinh ăn uống:

Khi nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo đặc biệt cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề vệ sinh trong quy trình pha chế và sử dụng sữa.



  • Trước khi pha sữa phải rửa tay sạch bằng xà phòng.

  • Luộc dụng cụ pha chế hoặc nhúng kỹ vào nước sôi.

  • Không nên dùng chai và đầu vú cao su, vì khó rửa sạch, vi khuẩn dễ phát triển và thường là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

  • Nếu trẻ ăn sữa bằng chai, thì phải dùng bàn chải cọ rửa chai sạch, luộc chai và đầu vú trước khi pha sữa. Khi cho ăn phải dốc chai để sữa ngập cổ bình, tránh cho trẻ nuốt phải không khí.

  • Sau khi pha sữa để ấm mới cho trẻ ăn, không nên cho trẻ ăn sữa quá nguội trẻ dễ bị nôn trớ. Không cho trẻ ăn lại sữa còn thừa của bữa trước.

  • Rửa sạch dụng cụ sau khi cho trẻ ăn và để nơi khô ráo, tránh ruồi, nhặng đậu vào.

7.4.4. Nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng bao gồm cả thiếu và thừa dinh dưỡng.



a. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng để đề phòng thiếu dinh dưỡng

a.1. Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng:

Suy dinh dưỡng do thiếu protein-năng lượng (thường được gọi là suy dinh dưỡng - SDD) là một tình trạng bệnh lý xẩy ra khi chế độ ăn nghèo chất đạm - năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ, nhưng đều có ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ.



Nguyên nhân suy dinh dưỡng

  • Do ăn uống: trẻ không được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng như cho trẻ ăn bột quá sớm trước 6 tháng tuổi, chủ yếu là bột đường, bột mắm muối mì chính hoặc trẻ phải cai sữa quá sớm dưới 12 tháng tuổi. Cho con ăn kiêng khi trẻ bị tiêu chảy đặc biệt là kiêng mỡ, do đó làm giảm nguồn năng lượng cung cấp cho trẻ.

  • Do nhiễm khuẩn: trẻ dưới 3 tuổi rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, sởi, tiêu chảy... Hậu quả của các bệnh nhiễm khuẩn làm cho trẻ kém ăn, ăn thiếu số lượng và chất lượng nên dẫn đến suy dinh dưỡng ngược lại trẻ suy dinh dưỡng thường suy giảm miễn dịch, rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Những trẻ có nguy cơ dễ bị suy dinh dưỡng

  • Trẻ em từ 7-18 tháng tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất vì lứa tuổi này trẻ bắt đầu ăn bổ sung và giảm dần bú mẹ.

  • Trẻ đẻ ra thấp cân (dưới 2500g).

  • Trẻ không được bú sữa mẹ trong năm đầu tiên.

  • Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi.

  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, di chứng thần kinh.

  • Trẻ sống trong gia đình đông con, kinh tế eo hẹp.

Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng:

Cách phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng là dựa vào các chỉ số nhân trắc như cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay. Đơn giản nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi trên biểu đồ phát triển của trẻ dưới 5 tuổi.



Theo dõi biểu đồ phát triển thường xuyên cho thấy:

  • Trẻ bình thường: Trên biểu đồ, cân nặng của trẻ nằm trong kênh A, đường biểu diễn cân nặng luôn đi lên; cân nặng đạt 80-100% so với cân nặng của trẻ bình thường.

  • Suy dinh dưỡng vừa: Trên biểu đồ, cân nặng của trẻ nằm trong kênh B vì chỉ còn 70-80% so với cân nặng của trẻ bình thường; đường biểu diễn cân nặng trong hai tháng liền nằm ngang hoặc đi xuống; lớp mỡ dưới da ở bụng mỏng. Trẻ vẫn thèm ăn và chưa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.

  • Suy dinh dưỡng nặng: Trên biểu đồ, cân nặng nằm trong kênh C vì cân nặng chỉ còn 60-70%; đường biểu diễn cân nặng trong hai tháng liền nằm ngang hoặc đi xuống; mất lớp mỡ dưới da ở bụng, mông. Trẻ có thể biếng ăn, ỉa phân sống hoặc lỏng từng đợt.

  • Suy dinh dưỡng rất nặng: Trên biểu đồ, cân nặng của trẻ rơi xuống kênh D.

Suy dinh dưỡng rất nặng gồm 3 thể sau:

  • Thể teo đét (Marasmus): cân nặng chỉ còn dưới 60%, trẻ gầy đét da bọc xương, do bị đói/thiếu năng lượng là chủ yếu nên trẻ vẫn thèm ăn.

  • Thể phù (Kwashiorkor): đây là thể suy dinh dưỡng do thiếu protein trầm trọng do không được bú sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (nhất là vào lứa tuổi ăn bổ sung) dẫn đến phù toàn thân hoặc 2 chi, nên có nhiều trường hợp cân nặng của trẻ không giảm, trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố màu nâu và lở loét, trẻ mất cảm giác thèm ăn nên rất biếng ăn.

  • Thể phối hợp (Marasmus - Kwashiorkor): trẻ bị thiếu cả năng lượng và protein trầm trọng, trẻ gầy yếu và phù 2 chi.

Trẻ suy dinh dưỡng thường bị thiếu máu, thiếu vitamin đặc biệt là vitamin A gây khô mắt và có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?

  • Suy dinh dưỡng là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng cần phát hiện sớm xử trí kịp thời. Suy dinh dưỡng vừa và nặng có thể điều trị tại nhà, điều chỉnh cách ăn uống và chăm sóc cho trẻ. Suy dinh dưỡng rất nặng, nhất là khi trẻ bị nhiễm khuẩn cần được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

  • Trẻ suy dinh dưỡng thường kém ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú, bú kéo dài đến 2 năm. Tuỳ theo lứa tuổi cho trẻ ăn thêm bột cháo, nhưng phải quấy lẫn với thịt hoặc trứng, đậu đỗ, dầu mỡ và các loại rau, ăn thêm hoa quả giàu vitamin A.

  • Không cai sữa, không ăn kiêng mỡ khi trẻ vừa suy dinh dưỡng vừa tiêu chảy. Cho trẻ uống thêm các loại vitamin (đa sinh tố).

  • Trẻ suy dinh dưỡng vừa và nặng nếu không có biểu hiện khô mắt cho uống vitamin A liều cao để phòng bệnh, chỉ dùng 1 liều duy nhất trong 6 tháng như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng 50.000 đơn vị

  • Trẻ từ 6 tháng- 1 tuổi 100.000 đơn vị

  • Trẻ trên 1 tuổi 200.000 đơn vị

Ngoài ra cần theo dõi phát hiện các bệnh nhiễm khuẩn thông thường như tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp để xử trí ngay. Trẻ bị suy dinh dưỡng rất nặng phải được điều trị tại các cơ sở y tế.

a.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để phòng bệnh suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng là một bệnh có thể phòng tránh được, nếu bà mẹ có kiến thức nuôi con theo khoa học.



Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: trong thời gian mang thai bà mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường, lao động nhẹ nhàng đồng thời theo dõi tăng cân từng quý, trong 9 tháng mang thai cân nặng tăng trung bình 10 -12 kg. Thực hiện khám thai định kỳ ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván, nghỉ ngơi trước đẻ và sinh đẻ tại cơ sở y tế để mẹ tròn con vuông.

Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý: cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ, bú càng sớm càng tốt, cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 24 tháng.

Từ tháng thứ 7 trở lên ngoài bú mẹ cho ăn bổ sung hợp lý, thực hiện tô màu bát bột.

Khi trẻ ốm không được kiêng khem quá mức, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường, thức ăn dễ tiêu hoá và đủ các chất dinh dưỡng.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng: trong 2 năm đầu mỗi tháng cân trẻ một lần và ghi vào biểu đồ kết quả cân nặng. Trẻ từ 3-5 tuổi thì 2-3 tháng cân một lần. Như trên đã nói, trong 2 tháng liền nếu thấy cân nặng của trẻ không tăng hoặc sụt cân là dấu hiệu sớm để phát hiện suy dinh dưỡng.

Tiêm chủng: tiêm chủng phải thực hiện ngay trong năm đầu chủ yếu là 6 loại vaccin (lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi). Tiêm chủng đầy đủ và đúng kỳ hạn.

Kế hoạch hoá gia đình: mỗi bà mẹ chỉ nên đẻ 1 hoặc 2 con cách nhau 3-5 năm.

b. Ăn uống đề phòng thừa dinh dưỡng

Một biểu hiện rõ rệt nhất của thừa dinh dưỡng là trẻ bị thừa cân - béo phì (TC-BP).



b.1. Nguyên nhân của TC- BP.

  • Khẩu phần ăn quá dư thừa: chế độ ăn giầu lipid hoặc năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nhanh TC-BP. Khi vào cơ thể các chất protid, lipid, glucid đều có thể chuyển hoá thành chất béo dự trữ.

  • Hoạt động thể lực kém: cùng với ăn uống, hoạt động thể lực ít như đi làm bằng xe mô tơ, làm việc tĩnh tại, xem TV nhiều, là yếu tố nguy cơ rất cao của TC-BP.

  • Tiền sử đẻ thấp cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi: người ta nhận thấy những trẻ đẻ thấp cân, trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi thì về sau dễ bị TC-BP, thể béo bụng.

  • Yếu tố kinh tế - xã hội:

  • ở các nước đang phát triển, từ nghèo chuyển sang khá giầu, thường gặp ở tần lớp mới giầu.

  • ở các nước đã phát triển thường gặp ở tầng lớp ghèo nhất là ở các khu ổ chuột.

  • Yếu tố di truyền: trẻ ở các gia đình có bố/mẹ hoặc anh chị bị TC-BP có nguy cơ cao..

b.2. Hậu quả của thừa cân - béo phì

  • Tỷ lệ mắc bệnh tăng: béo phì ở trẻ em dẫn đến các hậu quả về tâm lý giao tiếp với mọi người, phát triển chức năng tâm lý xã hội kém, giảm kết quả học tap. Về lâu dài béo phì TE sẽ trở thành béo phì tuổi trưởng thành và liên quan tới tất cả các bệnh mạn tính không lây nguy hiểm, thường dai dẳng và rất khó
    xử trí:

  • Rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và kháng insulin thường thấy ở trẻ em béo phì và rối loạn lipid máu xuất hiện liên quan tới tăng tích lũy mỡ ở bụng.

  • Những thay đổi về nồng độ lipoprotein và lipid huyết thanh, huyết áp và insulin huyết tương ở trẻ em béo phì kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng béo phì ở trẻ tại thời điểm ban đầu có liên quan đến sức khỏe khi trưởng thành.

  • Các biến chứng gan ở trẻ béo phì, đặc biệt là nhiễm mỡ gan qua nồng độ transaminase huyết thanh tăng. Các men bất thường của gan cũng có thể liên quan với bệnh sỏi mật, nhưng hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

  • Các rối loạn của dạ dày và thực quản ở trẻ em béo phì có thể là hậu quả của tăng áp lực trong ổ bụng do tăng tích mỡ ở bụng.

  • Người ta cũng đã thấy một loạt các biến chứng khác ở trẻ béo phì bao gồm nghẽn thở khi ngủ và bệnh não, thậm chí ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong. Bệnh não hiếm gặp liên quan đến tăng áp suất trong sọ não; đòi hỏi cần phải đến bác sĩ ngay lập tức.

b.3. Xử trí béo phì ở trẻ em

Khác với người trưởng thành, mục tiêu điều trị béo phì trẻ em tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: calci, sắt, kẽm, ...



  • Về ăn uống: khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh chỉ ăn một loại thực phẩm nào đó.

  • Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

  • Chế biến thức ăn: hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

  • Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

  • Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.

  • Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt.

  • Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.

  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi:

  • Bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sau sinh.

  • Không cho trẻ ăn nhiều quá, thể tích mỗi bữa phải phù hợp với tháng tuổi.

  • Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm nhiều béo vào bát bột, cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo

  • Những điều nên tránh:

  • Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, nhiều đường.

  • Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.

  • Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocola, kem, các loại nước ngọt.

  • Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.

  • Tăng cường cho trẻ hoạt động thể lực: so với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt. Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:

  • Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao. Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.

  • Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, đi bộ, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang...

  • Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc...

  • Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử... Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

7.4.5. Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm HIV

Hiện nay theo ước tính của WHO/UNICEF thì phụ nữ có thai bị nhiễm HIV (Human - Immunodeficiency Virus: virus gây suy giảm miễn dịch ở người) có nguy cơ lây truyền sang con là 30%. Lây truyền qua các giai đoạn: 5% lây truyền trong thời gian mang thai; 10% trong quá trình sinh đẻ và 15% nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) sau sinh. Trong cộng đồng nếu những bà mẹ bị nhiễm HIV đều nuôi con bằng sữa mẹ ước tính có khoảng 4% trẻ sơ sinh bị lây nhiễm. ở Việt Nam, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con có thấp hơn nhưng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.



a. Các yếu tố nguy cơ lây truyền HIV qua nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

  • Từ phía bà mẹ:

  • Tình trạng sức khoẻ và miễn dịch kém.

  • Tình trạng nhiễm HIV, nếu bà mẹ bị nhiễm HIV ngay trong giai đoạn cho con bú thì nguy cơ lây nhiễm cao.

  • Mẹ bị nhiễm khuẩn vú, viêm vú, áp xe vú.

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi:

  • Trẻ không bú mẹ hoàn toàn.

  • Thời gian bú mẹ kéo dài.

  • Tuổi nhỏ, nhất là trong những tháng đầu sau đẻ.

  • Tình trạng đáp ứng miễn dịch kém.

  • Trẻ bị thương tổn ở miệng, ruột.

b. Khi mẹ bị nhiễm HIV thì nên nuôi trẻ như thế nào ?

Nếu gia đình có điều kiện kinh tế đồng thời tiếp cận được với nguồn nước sạch kết hợp với sự chăm sóc y tế thích hợp thì nên sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Hiện nay, trên thị trường có các loại sữa công thức (Formula) dưới dạng sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tháng và trên 6 tháng tuổi. Cách pha chế và liều lượng cho trẻ ăn theo sự chỉ dẫn ở hộp đựng sữa.

Tuy nhiên, trong cộng đồng một số địa phương có thể tiếp cận được với nguồn nước sạch nhưng sản phẩm thay thế sữa mẹ lại đắt tiền, vượt quá thu nhập của gia đình nên thường xảy ra tình trạng pha sữa quá loãng, cho trẻ ăn không đủ gây nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong cao ở trẻ sơ sinh.

Do vậy, nếu không đảm bảo được những điều kiện trên thì nuôi con bằng sữa mẹ là sự chọn lựa an toàn hơn.



Nuôi con bằng sữa mẹ như thế nào để giảm lây nhiễm HIV:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 1-3 tháng đầu: Ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn thêm bất cứ thức ăn, nước uống nào khác vì những thức ăn bổ sung trong 3 tháng đầu có thể gây viêm nhiễm đường ruột sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nghiên cứu ở Nam Phi cho thấy ở nhóm bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu thì nguy cơ lây truyền virus cho trẻ sơ sinh thấp hơn nhóm bà mẹ không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

  • Rút ngắn thời gian nuôi con bằng sữa mẹ: thời gian bú mẹ càng kéo dài thì nguy cơ trẻ bị lây nhiễm HIV càng cao, do đó cần cai sữa sớm. Hiện nay khó xác định thời gian nào có thể cho trẻ bú mà không có nguy cơ lây nhiễm HIV. Vì vậy, nên ngừng cho bú ngay sau khi trẻ có nguồn sữa thay thế sữa mẹ hoặc thời kỳ trẻ bắt đầu ăn bổ sung.

  • Tiệt trùng sữa mẹ: sữa mẹ vắt ra được xử lý nhiệt bằng cách đun nóng sữa đến 620-630C trong 30 phút.

  • Sử dụng sữa của các bà mẹ khác: nguồn sữa cung cấp từ ngân hàng sữa mẹ đã được sàng lọc HIV hoặc bú trực ở những bà mẹ không bị nhiễm HIV.

c. Đề phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Trẻ em bị nhiễm HIV thường trong tình trạng sức khoẻ kém, suy dinh dưỡng và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy, viêm phổi có nguy cơ tử vong cao. Một số biện pháp phòng ngừa có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ


sang con.

  • Tình dục an toàn: biện pháp tích cực nhất là phòng tránh lây nhiễm HIV cho phụ nữ, nam giới bằng cách áp dụng biện pháp tình dục an toàn. Điều trị và phòng tránh các bệnh khác lây qua đường tình dục (lậu, giang mai...) cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, bảo vệ trẻ em tránh bị lây nhiễm HIV.

  • Phát hiện bà mẹ bị nhiễm HIV: cần tư vấn cho bà mẹ và giúp họ thực hiện xét nghiệm tự nguyện. Khi phát hiện phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV cần được y tế theo dõi, uống thuốc phòng, xử lý cuộc đẻ.

  • Quá trình sinh đẻ: trong khi sinh đẻ khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khá cao, cần được xử trí đặc biệt trong cuộc đẻ, sát trùng triệt để đường sinh dục, không cắt rạch vùng sinh dục ngoài. Trẻ sau khi đẻ cần tắm sạch chất gây trên người bằng dung dịch sát trùng nhẹ.

  • Phòng lây nhiễm do bú sữa mẹ: tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã hội, để bà mẹ tự quyết định lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ cho phù hợp.

  • Phòng và điều trị nhiễm khuẩn của bà mẹ hoặc của trẻ: khi bà mẹ bị nứt núm vú, viêm vú, áp xe vú hoặc trẻ bị viêm miệng, tưa miệng... cần được xử trí kịp thời.

Tài liệu tham khảo

Tiếng việt

  1. Bộ Y tế (1975) Hằng số sinh học của người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  2. Bộ Y tế (2003) Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – Thế kỷ XX. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  3. Bộ Y tế (2003) Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-2002. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  4. Hà Huy Khôi (2005) Báo cáo nghiệm thu kết quả đề tài KHCN cấp Nhà nước, KC 10.05.

  5. Lê Nam Trà và cộng sự (1996) Đặc điểm sinh thể con người Việt Nam, tình trạng dinh dưỡng và các biện pháp nâng cao chất lượng sức khoẻ. Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu của đề tài KX 07-07 thuộc chương trình Nh nước KX-07.

  6. Từ giấy (1986) Phong cách ăn Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  7. Từ Giấy và cộng sự: Tổng điều tra dinh dưỡng 1987-1989. Đề tài cấp Nhà nước 64D-01-01.

  8. Từ giấy, Bùi Thị Như Thuận, Hà Huy Khôi (1984). Xây dựng cơ cấu bữa ăn. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  9. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2000) Kết quả Tổng Điều tra dinh dưỡng 1987. Báo cáo nghiệm thu Đề tài KHCN cấp Nhà nước: 64 02-02 và 64D-01-01.

  10. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (1996) Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  11. Nguyễn Công Khẩn, Phạm Văn Hoan và cs. Bộ Y tế (2007) Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  12. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2003) Tổng Điều tra dinh dưỡng 2000. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  13. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2001) Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001-2010. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  14. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2006) 10 lời khuyên ăn uống hợp lý giai đoạn 2006-2010 (Ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế).


Tiếng nước ngoài

  1. FAO (1957) Calorie requirements. Report of the Second Committee on Calorie Requirements. FAO Nutritional Studies No.15:1-66.

  2. FAO (1994) Experts recommendations on fats and oils in human nutrition:11, 2-6.

  3. FAO Rome (1974) Handbook on Human Nutritional Requirement. FAO Food and Nutrition series No4.

  4. FAO Rome (1986). Requirement of Vitamin A, Iron, Folate and Vitamin B12. FAO Food and Nutrition series No23.

  5. FAO/WHO (2002) Calcium. In: Human Vitamin and Mineral Requirement. Report of a Joint Expert Consultation. FAO Rome:151-171.

  6. FAO/WHO (2002) Folate and folic acid. In: Human Vitamin and Mineral Requirement. Report of a Joint Expert Consultation. FAO: Chapter 4:53-63.1

  7. FAO/WHO (2002) Vitamin E. Report of a joint FAO/WHO/UNU Expert Consultation on Human Vtamin and Mineral Requirements. Bangkok, Thailand.

  8. FAO/WHO/UNU (1985) Energy and Protid Requirements. Report of a Joint Expert Consultation. WHO Technical Report Series 724. World Health Organization. Geneva.

  9. FAO/WHO/UNU (2004) Human Energy Requirements. Report of a joint FAO/WHO/UNU Expert Consultation. Food and Nutrition Technical Report Series. Food and Agriculture Organization. Rome.

  10. FNRI (1989) Recommended Dietary Allowances for Filipinos. Food and Nutrition Research Institute, Department of Science and Technology, Manila, Philippines.

  11. Institute of Medicine, Food and Nutrition Board (IOM-FNB) (2000) Dietary Reference Intakes for Vitamin C, E, Selenium, and Carotenoids. National Academy Press. Washington DC.

  12. IOM (1997) Dietary Reference Intake for Thiamine, Riboflavin, Niacin, Vitamin B6, Folate, Vitamin B12, Pantothenic Acid, Biotin and Choline. Food and Nutrition Boad. Institute of Medicine. National Academy Press. Washington DC.

  13. IOM (2001) Vitamin A. In: Dietary Reference Intake for Vitamin A, Vitamin K, Arsenic, Boron, Chromium, Cooper, Iodine, Iron, Manganese, Molybdelum, Nickel Silicon, Vanadium, and Zinc. Food and Nutrition Boad. Institute of Medicine. National Academy Press. Washington DC: 442-501.

  14. IOM (2001) Zinc. In: Dietary Reference Intake for Vitamin A, Vitamin K, Arsenic, Boron, Chromium, Cooper, Iodine, Iron, Manganese, Molybdelum, Nickel Silicon, Vanadium, and Zinc. Food and Nutrition Boad. Institute of Medicine. National Academy Press. Washington DC:442-501.

  15. IOM (2002) Dietary Reference Intake for Energy, Carbohydrates, Fiber, Fat, Protein and Amino Acids (Macronutrients). Food and Nutrition Boad. Institute of Medicine. National Academy Press. Washington DC.

  16. IOM (2002) Dietary Reference Intake for Vitamin C, Vitamin E, Selenium, and Carotenoid. Food and Nutrition Boad. Institute of Medicine. National Academy Press. Washington DC.

  17. MPH Thailand (2003) Dietary Reference Intake for Thais. Nutrition Division, Department of Health. Ministry of Public Health.

  18. Muhilal (1998) Indonesian Recommended Dietary Allowance. Nutr Rev 56 (4):SI9-S20.

  19. NCCFN (2005) Recommended Nutrient Intakes for Malaysia. A report of the Technical Working Group on Nutritional Guidelines. National Coordinating Committee on Food and Nutrition. Ministry of Health Malaysia, Putrajaya.

  20. Tee E.S. & Florentino, R. F. (2005) Recommended dietary allowances (RDA) Harmonixation in Southeast Asia. International Life Sciences Institute, Singapore.

  21. Yon. B. A.& Johnson R. K. (2005) US and Canadian Dietary Reference Intakes (DRIs) for the macronutrients, energy and physical activity. Nutrition Bulletin, Vol. 30, No 2:176 (6).

  22. Whitnmire SJ (2000) Water, Electrolites and Acid-Base Balance. In: Mahan & Escott-Stump, eds Krause’s. Food, Nutrition and Diet Therapy. 10th Ed. W.B. Saunders Company, USA:159-160.

  23. Guthrie HA and Picciano MF (ed). (1995) Water and Electrolites. In: Human Nutrition. Mostby-Year Book Inc., St Louie Misouri:261-284.

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương