NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai


VIII. TóM TắT NHU CầU DINH DƯỡNG KHUYếN NGHị CHO TRẻ EM Và Bà Mẹ VIệT NAM



tải về 1.69 Mb.
trang8/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15

VIII. TóM TắT NHU CầU DINH DƯỡNG KHUYếN NGHị CHO TRẻ EM Và Bà Mẹ VIệT NAM

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ em và bà mẹ Việt Nam hiện nay có thể được tóm tắt cho dễ nhớ như sau:



1. Đối với trẻ em

Trẻ em từ khi sinh đến vị thành niên: do yêu cầu phát triển cơ thể, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng được tính toán riêng theo nhóm tuổi và giới.



2. Đối với các bà mẹ

  • Protein nên chiếm 12-14% năng lượng tổng số.

  • Lipid chung nên chiếm 18-25% năng lượng tổng số; nhu cầu đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và các bà mẹ cho con bú nhu cầu lipid có thể tăng lên, nhưng không quá 30% năng lượng tổng số.

  • Glucid giảm đi, chỉ nên chiếm từ 61 đến tối đa 70% năng lượng tổng số.

  • Đáp ứng hợp lý nhu cầu các chất khoáng và các vi chất dinh dưỡng.

  • Quan tâm tới nhu cầu chất xơ.

  • Thoả mãn nhu cầu các chất đa khoáng, nước và các chất điện giải.

PHầN THứ BA

DINH DƯỡNG Và CHĂM SóC HợP Lý
Để BảO Vệ, NÂNG CAO SứC KHOẻ Bà Mẹ Và TĂNG TRƯởNG TRẻ EM VIệT NAM


I. THế NàO Là MộT CHế Độ ĂN UốNG HợP Lý

Theo giáo sư Từ Giấy (Bác sỹ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động), “ăn uống là một nhu cầu hàng ngày của đời sống, đồng thời là cơ sở của sức khoẻ; Ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì mới phát triển tốt cả thể lực và trí tuệ; giúp gia đình đạt được ước mơ là con cái khoẻ mạnh, thông minh học giỏi, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn tinh hoa của nòi giống; xã hội phát triển”.

Để có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe, mọi người cần thực hiện “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và tham khảo về số lượng các thực phẩm tiêu thụ từ “Tháp dinh dưỡng cân đối” giai đoạn 2006-2010.

A. 10 LờI KHUYÊN DINH DƯỡNG HợP Lý GIAI ĐOạN 2006-2010

(Ban hành theo quyết địnhsố 05/2007/QĐ-BYT, ngày 17 tháng 01 năm 2007 của Bộ Y tế)


  1. Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món.

  2. Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong trong 6 tháng đầu. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng.

  3. Ăn thức ăn giầu đạm với tỷ lệ cân đối giữa nguồn thực vật và động vật, nên tăng cường ăn cá.

  4. Sử dụng chất béo ở mức hợp lý, chú ý phối hợp giữa dầu thực vật và mỡ động vật.

  5. Sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với mỗi lứa tuổi.

  6. Không ăn mặn, sử dụng muối iốt trong chế biến thức ăn.

  7. Ăn nhiều rau, củ, quả hàng ngày.

  8. Lựa chọn và sử dụng thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn. Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.

  9. Uống đủ nước chín hàng ngày, hạn chế rượu, bia, đồ ngọt.

  10. Thực hiện nếp sống năng động, hoạt động thể lực đều đặn, duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không hút thuốc lá.

B. THáP DINH DƯỡNG CÂN ĐốI 2006-2010

Số lượng thực phẩm theo khuyến nghị của CHIếN LƯợC QUốC GIA DINH DƯỡNG 2001-2010 - VIệN DINH DƯỡNG - Bộ Y Tế là như sau:






C. áP DụNG TRONG THựC Tế ĂN UốNG HàNG NGàY

Trên thực tế, 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lý và tháp dinh dưỡng cân đối nhấn mạnh các nội dung chính sau đây:

1. Ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau.

2. Bảo vệ chất lượng và an toàn vệ sinh của thức ăn.

3. Ăn đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

4. Duy trì nếp sống năng động và lành mạnh.

Câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là cần phải làm như thế nào để thực hiện ăn uống đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng?

1. Làm thế nào để có thể ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm

1.1. Cần hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm dùng làm thức ăn hàng ngày

Bữa ăn của nhân dân ta hiện nay không còn do nhà nước cung cấp theo định lượng mà là do mức thu nhập của bản thân hoặc gia đình và nguồn cung cấp trên thị trường, cho nên mọi người cần có những hiểu biết tối thiểu về dinh dưỡng.

Trước kia người ta chỉ phân loại thực phẩm thành 4 nhóm chính: nhóm lương thực chủ yếu cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp protein/chất đạm, nhóm cung cấp lipid/chất béo và nhóm cung cấp các chất khoáng và vitamin. Hiện nay, theo các tổ chức: Y tế Thế giới, UNICEF và Hoa Kỳ, có thể phân loại các thực phẩm theo 8 nhóm sau đây:


  • Nhóm 1. Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn... đây là nguồn cung cấp glucid/chất bột, đường cung cấp đại bộ phận năng lượng cho cơ thể.

  • Nhóm 2. Nhóm hạt các loại: đậu, đỗ, vừng, lạc...

  • Nhóm 3. Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

  • Nhóm 4. Nhóm thịt các loại, cá và hải sản

  • Nhóm 5. Nhóm trứng các loại và sản phẩm của trứng

Các thực phẩm trong các nhóm từ 2 đến 5 là nguồn cung cấp protein/chất đạm.

  • Nhóm 6. Nhóm củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua... hoặc rau tươi có màu xanh thẫm.

  • Nhóm 7. Nhóm rau củ quả khác như su hào, củ cải...

Các thực phẩm trong nhóm 6 và nhóm 7 là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ.

  • Nhóm 8. Nhóm dầu ăn, mỡ các loại: Là nguồn cung cấp lipid/chất béo.

Sau đây là giá trị dinh dưỡng của 8 nhóm thực phẩm.

Nhóm 1. Lương thực:

Nhóm lương thực gồm các loại: gạo, mì, ngô, khoai, sắn... và các sản phẩm chế biến như bánh đa, mì sợi, miến, mì ống, mì ăn liền... được xếp vào nhóm thức ăn cơ bản hay lương thực vì là nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp đại bộ phận năng lượng của khẩu phần. Ngoài chất glucid, trong gạo, mì, ngô còn có chất đạm. Hiện nay nhân dân Việt Nam vẫn ăn cơm (gạo) là chủ yếu. Gạo chiếm tới hơn 70% năng lượng của bữa ăn. Cần đa dạng hoá khẩu phần lương thực. ở thành phố ngoài gạo còn có bánh mì, mì sợi. ở nông thôn ngoài gạo còn có ngô, khoai. Khoai sọ chấm muối vừng có thể là món ăn thích hợp với người nhiều tuổi muốn ăn bớt cơm để không bị quá béo và phòng táo bón.

Gạo và lương thực khác chỉ nên chiếm 65% năng lượng của khẩu phần, trung bình một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 400 gam/ngày.

Nhóm 2. Đậu, lạc, vừng và các sản phẩm chế biến:

Các loại đậu, lạc vừng có nhiều chất đạm. Đậu xanh, đậu đen có thể dùng nấu trộn với gạo nếp, gạo tẻ. Đặc biệt đậu nành còn gọi là đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao lại ngon, có thể chế biến ra nhiều loại thức ăn như sữa đậu nành, đậu phụ, tương (có thể chế biến món tương vừa làm làm món ăn, vừa làm nước chấm), chao, vừa giàu đạm lại có nhiều acid béo không no. Mỗi năm trong tương lai, cần sản xuất bình quân đầu người 10kg đậu tương để chế biến ra các món ăn thay thế được một phần thịt sữa, nguồn động vật.



Nhóm 3. Sữa các loại và các sản phẩm từ sữa:

Cũng như thịt, cá, trứng, sữa là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa mẹ là thức ăn quý, bổ và phù hợp nhất đối với trẻ em, cho nên ít nhất trong sáu tháng đầu sau khi sinh các bà mẹ chỉ nuôi con bằng sữa mẹ. Nhà nước ta đã nghiêm cấm việc quảng cáo các loại sữa có giá trị thay thế sữa mẹ. Từ tháng thứ 7 tức là khi trẻ tròn 180 ngày tuổi bắt đầu cho trẻ ăn sam, có thể bổ sung một phần sữa bò, sữa trâu, sữa dê cũng như trứng, thịt, rau xay nhỏ.

Đối với phụ nữ sinh đẻ nhiều, xương dễ bị xốp, dễ gẫy, nếu có điều kiện nên bổ sung thêm sữa, vì sữa có nhiều calci.

Nhóm 4. Trứng và các sản phẩm:

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhất nhưng có nhược điểm là chứa nhiều cholesterol, nên cần ăn có mức độ. Mỗi tuần trung bình 2-3 quả.



Nhóm 5. Thịt các loại, cá và hải sản

Thịt các loại:

Thịt có có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều acid amin quý ở tỷ lệ cân đối. Đặc biệt ở thịt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ cho nên có một lượng thịt ăn hàng ngày là cần thiết. Tuy nhiên, trong thịt lại có nhiều mỡ, nhiều acid béo no, nhất là ở thịt lợn. Hơn nữa trong quá trình tiêu hoá, thịt tạo ra nhiều chất độc, nếu không nhanh chóng được bài tiết ra ngoài cơ thể hoặc nếu do táo bón chẳng hạn, các chất độc này sẽ được hấp thụ vào cơ thể, gây ngộ độc trường diễn. Vì vậy, chỉ ăn thịt ở mức vừa phải, trung bình khoảng 1,5kg/người/tháng, trong đó nên ăn nhiều thịt gia cầm.



Cá và hải sản:

Là loại thức ăn dễ tiêu hoá có giá trị dinh dưỡng cao. Cá và hải sản có nhiều acid amin và acid béo quý. Trong chất béo của cá có nhiều loại acid béo không no có vai trò trong phòng bệnh vữa xơ động mạch cho nên cần khuyến khích các gia đình tối thiểu mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá. Vì nhân dân ta chưa có thói quen dùng sữa nên nguồn thức ăn giàu calci đang bị hạn chế, do đó cần khuyến khích kho cá nhừ ăn cá cả xương để có thêm calci. Nên có kế hoạch ăn cá nhiều hơn ăn thịt, mỗi người trung bình nên tiêu thụ 2,5kg cá/tháng.



Nhóm 6. Nhóm củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ hoặc rau tươi có màu xanh thẫm:

Nhóm củ quả có màu vàng, màu da cam, màu đỏ như cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua... hoặc rau tươi có màu xanh thẫm, đặc biệt nước ta còn có các loại rau gia vị. Các loại rau gia vị rất giàu vitamin, chất khoáng, kháng sinh thực vật và hương liệu kích thích ăn ngon miệng. Nước ta có một vườn rau gia vị rất phong phú (rau thơm): rau mùi, rau húng, kinh giới, tía tô, mùi tàu, thìa là, rau ngổ, rau răm, hành hoa, hẹ, xương sông, mơ lông, mơ tam thể, giấp cá...; ngoài rau gia vị còn có các củ gia vị: hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ; cho nên thêm màu sắc, hương vị và nhiều chất bổ dưỡng đối với cơ thể. Nên trồng nhiều rau gia vị để ăn sống nhưng phải trồng sạch, đặc biệt là không được bón, tưới bằng phân tươi.



Nhóm 7. Rau, rễ, củ quả và quả chín các loại:

Các loại rễ củ quả làm rau ăn là nguồn cung cấp vitamin và các chất khoáng. Cần chú ý ăn nhiều các loại rau lá xanh sẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay... vì có chứa nhiều beta caroten là chất có khả năng phòng chống ung thư, chất xơ giúp đề phòng táo bón. Mức cần đảm bảo 300 gam rau/người/ngày, 10kg/người/tháng.

Quả chín: cũng như rau, nên ăn hàng ngày vì là nguồn cung cấp vitamin và các chất khoáng, rất cần cho chuyển hoá bình thường của cơ thể, góp phần tạo ra các chất chống oxy hoá, chất xơ đề phòng táo bón. Do hệ sinh thái VAC phát triển, nhiều vùng đã trồng nhiều cây ăn quả nên thị trường đã có nhiều quả chín ngon, chất lượng giá rẻ hơn. Hiện nay, mức tiêu thụ quả chín của nhân dân ta đã và còn sẽ tăng lên là đáng khuyến khích.

Nhóm 8. Dầu/mỡ và bơ:

Hiện nay, trong bữa ăn của nhân dân ta lượng chất béo đã được cải thiện. Cần tăng cường thêm chất béo trong bữa ăn nhưng nên ăn có mức độ và chú ý sử dụng nhiều dầu thực vật – dầu lạc, dầu vừng, dầu ngô, dầu đậu tương và dầu nhập nội, dầu hướng dương, dầu ôliu, vì trong dầu thực vật có nhiều acid béo không no có tác dụng đề phòng bệnh vữa xơ động mạch. Trong dầu còn có nhiều vitamin E chống oxy hoá. Thực tế ở nước ta, tại các thành phố đã có thói quen ăn dầu nhưng cũng cần sử dụng cân đối với cả mỡ. Nên ăn dầu mỡ có mức độ, không vượt quá 25% năng lượng bữa ăn. Trung bình khoảng 600 gam dầu mỡ cho 1 người/tháng. Mỗi gia đình nên chuẩn bị các món ăn vừng, lạc, chế biến sẵn ăn dần trong tuần để làm thức ăn bổ sung thêm cho bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra trong các bữa ăn chúng ta còn sử dụng các loại muối ăn, nước chấm, đường tinh chế và đồ uống có đường:

Muối

Muối cần được tiêu thụ hàng ngày, nhưng thật ra chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh... thì cơ thể chỉ cần dưới 6 gam/ngày. Người ta ăn mặn chủ yếu là do thói quen. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự liên quan giữa lượng muối ăn vào với bệnh tăng huyết áp. Càng ăn mặn, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao, do đó cần hạn chế ăn muối.



Đường

Khi vào cơ thể đường được hấp thụ nhanh vào thẳng máu nên có tác dụng kịp thời trong trường hợp bị hạ đường huyết, hoặc cần nhanh chóng phục hồi sau ốm đau, chống mệt mỏi khi lao động thể lực nặng. Hiện nay, do cơ chế thị trường các địa phương thi nhau sản xuất nước ngọt có ga sẽ dẫn đến nguy cơ cả người lớn và trẻ em lạm dụng đường. Đặc biệt đối với người cao tuổi, ngưỡng bài tiết đường giảm thấp, dùng nhiều đường sẽ làm suy yếu tuyến tuỵ và sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Vì thế cho nên hàng ngày chỉ nên ăn/uống ít đường. Trung bình, một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 20 gam đường tinh chế /ngày, và mỗi tháng chỉ nên dừng ở mức dưới 500 gam.



1.2. Hàng ngày cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm nói trên như thế nào để có dinh dưỡng hợp lý?

Mỗi nhóm thức ăn trên không chỉ có một chất mà thường đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ: gạo, ngoài chất chính là glucid để tạo năng lượng, còn cung cấp một phần protein, vitamin, chất khoáng và chất xơ; vừng, lạc cho nhiều chất béo nhưng đồng thời cũng có hàm lượng protein rất cao... Tuy nhiên, một nhóm đơn độc hoặc bất kỳ một loại thức ăn nào, dù được gọi là tốt hay qúy, cũng không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, để thực hiện lời khuyên “thích thú với các món ăn hỗn hợp” cần phải chú ý:



  • Hàng ngày chúng ta cần ăn những món ăn đa dạng, chế biến hỗn hợp nhiều loại thực phẩm trong tám nhóm kể trên.

  • Không những cần phải có đủ các nhóm thực phẩm, mà các thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng ngày, từng bữa. Từng món ăn cũng cần được chế biến hỗn hợp từ nhiều thực phẩm. Ví dụ: thay vì món bít tết chỉ có thịt bò, có thể làm món thịt bò xào thì sẽ có thịt bò, xúp lơ, xu hào, cà rốt, tỏi tây, rau mùi;... nếu rau muống ăn món luộc thì chỉ có rau, nhưng nếu làm thành món nộm thì ngoài rau muống, sẽ có thêm giá đỗ, đậu phụ sống, vừng, lạc, chanh và rau thơm; cua nấu riêu thì chỉ có cua và cà chua, nhưng nếu nấu canh cua thì ngoài cua còn có khoai sọ, rau muống, rau rút, mướp, bánh đa... Do mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta có thể thêm nhiều chất dinh dưỡng và chất này sẽ bổ sung cho chất kia, ta sẽ có một bữa ăn cân đối, đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng.

Để thực hiện điều này, mỗi ngày cố gắng ăn được tối thiểu 15 loại thức ăn khác nhau trong các nhóm thực phẩm. Muốn có nhiều loại thực phẩm như vậy, trong thực đơn nên chú ý chế biến các món ăn hỗn hợp, ví dụ:

  • Món cơm: có thể trộn thêm ngô, đậu xanh, đậu đen, khoai, sắn.

  • Món canh: cũng là món hỗn hợp như canh cua khoai sọ, rau rút, rau đay.

  • Món rau: có thể là món nộm phối hợp nhiều loại rau, củ, vừng, lạc, chanh ớt và các rau gia vị.

  • Món xào/rán/kho, nấu giàu đạm, béo: có thể làm món giả ba ba có đậu phụ, thịt ba chỉ, chuối xanh, nghệ vàng...

  • Món tráng miệng: cũng có thể ăn nhiều loại quả khác nhau.

  • Nước uống.

2. Nuôi dưỡng trẻ theo nhu cầu dinh dưỡng

Trẻ em (nhất là từ 1 đến 5 tuổi) là thời kỳ phát triển rất nhanh cả về thể lực lẫn trí tuệ, nếu được nuôi dưỡng tốt và chăm sóc hợp lý sẽ khoẻ mạnh, thông minh, ít bị bệnh tật. Trẻ em có rất nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Do đang tuổi lớn và phát triển nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ rất cao. Nếu tính theo trọng lựơng cơ thể thì nhu cầu về các chất dinh dưỡng của trẻ cao hơn người lớn, nhưng do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, trẻ hay bị rối loạn tiêu hoá có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Cho nên cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn nhiều năng lượng và nhiều các chất xây dựng cơ thể như đạm, chất khoáng. Ăn uống tốt giúp cho trẻ lớn, phát triển và hoạt động bình thường cho tới lúc trưởng thành.



a. Năng lượng:

Theo nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho lứa tuổi này, trẻ cần 100KCal/kg/ngày. Từ 1-5 tuổi trẻ thường có cân nặng trung bình từ 9-13kg, như vậy năng lượng cần cung cấp cho trẻ là 900-1300KCal trong một ngày. Trẻ từ 4-5 tuổi cần 1600KCalo/ngày. Nguồn năng lượng này được cung cấp trong bữa ăn hàng ngày của trẻ dưới các dạng bột, cháo, cơm nát, sữa mẹ, sữa bò.



b. Protein/chất đạm:

Chất đạm rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này, nếu thiếu đạm trẻ sẽ còi cọc chậm lớn. Nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất là các loại đạm có nguồn gốc động vật như: thịt, trứng, sữa, cá, tôm... vì chúng có giá trị sinh học cao, chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhất là phát triển não bộ. Trong đạm động vật còn chứa nhiều các vi chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, vitamin A, giúp cho cơ thể trẻ khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Tuy nhiên, nếu phối hợp tốt với đạm có nguồn gốc từ thực vật như: đậu, đỗ, lạc, vừng thì sẽ tạo nên sự cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, giúp trẻ hấp thu và sử dụng đạm tốt hơn.

Nhu cầu chất đạm hàng ngày là 2-2,5g/kg/ngày. Nhu cầu trung bình là 28g/ngày đối với trẻ từ 1-3 tuổi và 36g/ngày đối với trẻ 4-5 tuổi. Tuy chất đạm rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhưng nếu cho ăn quá nhiều cũng không tốt, vì trong cơ thể đạm chuyển hoá thành urê thải qua nước tiểu, sẽ gây gánh nặng cho thận, mặt khác trong quá trình tiêu hoá chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm thối rữa, độc hại. Ăn quá nhiều đạm thường là nguyên nhân gây chứng táo bón ở trẻ. Trong bữa ăn của trẻ, chất đạm chỉ phát huy tác dụng cao khi có đủ năng lượng, nếu khẩu phần ăn đủ đạm nhưng thiếu năng lượng thì trẻ vẫn bị suy dinh dưỡng, đây là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em hiện nay, đặc biệt là ở thành phố, các bà mẹ thường chỉ quan niệm cho trẻ ăn nhiều thịt, cá, trứng sữa là đủ mà không chú ý đến các thức ăn cung cấp năng lượng từ chất bột ngũ cốc và dầu mỡ.

c. Lipid/chất béo:

Dầu mỡ vừa cung cấp năng lượng cao, làm tăng cảm giác ăn ngon miệng lại vừa giúp trẻ hấp thu tốt các loại vitamin tan trong dầu như: vitamin A, D, K, E… rất cần thiết đối với trẻ. Nếu thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hoá và đặc biệt dễ bị quáng gà, khô mắt, viêm loét giác mạc dẫn tới mù lòa. Thiếu vitamin D trẻ sẽ bị còi xương. Nên cho trẻ ăn cả mỡ và dầu, nhất là các loại mỡ gia cầm như mỡ gà, ngan, vịt có chứa nhiều các loại acid béo chưa no cần thiết như acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ, nhất là não bộ. Mỗi bữa ăn trẻ cần từ 1-2 thìa dầu mỡ, khoảng 20-40g dầu mỡ một ngày.



d. Các chất khoáng:

ở lứa tuổi này chất khoáng rất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng, tạo máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể, những chất khoáng quan trọng là: calci, phospho, sắt, kẽm…



  • Nhu cầu về calci: một ngày trẻ cần từ 500-600mg. Calci có nhiều trong sữa và các loại nhuyễn thể như: tôm, cua, trai, ốc… phospho có nhiều trong trứng, các loại ngũ cốc. Phải có một tỉ lệ thích hợp giữa calci và phospho thì trẻ mới hấp thu và sử dụng tốt hai loại chất khoáng này. Tỉ lệ giữa calci phospho trung bình từ 1/1,5-1/1,8. Sự hấp thu và chuyển hoá calci, phospho trong cơ thể được điều hoà bởi vitamin D. Vitamin D có rất ít trong thức ăn nhưng dưới da lại có rất nhiều tiền vitamin D, dưới tác dụng cuả tia cực tím trong ánh nắng mặt trời buổi sáng, tiền vitamin D dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Như vậy, ngoài việc cho trẻ ăn uống đầy đủ cần phải cho trẻ tắm nắng.

  • Chất sắt rất cần cho sự tạo máu, sắt còn tham gia vào nhiều thành phần các men quan trọng trong cơ thể. Nhu cầu sắt hàng ngày ở lứa tuổi này từ 6-7mg. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như: gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng, đây là nguồn sắt có giá trị sinh học cao; ngoài ra sắt còn có trong các loại đậu đỗ và rau có màu xanh đậm như rau muống, rau ngót… tuy giá trị sinh học không cao nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, cần cho trẻ ăn cả thức ăn động vật, thưc vật để đảm bảo đủ nhu cầu sắt cho cơ thể.

  • Kẽm là một vi chất dinh dưỡng tham gia vào cấu trúc enzym, điều hoà hoạt động của các phản ứng sinh học, nhất là sinh tổng hợp protein ảnh hưởng đến các quá trình tăng trưởng, tiêu hoá, miễn dịch. Thiếu kẽm trẻ sẽ chậm lớn còi cọc, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, hô hấp, nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần, ngoài ra trẻ còn hay bị nôn trớ, rối loạn giấc ngủ. Nhu cầu về kẽm ở trẻ từ 1-3 tuổi là 10mg/ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như: hải sản; trai, hến, sò huyết, thịt, cá và một số loại ngũ cốc, nhưng kẽm trong thức ăn nguồn thực vật có giá trị sinh học thấp hơn so với kẽm trong các loại thức ăn từ nguồn động vật.

e. Các vitamin:

Lứa tuổi này trẻ cần tất cả các loại vitamin, nhưng các vitamin quan trọng nhất là: vitamin A, D, C. Các vitamin này giúp cho việc phát triển xương, răng, tạo máu, tăng sức đề kháng chống đỡ bệnh tật. Nhu cầu về viatamin A: 400 mcg/ngày, vitamin D: 400-500UI/ngày, vitamin C: 35-45mg/ngày. Vitamin A có nhiều trong các thức ăn động vật như: trứng, gan… và dạng tiền vitamin A có trong các loại quả, củ màu vàng, đỏ, da cam: gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài và các loại rau có màu xanh thẫm như: rau ngót, rau mồng tơi, rau muống… các loại rau quả này lại chứa nhiều vitamin C. Vì vậy, để đảm bảo đủ nhu cầu vitamin cần cho trẻ ăn rau quả hàng ngày.



3. áp dụng nhu cầu dinh dưỡng trong nuôi dưỡng trẻ từ khi sinh ra đến 18 tuổi

3.1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Từ ngàn đời nay, các bà mẹ Việt Nam đều mong muốn nuôi con bằng chính dòng sữa của mình, đó là điều phù hợp với tập quán nuôi con và đúng khoa học. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất đối với trẻ trong năm đầu đời. Sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, phù hợp nhất với yêu cầu phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu, do đó cần thúc đẩy NUÔI CON BằNG SữA Mẹ. Hiện nay, các tổ chức quốc tế như WHO, UNICEF đều khuyến nghị cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ sớm, ngay trong nửa giờ đầu sau khi sinh. Trong 6 tháng đầu (từ lúc sinh ra đến tròn 179 ngày) chỉ cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ, nghĩa là ngoài sữa mẹ không cho trẻ ăn uống gì thêm. Từ tháng thứ 7 bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung cùng với tiếp tục cho con bú càng nhiều càng tốt. Nên cho trẻ bú kéo dài tới 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng tuổi.



a. Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em trong năm đầu của cuộc đời ?

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh nhiễm khuẩn nhất là tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh. Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, chàm/eczema.

Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế, không mất tiền mua. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó tình cảm mẹ con, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hoà của đứa trẻ.

Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ và làm giảm tỷ lệ ung thư vú, tử cung.



b. Cách cho con bú

Nhiều bà mẹ sau khi sinh thường chỉ cho con bú khi bầu vú căng sữa, người ta quen gọi là sữa xuống hoặc “sữa về”, như vậy là không đúng vì càng chờ sữa càng xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Sữa mẹ được tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Do đó người mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Tốt nhất là cho trẻ bú ngay trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng được nhiều bệnh và phát triển khỏe mạnh. Động tác bú của trẻ có tác dụng gây phản xạ co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. ở những bà mẹ ít sữa nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang bên vú kia.

Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc, thìa.

Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:

Không cai sữa quá sớm, khi trẻ chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.

Không nên cai sữa đột ngột dễ làm trẻ quấy khóc, biếng ăn.

Không cai sữa khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị tiêu chảy.

Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau, quả...



c. Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì ngay trong thời kỳ có thai người mẹ cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10- 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn uống đầy đủ và ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn của người mẹ cần tăng về số lượng và bổ dưỡng hơn về chất lượng so với mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm một vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau, đậu. Nên ăn thêm nhiều quả chín để có đủ vitamin, các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ... thường có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì có thể làm sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là nước cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày từ 1,5-2 lít).

Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, cảm xúc buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.



d. Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đã không được bú đủ sữa mẹ

Có hai dấu hiệu chắc chắn chứng tỏ trẻ đã không được bú đủ sữa mẹ:



  • Cân nặng tăng dưới 500g/tháng. Kiểm tra sự tăng cân của trẻ, bình thường trong 6 tháng đầu, mỗi tháng trẻ phải tăng cân ít nhất là 500g hoặc 125g/tuần. Đối với trẻ sơ sinh trong tuần đầu sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý, nếu trẻ không nhận đủ sữa thì cân của trẻ ở tuần thứ hai thấp hơn cân nặng lúc đẻ.

  • Trẻ đi tiểu ít, nước tiểu cô đặc - theo dõi nước tiểu, nếu trẻ đi tiểu ít hơn 6 lần một ngày, nước tiểu cô đặc là trẻ không nhận đủ sữa.

Nguyên nhân trẻ không nhận đủ sữa thường là do cách ngậm bắt vú sai hoặc không cho trẻ bú thường xuyên.

3.2. Cho trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi ăn bổ sung hợp lý

Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ, nhưng đến một tháng tuổi nhất định (sau 6 tháng tuổi), vì sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng lớn lên của trẻ nên trẻ cần được ăn bổ sung. Để trẻ phát triển tốt, khoẻ mạnh và thông minh cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

a. Ăn bổ sung hợp lý là gì?

Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam/ăn dặm) là ăn uống thêm ngoài bú sữa mẹ.



Ăn bổ sung hợp lý là gì? Là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ như: bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt, cá, tôm,... theo đúng độ tuổi, đủ về số lượng, chất lượng, cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.

b. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?

  • Như trên đã nói, trong vòng 6 tháng đầu (tức là từ khi trẻ được sinh ra đến 179 ngày) chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ, trong trường hợp người mẹ thiếu sữa hoặc phải đi làm thì cho trẻ ăn các loại sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng hoặc sữa đậu nành.

  • Từ tháng thứ 7 trở đi (tức là từ tròn 180 ngày trở đi), ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác

c. Nguyên tắc ăn bổ sung:

  • Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và nhất thiết phải tập cho trẻ ăn quen với những thực phẩm mới.

  • Số lượng thức ăn và số lần cho ăn tăng dần theo tháng tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị của trẻ.

  • Sử dụng đa dạng các nhóm thực phẩm sạch, tươi và chế biến bảo quản hợp lý.

  • Tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển

  • Dụng cụ chế biến sạch, rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến và cho trẻ ăn.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.

  • Không nên cho trẻ ăn mì chính.

  • Không cho trẻ ăn bánh kẹo/uống nước ngọt trước bữa ăn.

  • Tất cả các loại thức ăn tươi, sạch, giàu dinh dưỡng mà người lớn ăn hàng ngày đều có thể cho trẻ ăn được, trừ rượu, bia và các loại gia vị chua, cay.

  • Trẻ nhỏ không cần kiêng dầu, mỡ, rau xanh, cá, tôm, cua, trứng, thịt... vì một lượng nhỏ các loại thức ăn này cũng giúp cho trẻ khoẻ mạnh.

  • Phải đa dạng hoá trong bữa ăn bổ sung của trẻ, đó chính là phương pháp tô màu bát bột, làm cho bát bột của trẻ có màu sắc của các loại thực phẩm:

  • Màu xanh của rau (rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền...).

  • Màu vàng của trứng, cà rốt, bí đỏ và các loại thức ăn có màu vàng, màu da cam.

  • Màu nâu của thịt, cá, tôm, cua, lươn, nhộng, lạc, vừng...

  • Trong một ngày, thậm chí trong một bữa ăn trẻ phải được ăn đủ 8 nhóm thực phẩm như đã nêu trên.

Số bữa ăn của trẻ ăn bổ sung hợp lý:

  • Trong ăn bổ sung hợp lý số bữa ăn của trẻ phải phù hợp với từng tháng tuổi:

  • 7 tháng: bú mẹ là chính + 1 - 2 bữa bột loãng đặc dần lên và nước quả

  • 8 - 9 tháng: bú mẹ + 2 - 3 bữa bột đặc (10%) + nước quả hoặc hoa quả nghiền.

  • 10 - 12 tháng: bú mẹ + 3 - 4 bữa bột đặc (15%) + hoa quả nghiền

  • Không chỉ số bữa phù hợp với tháng tuổi, mà lượng các chất dinh dưỡng trong mỗi ngày cũng phải phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Hiện nay, nhất là ở các thành phố lớn, xu hướng các bà mẹ thường cho con ăn quá nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa..), nhưng lại thiếu chất bột đường (gạo, mì, khoai, bún, phở) và rau quả.

3.4. Một số ví dụ cụ thể về thực đơn từng ngày cho trẻ em từ lúc bắt đầu ăn bổ sung đến 18 tuổi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương