NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai



tải về 1.69 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15


PGS. TS. Phạm Văn Hoan

PGS. TS. Lê Bạch Mai

ĂN UỐNG THEO NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM VIỆT NAM

(Sách tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng)

NHà XUấT BảN Y HọC

Hà NộI, 2009


Chủ biên:

PGS. TS. Phạm Văn Hoan


Tham gia biên soạn:

PGS. TS. Phạm Văn Hoan

PGS. TS. Lê Bạch Mai


LờI NóI ĐầU

Có thể nói Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng kép về dinh dưỡng: một mặt ,chúng ta đã và đang cố gắng hạ thấp và tiến tới thanh toán các bệnh tật do thiếu dinh dưỡng gây ra như suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng, còi xương, khô mắt và mù lòa do thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, các rối loạn do thiếu iod; … mặt khác, chúng ta đang triển khai nhiều hoạt động nhằm chủ động dự phòng và xử trí các bệnh tật gây ra do thừa dinh dưỡng, hoạt động thể lực và lối sống như thừa cân - béo phì, hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng, như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư, ... Việc thực hiện ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng được coi là một biện pháp then chốt để giảm bớt gánh nặng kép về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cộng đồng, gia đình và cá thể.

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của nhân dân trong bối cảnh chuyển tiếp về kinh tế, biến đổi mô hình ăn uống, bệnh tật và tử vong ở nước ta hiện nay, cuốn sách “ĂN UốNG THEO NHU CầU DINH DƯỡNG CủA Bà Mẹ Và TRẻ EM VIệT NAM được biên soạn dựa trên các cơ sở pháp lý và căn cứ khoa học cơ bản cập nhật nhất trên thế giới, khu vực và trong nước. Các thông tin dữ liệu trình bày trong cuốn “ĂN UốNG THEO NHU CầU DINH DƯỡNG CủA Bà Mẹ Và TRẻ EM VIệT NAMđược chọn lọc kỹ lưỡng từ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của FAO/WHO 1985, FAO/WHO/UNU 2004, WHO, khu vực Đông Nam á 2006, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt Nam 2007, kèm theo các hướng dẫn áp dụng cho phù hợp với điều kiện nông thôn và thành thị Việt Nam.

Hai nhóm đối tượng chính của sách là các bà mẹ và trẻ em Việt Nam, gồm chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi) và trẻ em từ khi mới sinh ra đến hết tuổi vị thành niên (0-18 tuổi). Cuốn sách đưa ra các thực đơn cụ thể đã được kiểm chứng là có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, các bà mẹ đang nuôi con bú, trẻ sơ sinh thấp cân, trẻ không được bú sữa mẹ, trẻ đang bị suy dinh dưỡng và trẻ có nguy cơ bị nhiễm HIV cao.

Hy vọng, cuốn “ĂN UốNG THEO NHU CầU DINH DƯỡNG CủA Bà Mẹ Và TRẻ EM VIệT NAM sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe của bà mẹ và trẻ em Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Chắc chắn rằng cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất hân hạnh nhận được nhiều góp ý chân thành của bạn đọc.



Các Tác Giả


CáC CHữ VIếT TắT

CHCB

Chuyển hoá cơ bản

BMI

Chỉ số khối cơ thể

NCTBƯT

Nhu cầu trung bình ước tính (EAR)

FAO

Tổ chức nông nghiệp và thực phẩm của Liên hợp quốc

FNB

Hội đồng dinh dưỡng và thực phẩm Hoa Kỳ

HIV/AIDS

Người bị nhiễm vi rút gây giảm miễn dịch/bệnh giảm miễn dịch

HSNCNL

Hệ số nhu cầu năng lượng

IOM

Viện Y học Hoa Kỳ

IZINCG

Nhóm chuyên gia dinh dưỡng quốc tế về kẽm

IU

Đơn vị quốc tế

NCDDKN

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

NCHS

Trung tâm thống kê Y tế quốc gia của Hoa Kỳ

NPU

Hệ số sử dụng protein

NRC

Trung tâm nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ

PEM

Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng

P:L:G

Tỷ trọng (%) năng lượng do protein, lipid và glucid cung cấp

SEA-RDAs

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Đông Nam á

SD

Độ lệch chuẩn

UNICEF

Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc

UL

Giới hạn tiêu thụ tối đa

UNU

Đại học Tổng hợp Liên hợp quốc

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

MụC LụC


PHầN THứ NHấT



CáC ĐịNH NGHĩA Và CƠ Sở KHOA HọC

1. Các định nghĩa

1.1. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị là gì?

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (NCDDKN) trong tiếng Anh là Recommended Dietary Allowances (RDAs) (WHO/SEA-RDA, 2005) theo y văn và dinh dưỡng học quốc tế được định nghĩa là:



Mức tiêu thụ năng lượng và các chất dinh dưỡng được coi là đầy đủ để duy trì sức khoẻ và sự sống của mọi cá thể bình thường trong một quần thể dân cư.

1.2. Định nghĩa và cách xác định tháng và năm tuổi của trẻ:

Chúng ta cần thống nhất hai điểm chính sau đây:



  • Tuổi của trẻ từ khi sinh ra đến 18 tuổi được tính bằng tháng hoặc năm tuổi.

  • Xác định tháng tuổi và năm tuổi của trẻ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

a) Xác định tháng tuổi của trẻ như sau:

Trẻ 01 tháng tuổi là từ sau khi được sinh ra đến 29 ngày.

02 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 01 tháng cộng với 29 ngày.

03 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 02 tháng cộng với 29 ngày.

04 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 03 tháng cộng với 29 ngày.

05 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 01 tháng cộng với 29 ngày.

06 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 05 tháng cộng với 29 ngày, tức là 179 ngày tuổi.

07 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 06 tháng (tức là 180 ngày tuổi) cộng với 29 ngày, v.v.

12 tháng tuổi là từ khi trẻ tròn 11 tháng cộng với 29 ngày.

Như vậy một trẻ 6 tháng tuổi là khi nó được 179 ngày và khi ở trong khoảng thời gian từ lúc được sinh ra cho đến 179 ngày, trẻ được coi là dưới 6 tháng tuổi.



b) Cách xác định năm tuổi của trẻ:

Trẻ dưới 01 tuổi là từ khi trẻ được sinh ra tới 11 tháng 29 ngày tuổi.

Trẻ 01 tuổi là từ khi trẻ tròn 12 tháng tuổi đến 23 tháng 29 ngày.

Trẻ 02 tuổi là từ khi trẻ tròn 24 tháng tuổi đến 35 tháng 29 ngày. (Trẻ dưới 2 tuổi tức là dưới 24 tháng tuổi).

Trẻ 03 tuổi là từ khi trẻ tròn 36 tháng tuổi đến 47 tháng 29 ngày.

Trẻ 04 tuổi là từ khi trẻ tròn 48 tháng tuổi đến 59 tháng 29 ngày.

Trẻ 05 tuổi là từ khi trẻ tròn 60 tháng tuổi đến 71 tháng 29 ngày. (Trẻ dưới 5 tuổi tức là dưới 60 tháng tuổi).

Trẻ 06 tuổi là từ khi trẻ tròn 72 tháng tuổi đến 84 tháng 29 ngày.



c) Trẻ em tuổi vị thành niên:

Theo quy định hiện nay, trẻ em từ 10 đến 18 tuổi được coi là trẻ vị thành niên.



1.3. Định nghĩa bú sữa mẹ hoàn toàn

Bú sữa mẹ hoàn toàn là trẻ chỉ bú mẹ, mà không ăn/uống thêm bất cứ một loại thức ăn/đồ uống nào khác, trừ thuốc (khi trẻ bị bệnh/ốm).

Thời gian bú sữa mẹ hoàn toàn là trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh (tức là từ khi trẻ được sinh ra cho đến khi được 6 tháng tuổi hay 179 ngày).

1.4. Định nghĩa ăn bổ sung hợp lý

a.Thế nào là ăn bổ sung?

Ăn bổ sung (hay còn gọi là ăn sam/ăn dặm) là ăn/uống thêm các thức ăn/đồ uống khác (như bột, cháo, cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt, cá, tôm,… ) ngoài bú sữa mẹ.



b. Thế nào là ăn bổ sung hợp lý?

Ăn bổ sung hợp lý là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài bú sữa mẹ theo đúng độ tuổi (từ tháng thứ 7 trở đi, tức là từ tròn 179 ngày trở đi); đủ về số lượng, chất lượng; cân đối giữa thành phần các chất dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong tính toán xác định NCDDKN

Theo FAO/WHO 2004, nhu cầu ăn vào (nutrient intakes) tương đương với mức nhu cầu trung bình ước tính (Estimated Average Requyrements - EARs) để đảm nhu cầu cho 50% cá thể bình thường trong một quần thể dân cư. Trong khi đó, NCDDKN tương đương với mức nhu cầu trung bình ước tính cộng với 2 độ lệch chuẩn (EARs + 2SD), hay nói cách khác, nhu cầu khuyến nghị là nhu cầu đảm bảo cho 97,5% các cá thể trong quần thể khỏe mạnh. Mức nhu cầu này được tính theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý, hoặc trong một hệ số biến thiên (a coefficient of variation - CV) để đảm bảo nhu cầu cho hầu hết (97,5%) các cá thể trong một quần thể dân cư bình thường nào đó theo lứa tuổi và giới, trừ năng lượng (NL) do sự giao động lớn của đặc điểm sinh thể, hoạt động trong cùng một cộng đồng.

Như vậy NCDDKN theo FAO/WHO (2004) là một khoảng giao động từ mức nhu cầu trung bình ước tính (EARs) đến giới hạn tiêu thụ tối đa (UL) để đề phòng cả thiếu và thừa dinh dưỡng (hình 1).

Đây là giá trị có thể tính được từ nhu cầu trung bình ước tính (NCTBƯT) hay Estimated Average Requyrements (EARs) được thể hiện giá trị trung bình của nhu cầu dinh dưỡng mà một nhóm người bình thường theo tuổi và giới cần phải đảm bảo để duy trì tình trạng dinh dưỡng tốt.





Hình 1. Cơ sở khoa học để xác định nhu cầu dinh dưỡng theo FAO/WHO (2004).

Nguồn: Vitamin and mineral requyrement in human nutrition. 2nd edition (2004). Joint FAO/WHO expert consultation on human Vitamin and mineral requyrement. Printed in China by Sun Fung: 3.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và FAO/UNU, trên thực tế NCDDKN giao động trong khoảng nhu cầu trung bình ước tính cộng với 2 độ lệch chuẩn (SD) của chính nó. Đây là giới hạn tiêu thụ vừa an toàn, vừa đáp ứng được nhu cầu các chất dinh dưỡng của hầu hết (97,5%) các cá thể theo từng nhóm tuổi và giới.



Nhu cầu các chất dinh dưỡng khuyến nghị:

Nhu cầu khuyến nghị được tính theo công thức sau đối với tất cả các chất dinh dưỡng, trừ năng lượng:




NCDDKN = NCTBƯT + 2 SD

Trong đó:

NCTBƯT là mức nhu cầu tiêu thụ trung bình.

SD (Standard Deviation) là độ lêch chuẩn của mức tiêu thụ trung bình ước tính.



Nhu cầu năng lượng khuyến nghị (NCNLKN):

Riêng nhu cầu năng lượng khuyến nghị chỉ được tính bằng đúng nhu cầu năng lượng trung bình ước tính (NCNLKN = NCTBƯT) mà không cộng thêm 2SD. Bởi vì, nếu cứ thường xuyên tiêu thụ năng lượng cao hơn trung bình thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân - béo phì.

Để tính nhu cầu năng lượng khuyến nghị (NCNLKN) trong một ngày của một người trưởng thành, người ta sử dụng công thức 1 sau đây:

Công thức 1:


A = B x C

Trong đó:

A: Nhu cầu năng lượng cả ngày (KCal).

B: Năng lượng cho chuyển hóa cơ bản một ngày (KCal).

C: Hệ số nhu cầu năng lượng (HSNCNL - MET).

Nhu cầu năng lượng trung bình một ngày cho người Việt Nam trưởng thành theo giới tính và lứa tuổi được tính bằng cách lấy năng lượng chuyển hóa cơ bản nhân với hệ số nhu cầu năng lượng cả ngày theo lứa tuổi và loại lao động.


NCNLKN (Kcal) = NL chuyển hóa
cơ bản (Kcal) x Hệ số NCNL


Cách tính năng lượng chuyển hóa cơ bản:

Năng lượng chuyển hóa cơ bản (CHCB) trong một ngày được sử dụng làm cơ sở cho việc tính toán nhu cầu năng lượng. Năng lượng chuyển hóa cơ bản trong một ngày theo FAO/WHO/UNU (1985), được tính bằng công thức 2 ghi trong bảng 1.



Công thức 2:

Bảng 1. Cách tính năng lượng chuyển hóa cơ bản
dựa vào cân nặng cơ thể

Nhóm tuổi

Năng lượng chuyển hóa cơ bản (KCal/ngày)

Nam

Nữ

0 – 3

60,9 W – 54

61,0 W – 51

3 – 10

22,7 W + 495

22,5 W + 499

10 – 18

17,5 W + 651

12,2 W + 746

19 – 30

15,3 W + 679

14,7 W + 496

30 – 60

11,6 W + 879

8,7 W +829

> 60

13,5 W + 487

10,5 W + 506

* W. Chữ viết tắt của “Body Weight” (Cân nặng của cơ thể, tính bằng kg).

Lấy cân nặng trung bình thực tế của một người phụ nữ Việt Nam trưởng thành hiện nay là 50kg, áp dụng công thức 2 (trong bảng 1).

Ví dụ với nhóm 19-30 tuổi có thể tính được nhu cầu năng lượng cho CHCB như sau:

(14,7 x 50) + 496 = 735 + 496 = 1.231 Kcal



Hệ số nhu cầu năng lượng cả ngày theo loại hình lao động và giới:

Hiện nay để tính toán nhu cầu năng lượng chúng ta vẫn áp dụng hệ số nhu cầu năng lượng (HSNCNL) cả ngày theo giới cho người trưởng thành so với mức CHCB và 3 mức độ lao động nghề nghiệp (nhẹ, vừa và nặng) theo khuyến nghị của nhóm chuyên gia FAO/WHO/UNU và FAO/WHO. Cụ thể được trình bày trong bảng 2.



Bảng 2. Hệ số nhu cầu năng lượng cả ngày của người trưởng thành theo lao động so với năng lượng chuyển hóa cơ bản

Mức độ
lao động


Nghề nghiệp

Nam

Nữ

Nhẹ/Rất nhẹ

Cán bộ/nhân viên văn phòng, nội trợ cơ giới, giáo viên và hầu hết các nghề khác

1,55

1,56

Vừa

Công nhân công nghiệp nhẹ, nội trợ không cơ giới, sinh viên, công nhân cửa hàng bách hoá

1,78

1,64

Nặng

Lao động nông nghiệp trong vụ thu hoạch, vũ nữ, vận động viên thể thao

2,10

1,82

Dựa vào bảng hệ số nhu cầu năng lượng này, theo công thức 1, NCNLKN cả ngày của một phụ nữ trưởng thành từ 19-30 tuổi sẽ được tính toán như sau:

Nhu cầu CHCB là 1.231 KCal.

Nếu cân nặng thực tế là 50kg thì giá trị hệ số nhu cầu năng lượng (HSNCNL) cả ngày với người lao động vừa tra trong bảng 2 là 1,64 thì NCLNKN sẽ là:

1.231Kcal x 1,64 = 2.018,8Kcal (làm tròn số là 2.019Kcal).

Tương tự chúng ta có thể tính được NCLNKN cho bất kể một phụ nữ nào khi biết rõ tuổi, cân nặng và loại lao động.


PHầN THứ HAI

XáC ĐịNH NHU CầU DINH DƯỡNG KHUYếN NGHị CHO Bà Mẹ Và TRẻ EM VIệT NAM

I. áp dụng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho phụ nữ và trẻ em

1. Nhu cầu năng lượng cả ngày đối phụ nữ Việt Nam trưởng thành

Nhu cầu năng lượng cả ngày CủA PHụ Nữ phụ thuộc vào lứa tuổi, tình trạng sinh lý và mức độ lao động.

Căn cứ vào số liệu cân nặng thực tế của trưởng thành Việt Nam hiện nay, bằng cách tính toán như trên, NCNLKN cho phụ nữ Việt Nam theo tuổi, loại lao động (LĐ) và tình trạng sinh lý, được xác định như trong bảng 3 dưới đây.
Bảng 3. Nhu cầu năng lượng của phụ nữ Việt Nam
theo lứa tuổi, tình trạng sinh lý và mức độ lao động


Lứa tuổi/tình trạng sinh lý

NCNLKN theo loại hình LĐ (KCal/ngày)

LĐ nhẹ

LĐ vừa

LĐ nặng

Phụ nữ 19 – 30 tuổi

2.000-2.200*

2100-2.300*

2.400-2.600*

Phụ nữ 31 – 60 tuổi

2.100

2.200

2.500

Phụ nữ > 60 tuổi

1.800

1.900

2.200

Phụ nữ mang thai 3 tháng giữa **

+ 360

+ 360

-

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối **

+ 475

+ 475

-

Bà mẹ cho con bú (trước và trong khi có thai được ăn uống tốt) **

+ 505

+ 505

-

Bà mẹ cho con bú (trước và trong khi có thai không được ăn uống tốt)**

+ 675

+ 675

-

* Là các mức tối thiểu và tối đa. Mỗi người có thể tự tính được nhu cầu năng lượng dựa vào cân nặng chính xác của mình.

** Xem thực đơn cụ thể ở phần thứ ba.

Ví dụ:


Một công nhân nữ ở tuổi 32, có trọng lượng cơ thể là 52kg thì NCLNKN hàng ngày bình thường tính theo cách trên sẽ là: 2.200Kcal.

2. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho các phụ nữ đang mang thai và bà mẹ cho con bú

Vì cả phụ nữ đang mang thai và bà mẹ cho con bú không chỉ ăn cho bản thân mình mà còn phải ăn uống thay cho đứa con của mình nữa nên đều phải ăn nhiều hơn về số lượng và tốt/bổ hơn về chất lượng. Những người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngoài ra, nếu người mẹ dinh dưỡng tốt trong thời gian nang thai, thì sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, là nguồn dự trữ để sản xuất sữa sau khi sinh.



2.1. Phụ nữ đang mang thai cần ăn uống như thế nào để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho mình và cho bào thai?

Theo khuyến nghị gần đây của FAO/WHO/UNU (2002, 2004) và tham khảo bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Đông Nam á:

Trong 3 tháng đầu có thể ăn uống sao cho năng lượng bình thường nhưng phải chú ý ăn nhiều thức ăn động vật để cung cấp đầy đủ protein/chất đạm giúp cho bào thai phát triển
tốt nhất.

Trong 3 tháng giữa: cần ăn nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng thêm 360Kcal/ngày và chú ý ăn đa dạng với nhiều thức ăn động vật hơn.

Trong 3 tháng cuối: cần ăn nhiều và đa dạng hơn nữa sao cho năng lượng cung cấp tăng thêm 475Kcal/ngày (xem bảng 3).

Trong ví dụ trên, khi chị nữ công nhân này có thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, nhu cầu năng lường sẽ tăng lên và cần tới 2560Kcal/ngày và từ khi thai được 7 tháng cho đến khi


sinh, nhu cầu năng lượng sẽ cao hơn và cần cung cấp đủ 2.675Kcal/ngày từ các bữa ăn hàng ngày.

Để biết mình đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý chưa, trước tiên, phụ nữ có thai đã đảm bảo một chế độ ăn hợp lý cần có đầy đủ 8 nhóm thức ăn hay chưa, trong đó chú trọng 4 nhóm chính (đường bột, đạm, béo, vitamin và muối khoáng), mỗi nhóm thức ăn cung cấp một hoặc nhiều thành phần cần thiết cho cơ thể. Với chế độ ăn như vậy, các dưỡng chất trong bữa ăn mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thời kỳ sinh lý đặc biệt này.

Thứ hai, chế độ ăn hợp lý còn được thể hiện qua sự tăng cân của thai phụ. Đối với một người có cân nặng bình thường cần tăng 9-12kg trong suốt thời kỳ có thai. Trong đó: 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Tuy nhiên, mức tăng cân còn thay đổi tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể - BMI - Body Mass Index) của phụ nữ trước khi có thai. So với người có tình trạng dinh dưỡng bình thường thì người gầy cần tăng cân nhiều hơn, người béo cần tăng ít cân hơn.

2.2. Các bà mẹ đang cho con bú cần ăn uống như thế nào để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và con?

Trong thời kỳ này, nhất là trong 6 tháng đầu tiên sau khi sinh, người mẹ phải ăn nhiều, đa dạng hơn mới có đủ sữa với chất lượng tốt để nuôi con. Do đó năng lượng cần tăng thêm. Nhu cầu cụ thể tùy theo tình trạng ăn uống của các bà mẹ trước và trong thời kỳ mang thai.

Nếu là các bà mẹ mà khi chưa có thai và trong thời kỳ mang thai vốn đã được ăn uống dinh dưỡng tốt (tăng được 9-12kg) thì cũng vẫn cần ăn nhiều hơn sao cho năng lượng tăng thêm 505Kcal/ngày, đạt mức 2505Kcal/ngày đối với người lao động nhẹ hoặc 2.705Kcal/ngày đối với người lao động trung bình.

Nếu trong thời gian chưa có thai và trong thời kỳ mang thai bà mẹ không được ăn uống, có mức tăng cân ít hơn 9kg tốt thì cần phải cố gắng ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm khác nhau sao cho năng lượng tăng thêm 675Kcal/ngày, đạt mức 2675Kcal/ngày đối với người lao động nhẹ hoặc 2.875Kcal/ngày đối với người lao động trung bình (xem bảng 3).

Trong ví dụ về một chị nữ công nhân nói trên, khi sinh con chị cần phải thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Vì thế, mỗi ngày người phụ nữ này cần một khẩu phần cung cấp 2.705kcal nếu như trong thời gian mang thai chị ấy đã tăng được 9-12kg. Còn nếu trong suốt 9 tháng mang thai chị ấy có mức tăng cân ít hơn 9kg thì sau sinh, để có đủ sữa mẹ nuôi em bé chị phụ nữ này cần ăn nhiều hơn nữa sao cho có mức năng lượng cần phải là 2.875Kcal/ngày.

Cần chú ý là năng lượng chỉ được cung cấp bởi 3 nhóm chất dinh dưỡng sinh năng lượng từ bữa ăn là protein (4Kcal/1g protein), lipid (9Kcal/1g lipid) và glucid (4Kcal/1g glucid). Các nhóm chất dinh dưỡng khác (vitamin và chất khoáng) không cung cấp năng lượng cho cơ thể.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương