NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai



tải về 1.69 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

Bảng 30. Nhu cầu vitamin B6 khuyến nghị

Nhóm tuổi/giới/tình trạng sinh lý

Nhu cầu Vitamin B6 khuyến nghị (mg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



Dưới 6 tháng

0,1

6-11 tháng

0,3

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

0,5

4-6

0,6

7-9

1,0

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)


10-12

1,2

13-15

1,2

16-18

1,2

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

19-49

1,3

 50

1,5

Phụ nữ có thai

1,9

Bà mẹ cho con bú

2,0

Nguồn thực phẩm: vitamin B6 có trong ngũ cốc, rau quả với hàm lượng 0,1-0,3mg/100g; Tuy nhiên do thực phẩm nguồn gốc thực vật có nhiều dẫn chất glucosid nên giá trị sinh học của vitamin B6 thấp. Thực phẩm nguồn động vật có từ 0,5-0,9mg B6/100g.

6.6. Nhu cầu khuyến nghị về folat (vitamin B9)

Folat là thuật ngữ khoa học dùng chỉ một loại vitamin thuộc nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Folat hòa tan trong nước, folat có chức năng trong phản ứng di chuyển một carbon và tồn tại trong nhiều cấu trúc hóa học.

Folat hoạt động như một coenzym trong phản ứng di chuyển một gốc carbon trong chuyển hóa acid nucleic và các amino acid. Coenzym folat liên quan đến một loạt các phản ứng hóa học, gồm:


  • Tổng hợp phân tử AND phụ thuộc vào coenzyme folate tổng hợp sinh học nucleotid pirimidin (methylation of deoxyuridylic acid to thymidylic acid), vì vậy folat cần thiết cho sự phân chia tế bào bình thường.

  • Tổng hợp purin, tạo ribonucleotid glycinamid và ribonucleotid 5-amino-4-imidazol carboxamid.

  • Tổng hợp format tới tích trữ format và sử dụng format.

  • Chuyển đổi amino acid, bao gồm quá trình dị hóa histidine sang flutamic acid, chuyển đổi serin sang glycin, và chuyển đổi homocystein thành methionin.

Biến đổi homocystein thành methionin giữ vai trò là nguồn chính của tổng hợp methionin dùng để tổng hợp S-adenosyl-methionin, một vật liệu quan trọng của phản ứng methylating trong cơ thể (in vitro).

Hậu quả của thiếu và tiêu thụ quá nhiều folat

Thiếu folat có thể do nhiều nguyên nhân, gồm uống nhiều rượu, khẩu phần ăn vào ít folat hoặc do cơ thể hấp thu folat kém. Thiếu folat thường được thấy trong các trường hợp có tăng sự chuyển hóa quay vòng của tế bào (ví dụ: khi mang thai, bị ung thư hay thiếu máu).

Thiếu folat trong khẩu phần, đầu tiên sẽ làm giảm nồng độ folat huyết tương; sau đó giảm nồng độ folat trong hồng cầu, tăng mật độ homocystein và cuối cùng xuất hiện các nguyên hồng cầu khổng lồ trong tủy xương và dẫn tới phân chia nhanh chóng các tế bào khác. Khi tình trạng thiếu folat tiến triển thêm sẽ dẫn tới xuất hiện đại hồng cầu hay nguyên hồng cầu khổng lồ.

Biểu hiện lâm sàng của thiếu folat gồm: mệt mỏi, khó tập trung, cáu gắt, đau đầu, hồi hộp và thở ngắn, thở gấp khi bệnh tiến triển nặng hơn và thường có các đặc điểm giống với tình trạng thiếu vitmain B12. Thiếu folat gây ra các khuyết tật ống thần kinh ngay từ thời kỳ bào thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng liều bổ sung folat khi mang thai (khoảng 0,4 - 5,0mg) có thể ngăn ngừa được các khuyết tật này.

Không có ảnh hưởng phụ nào liên quan tới tiêu thụ quá nhiều folat từ thức ăn mà các ảnh hưởng phụ chỉ xảy ra khi sử dụng quá liều thuốc bổ sung folat có liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt ở các đối tượng bị thiếu vitamin B12, do chậm phát hiện ra thiếu vitamin B12. Thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên, liều uống 15mg acid folic/ngày trong vòng một tháng đã có các biến đổi về tâm thần, gây khó ngủ, và ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa. Rất ít trường hợp có biểu hiện phản ứng mẫn cảm với uống hay tiêm folat.

Nguồn thực phẩm giầu folat

Hiện tại, có ít số liệu về folat trong thức ăn vùng Đông Nam á. Thí nghiệm vi sinh vật là phương pháp phổ biến nhất dùng trong phân tích định tính và xác định hàm lượng folat trong thực phẩm. Bảng sau đây chỉ ra thành phần folat trong một số thức ăn phổ biến.

Người ta khuyến nghị khi xác định nhu cầu về folat, cần chú ý đến giá trị sinh học của folat trong thực phẩm.

Nhu cầu folat hay vitamin B9 khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 30.



Bảng 31. Nhu cầu Folat (vitamin B9) khuyến nghị (*)

Nhóm tuổi/giới/tình trạng sinh lý

Nhu cầu Folat (B9) khuyến nghị (mcg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



< 6 tháng tuổi

80

6-11 tháng tuổi

80

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

160

4-6

200

7-9

300

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

10-19

400

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

19-60

400

>60

400

Phụ nữ có thai

600

Bà mẹ cho con bú

500

(*) Hệ số chuyển đổi giá trị sinh học từ acid folic: 1 acid folic = 1 folat x 1,7.

Hoặc: 01 gam đương lượng acid folic = 01 gam folat trong thực phẩm + (1,7 x số gam acid folic tổng hợp).

Hướng dẫn giới hạn sử dụng

Mức giới hạn tiêu thụ folat được ghi trong phụ lục II.



6.7. Nhu cầu Vitamin B12 khuyến nghị

Vitamin B12 giúp tạo hồng cầu, giữ cho các tổ chức của hệ tiêu hóa và hệ thần kinh được tốt. Vitamin B12 đóng vai trò chính trong chuyển hoá thông qua hai coenzym, methylcobalamin và adenosylcobalamin (McDoewll, 2000; Basu và Dickerson, 1996). Hai coenzym cobalamin này tham gia vào hai hệ thống enzym phụ thuộc vitamin B12.

Thiếu B12 có thể gặp ở những người ăn uống kiêng khem quá mức nhất là tuyệt đối không ăn sữa (Hokin and Butler, 1999; Sanders, 1995) hoặc gặp ở những bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày, viêm dạ dày (Camel et al, 1988; Suter et al, 1991).

Thiếu B12 cùng với rối loạn chuyển hoá folat gây nên bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ hoặc các rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Chưa có hiện tượng ngộ độc do tiêu thụ quá nhiều B12 từ thực phẩm. Theo IOM-FNB (1998), không có các nghiên cứu/số liệu về mức tiêu thụ tối đa.

Nhu cầu khuyến nghị cho B12 cho trẻ em, trẻ nhỏ và vị thành niên được xác định dựa vào nhu cầu ăn vào ước tính. Với người trưởng thành, phụ nữ có thai và cho con bú áp dụng nhu cầu khuyến nghị của IOM-FNB (1998) và FAO/WHO (2002).

Nhu cầu vitamin B12 khuyến nghị cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 32.

Bảng 32. Nhu cầu Vitamin B12 khuyến nghị


Nhóm tuổi/giới/tình trạng sinh lý

Nhu cầu vitamin B12 khuyến nghị (mcg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng

(tháng tuổi)



Dưới 6 tháng tuổi

0,3

6-11 tháng tuổi

0,4

Trẻ 1-9 tuổi

(năm tuổi)



1-3

0,9

4-6

1,2

7-9

1,8

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

10-18

2,4

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

 19

2,4

Phụ nữ có thai

2,6

Bà mẹ cho con bú

2,8

Nguồn thực phẩm: vitamin B12 phần lớn là sản phẩm do vi sinh vật tổng hợp. ở người B12 được vi sinh vật tổng hợp trong đường ruột nhưng chỉ được hấp thu rất ít còn đa số bị đào thải qua phân. Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm nguồn động vật.

VII. NHU CầU NƯớC Và CáC CHấT ĐIệN GIảI KHUYếN NGHị (WATER AND ELECTROLYTES)

Nước cùng với ba chất điện giải chính Na, K và Cl là những thành phần cần thiết phải được đưa vào theo thức ăn và đồ uống hàng ngày để duy trì cân bằng acid - base và áp lực thẩm thấu của màng tế bào trong cơ thể. Do trước đây chưa có điều kiện đưa ra mức nhu cầu nước và điện giải, hiện nay chúng ta có thể tham khảo quốc tế và khu vực để khuyến nghị nhu cầu nước cùng với ba chất điện giải chính.



1. Nhu cầu nước đối với cơ thể

Nước chiếm tới 74% trọng lượng cơ thể của trẻ mới sinh, 55-60% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nam và 50% trọng lượng cơ thể người trưởng thành nữ. Muốn bảo đảm tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng tốt lương thực, thực phẩm cơ thể cần phải có nước dưới dạng đồ uống hoặc ăn vào cùng với các loại thức ăn.



Bảng 33. Lượng nước uống/ăn vào và thải ra hàng ngày
của người trưởng thành

Uống / ăn vào



Đường vào

ml / ngày

Đường ra

ml / ngày

Theo đường miệng

1.100-1.400

Qua nước tiểu

1.200-1.500

Theo các thực phẩm

800-1.000

Theo đường ruột

100-200







Theo hơi thở

400







Theo mồ hôi

500-600

Nước chuyển hoá (oxy hoá thực phẩm)

300







Tổng cộng

2.200-2.700 (Xấp xỉ 2.500 ml/ngày)




2.200-2.700 (xấp xỉ 2.500 ml/ngày)

1.1. Nhu cầu nước khuyến nghị đối với trẻ em

Có nhiều lý do khiến nhu cầu nước ở trẻ em cần được xác định riêng rẽ (FNB, 1989), gồm:



  • Diện tích da/kg thể trọng lớn hơn nhiều so với người trưởng thành.

  • Tỷ trọng nước và dịch tế bào trong cơ thể lớn hơn, tỷ lệ thẩm thấu lớn hơn.

  • Khả năng làm việc của thận chưa hoàn chỉnh.

  • Không biết kêu khát hoặc đòi uống nên không được cho uống nước/bồi phụ nước.

Vì những lý do trên, nhu cầu nước của trẻ em được xác định là 150 ml/1kg cân nặng/ngày.

1.2. Nhu cầu nước khuyến nghị cho các lứa tuổi lớn hơn

Nhu cầu nước cho các lứa tuổi lớn hơn được tính toán theo cân nặng, hoạt động thể lực và theo năng lượng tiêu hao như sau:



1.2.1. Nhu cầu nước cho lứa tuổi lớn hơn theo hoạt động thể lực và cân nặng

Bảng 34. Nhu cầu nước khuyến nghị
theo cân nặng, tuổi và hoạt động thể lực

Cách ước lượng

(Theo cân nặng, tuổi)



Nhu cầu nước/các chất dịch,

(ml/kg)


Vị thành niên

40

Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng

40

Từ 19 đến 55 tuổi

hoạt động thể lực trung bình



35

Người trưởng thành  55 tuổi

30

Theo cân nặng 1-10kg

100

Trẻ em 11-20kg

1.000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên

Trẻ em 21kg trở lên

1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên

Người trưởng thành >50 tuổi

Thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên

1.2.2. Nhu cầu nước khuyến nghị theo năng lượng, nitơ ăn vào và diện tích da:

Bảng 35. Nhu cầu nước khuyến nghị
theo năng lượng, nitơ ăn vào, tuổi, và diện tích da

Năng lượng (Kcal)

Nhu cầu nước hàng ngày (ml)

Theo năng lượng ăn vào

1 ml/1kcal cho người trưởng thành

1,5ml/kcal cho trẻ em vị thành niên

Theo nitơ + Năng lượng ăn vào

100ml/1g nitơ ăn vào + 1ml/1 kcal (*)

Theo diện tích bề mặt da

1.500ml/m2 (**)

Nguồn: Zeman & Ney (111), 1996. RENI 2002.

(*). Đặc biệt quan trọng và có lợi trong các chế độ ăn giầu protid.

(**). Công thức tính diện tích bề mặt da (ký hiệu là S):

S = W 0,425x H 0,725 x 71,84. Người trưởng thành có S trung bình = 1,73 m2.

Trong đó W là cân nặng và H là chiều cao

Những điểm cần chú ý khi áp dụng nhu cầu nước khuyến nghị:

  • Trên đây là cách xác định nhu cầu nước cho người bình thường. Phương pháp này không thích hợp nên không áp dụng trong những trường hợp cơ thể bị mất nước bất thường (như tiêu chảy, ngoài uống nhiều hơn còn cần phải truyền dịch).

  • Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu (mùa hè, nóng bức nhu cầu nước tăng lên, trẻ em học sinh cần được cung cấp đủ nước cả ở nhà và ở trường).

  • Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào điều kiện lao động (người làm việc thể lực nặng nhọc ra nhiều mồ hôi cần uống nhiều nước hơn).

  • Để đề phòng thừa cân - béo phì, cần tránh lạm dụng (uống thường xuyên hoặc quá nhiều) các loại nước giải khát có ga (như cô - ca, pepsi, ...).

2. Nhu cầu khuyến nghị về các chất điện giải (electrolites)

2.1. Nhu cầu natri (Na, sodium)khuyến nghị

Natri, cùng với potassium (K) và chlorid (Cl) là các chất cần thiết phải có trong khẩu phần ăn, nhưng không giống như hầu hết các chất dinh dưỡng khác, rất hiếm khi bị thiếu natri trong khẩu phần hàng ngày. Nguy cơ là tiêu thụ quá nhiều natri.

Natri là một chất điện giải chính có vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid, điều hoà hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ thống tim mạch (Wardlaw and Insel, 1993). Ngoài ra, cùng với kali và clo, natri rất cần thiết cho quá trình vận chuyển tích cực các nguyên liệu chuyển hoá qua màng tế bào như chuyển hoá glucose và trao đổi ion Na của tế bào.

Thiếu natri: rất hiếm gặp ở người khoẻ mạnh bình thường. Tình trạng hạ natri huyết (hyponatremia) chỉ có thể xảy ra ở những người bị mất quá nhiều natri do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, hoặc bị bệnh thận.

Đã có bằng chứng cho thấy tiêu thụ nhiều muối lúc còn trẻ có liên quan tới bệnh tăng huyết áp về sau (Mitchell, 1989).

Nhu cầu tối thiểu chất điện giải cho trẻ em và phụ nữ được ghi trong bảng 36.



Bảng 36. Khuyến nghị mức tiêu thụ tối thiểu chất điện giải
cho trẻ em và phụ nữ

Tuổi

Sodium (*) (Na) mg/ngày

Chloride (Cl) mg/ngày

Potassium (K) mg/ngày

Trẻ em (tháng)

< 6

1.200

1.800

500

6-11

2.000

3.000

700

Trẻ nhỏ và nữ vị thành niên

(tuổi)


1

2.250

3.500

1.000

2-5

3.000

5.000

1.400

6-9

4.000

6.000

1.600

10-18

5.000

7.500

2.000

Nữ giới trưởng thành (tuổi)

 19

5.000

7.500

2.000

(*) Theo US RDA Committee 1989. Nhu cầu tối thiểu về Na (cùng với nhu cầu tối thiểu về nước, K và Cl).

Natri có thể có sẵn từ thực phẩm và đồ uống, từ chế biến thức ăn và từ ăn thêm trong bữa ăn (40% Na cùng với 60% Cl, theo Guthrie, Picciano, 1995; Wardlaw, 1993). Ngược lại với hầu hết các chất khoáng, natri có trong thức ăn nguồn động vật nhiều hơn thức ăn nguồn thực vật (Guthrie, Picciano, 1995). Do rất khó xác định lượng natri ăn vào bằng phương pháp nhớ lại, điều tra khẩu phần có thể thường cho kết quả thấp hơn so với thực tế tiêu thụ natri thực tế (FNB, 1989).



2.2. Nhu cầu kali (K, potassium) khuyến nghị

Cùng với natri và clo, kali rất cần thiết trong khẩu phần hàng ngày. Kali là cation chính trong dịch tế bào đóng vai trò cân bằng điện giải, cân bằng acid và rất quan trọng đối với hoạt động hệ thống liên kết và cơ tim. Cùng với magiê, kali hoạt động như là nhân tố giãn cơ, ngược với calci (kích thích cơ). Kali có vai trò góp phần vận chuyển các xung động thần kinh và duy trì huyết áp bình thường.

Trong tế bào, kali có vai trò đặc hiệu trong các phản ứng enzym như tổng hợp protein và glycogen, có vai trò chuyển glucose dư thừa thành glycogen dự trữ và dự trữ nitơ trong protein cơ.

Nhiều nghiên cứu cho rằng khẩu phần có kali cao và natri thấp thường hay dẫn tới huyết áp thấp. Tỷ số tiêu thụ thích hợp nhất giữa Na và K là từ 0,25-5,0.

Thiếu kali thường ít gặp, có chăng là trong những trường hợp mất kali quá nhiều qua đường tiêu hoá như khi nôn nhiều, mắc bệnh đường tiêu hoá mạn tính, dùng các yếu tố diuretic để điều trị tăng huyết áp hoặc ở người có bệnh mạn tính và rối loạn chuyển hoá. Thiếu kali nặng gây rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong. Nếu chức năng thận bình thường tiêu thụ quá nhiều kali cũng không gây ngộ độc, nhưng khi thận yếu, sẽ gây tăng kali máu (Hyperkalemia) và làm chậm nhịp tim, nặng có thể dẫn tới tim ngừng đập.

Nhu cầu Ka li cùng với Na và Cl khuyến nghị áp dụng như trong bảng 36.

Kali có ở rất nhiều loại thực phẩm, cao nhất trong thực phẩm tươi sống, như thịt tươi các loại, hoa quả và rau.

2.3. Nhu cầu Clo (Cl, Chloride) khuyến nghị

Clo được phân bố rộng rãi trong cơ thể dưới dạng ion chlorid. Khác với ion dương Na và K, Cl ở dạng ion âm. Hàm lượng clo cao nhất ở dịch não tuỷ, và chất tiết dạ dày, thấp hơn ở các tổ chức cơ và thần kinh. Cùng với Na và K, ion Cl giúp duy trì cân bằng nước và điều áp lực nội môi và cân bằng acid. Clo có vai trò đặc biệt duy trì pH máu và tham gia vào thành phần dịch vị (HCL).

Thiếu clo thường gặp ở người mất clo quá nhiều khi nôn, ra mồ hôi nhiều kéo dài liên tục, bệnh viêm đường tiêu hoá mạn tính, hoặc suy thận. Chỉ gặp hàm lượng clo máu cao trong các trường hợp cơ thể mất nước, thiếu nước. Khẩu phần ăn vào thường thừa clo do muối ăn và nước chấm cung cấp nhưng với người khỏe mạnh clo đều được đào thải qua thận. Một số loại rau cũng là nguồn clo nhưng không nhiều.

Nhu cầu clo cùng với natri và kali được khuyến nghị áp dụng như trong bảng 36.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương