NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai


Nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với những phụ nữ sống chung với HIV/AIDS



tải về 1.69 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

3. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị đối với những phụ nữ sống chung với HIV/AIDS

Những chị em bị HIV/AIDS có nhu cầu năng lượng rất cao. Theo WHO (2005), để duy trì cân nặng và chống suy mòn, những phụ nữ trưởng thành bị nhiễm HIV cần nhất thiết phải tăng thêm 10% tổng số năng lượng, riêng các trường hợp đã


bị bệnh AIDS cần tăng thêm 20% - 30% tổng số năng lượng khẩu phần.

Ví dụ: người phụ nữ bình thường cần 2000-2200Kcal/ngày, khi bị nhiễm HIV cần ăn uống nhiều hơn, đạt mức 2200-2400Kcal/ngày; khi đã bị bệnh AIDS cần 2400-2860Kcal/ngày. Vì thế, chị em không chỉ cần ăn thêm các loại lương thực, thực phẩm trong các bữa ăn thường ngày mà còn nên tăng thêm 2-3 bữa phụ xen vào khoảng cách giữa các bữa ăn chính tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và mức lao động của mình.



4. áp dụng nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ em như thế nào?

Do nhu cầu phát triển nhanh và vận động nhiều nên trẻ em cần được cung cấp năng lượng rất cao. Dựa vào cân nặng theo tháng và năm tuổi có thể tính ra nhu cầu năng lượng cần thiết cho trẻ. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 10 tuổi và trẻ em lứa tuổi vị thành niên Việt Nam được điều chỉnh dựa vào các tham khảo quốc tế và trong khu vực Đông Nam á.

Các mức khuyến nghị về nhu cầu năng lượng cho trẻ em đến 9 tuổi không phân biệt giới được ghi trong bảng 4.

Bảng 4. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ em đến 9 tuổi
không phân biệt giới


Nhóm tuổi của trẻ

Nhu cầu năng lượng (KCal)

Dưới 6 tháng (bú hoàn toàn sữa mẹ)

555 (từ sữa mẹ)

Từ 7 - 12 tháng

710

1 – 3 tuổi

1.180

4 – 6 tuổi

1.470

7 – 9 tuổi

1.825

Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh và cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu với lượng sữa là 150ml/kg thể trọng/ngày là đảm bảo đầy đủ NCDDKN. Từ tháng thứ 7 (180 ngày tuổi) cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú tới 18-24 tháng. Trẻ từ 7-8 tháng, ngoài bú sữa mẹ trẻ cần ăn 1-2 bữa bột + nước hoa quả nghiền; từ 9-12 tháng tuổi trẻ vẫn cần được bú sữa mẹ + 3 bữa bột đặc + nước hoa quả nghiền. Sau năm đầu tiên của cuộc đời, tiêu hao năng lượng của trẻ lớn do trẻ vui chơi, đùa nghịch nhiều vì lúc này trẻ đã biết đi, biết chạy, biết tiếp xúc với môi trường xung quanh. Năng lượng cần được cung cấp đủ qua bữa ăn của trẻ gồm có:

  • Chất bột: như cháo, cơm nát (đây là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần).

  • Chất đạm, chất béo ngoài vai trò quan trọng với quá trình phát triển cơ thể cũng có vai trò cung cấp năng lượng.

Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng nên cân đối ở mức tương quan giữa Đạm: Béo: Đường bột = 12-15: 25-40: 45-55 tùy theo từng độ tuổi (xem ví dụ cụ thể trong phần thứ ba).

Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần, không cần thiết phải cho mọi thức ăn vào máy xay sinh tố nghiền nát mà nên thái, băm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa; nấu từ rất mềm đến mềm vừa rồi đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.

Lưu ý khi trẻ bước sang tuổi tiểu học nên giảm nguồn năng lượng do chất béo cung cấp từ 30-35% ở thời kỳ mầm non xuống còn 25%-30% tổng năng lượng cả ngày để phòng chống thừa cân- béo phì.

Trẻ vị thành niên (10-18 tuổi) phát triển rất nhanh, đặc biệt là các trẻ em gái. Nhu cầu năng lượng và chất đạm rất cần thiết phải được đáp ứng để trẻ lớn và phát triển bình thường, các em có nhu cầu được nuôi dưỡng tốt để phát triển trong hiện tại và cũng là để chuẩn bị cho giai đoạn kết hôn, làm mẹ. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị cho trẻ vị thành niên được ghi trong bảng 5.



Bảng 5. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị
cho trẻ em lứa tuổi vị thành niên (từ 10 - 18 tuổi) theo giới và tuổi

Giới

Nhóm tuổi

Nhu cầu năng lượng (KCal)

Trẻ gái vị thành niên

10 - 12

2.010

13 - 15

2.200

16 - 18

2.240

Trẻ trai vị thành niên

10 - 12

2.110

13 - 15

2.650

16 - 18

2.980

Đối với những trẻ em có dấu hiệu bị nhiễm HIV, theo WHO (2005), để chống sút cân và suy mòn, nhu cầu năng lượng phải được tăng thêm 10% so với những trẻ khoẻ mạnh có cùng cân nặng. Các trường hợp trẻ nhiễm HIV đã bị sút cân/suy mòn rồi, thì nhu cầu năng lượng cần tăng thêm 50% và thậm chí có thể lên tới 100%.

II. Nhu cầu Protein Khuyến nghị (chất đạm)

Protein và các acid amin đã được xác định là những chất dinh dưỡng quan trọng số một hay được coi là yếu tố tạo nên sự sống. Khoa học dinh dưỡng đã chứng minh rằng khi được hấp thu vào cơ thể dưới dạng các acid amin, protein có các vai trò hết sức quan trọng sau đây:



  • Là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể.

  • Là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch.

  • Là thành phần của các men và các nội tiết tố (hormon) rất quan trọng trong hoạt động chuyển hoá của cơ thể.

  • Có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc.

  • Là nguồn cung cấp năng lượng khi cơ thể bị thiếu năng lượng ăn vào (1 gam protein cung cấp 4,1 Kcal).

Năm 1931, một bác sĩ người Anh đã mô tả một căn bệnh mà ông gọi là Kwashiorkor (đứa trẻ đỏ). Trong suốt một thời gian dài, người ta vẫn nhầm đó là một bệnh do thiếu vitamin PP (Pellagra). Sau các báo cáo khảo sát ở nhiều nước châu Phi (1951) và Uganda (1954) thuật ngữ Kwashiorkor được sử dụng chính thức làm tên gọi bệnh suy dinh dưỡng rất nặng do thiếu protein. Thực chất đó là bệnh suy dinh dưỡng thể phù do thiếu protein nghiêm trọng đồng thời thiếu cả năng lượng. Đây là một bệnh thường gặp ở lứa tuổi ăn bổ sung hoặc ăn sam/ăn dặm. Năm 1959, Jelliffe dùng thuật ngữ suy dinh dưỡng protein năng lượng (PEM) nghĩa là vừa thiếu protein vừa thiếu năng lượng, vì nhận thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh suy đinh dưỡng thể phù Kwashiorkor với suy dinh dưỡng thể teo đét rất nặng do vừa thiếu năng lượng nghiêm trọng vừa thiếu cả protein (tên khoa học là Marasmus).

Hiện nay, rất hiếm gặp các thể suy dinh dưỡng rất nặng này trên cộng đồng, nhưng suy dinh dưỡng nặng và vừa vẫn còn là bệnh rất phổ biến ở nước ta cũng như trong khu vực và nhiều nước đang phát triển. Vì vậy, cuộc chiến nhằm loại trừ bệnh suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng, trước hết là ở trẻ em và bà mẹ vẫn đang tiếp diễn. Đồng thời, việc xây dựng nhu cầu protein khuyến nghị theo lứa tuổi làm cơ sở cho các chương trình can thiệp xử trí SDD protein năng lượng cũng như cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao sức khoẻ, phát huy hết tiềm năng phát triển triển trí tuệ và tầm vóc của người Việt Nam trong những năm tới là rất thực tiễn và cần thiết.



1. Nhu cầu Protein khuyến nghị đối với trẻ em từ sơ sinh đến 9 tuổi

Do bị ảnh hưởng của chiến tranh và thiếu dinh dưỡng kéo dài qua nhiều thế hệ, những năm gần đây, mặc dù đã có tiến triển đáng khích lệ, cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam hiện nay vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Nếu dựa vào cân nặng thực tế của trẻ em Việt Nam để xác định nhu cầu về năng lượng và protein thì chắc chắn sẽ không đảm bảo đủ protein để phát huy hết tiềm năng phát triển tầm vóc thể lực và về trí tuệ của trẻ. Do đó Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế đã dựa vào cân nặng của quần thể tham chiếu NCHS/WHO 2005 để đưa ra các mức nhu cầu khuyến nghị về protein cho trẻ em Việt Nam như sau:



1.1. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ

a. Đối đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Như trong phần định nghĩa, trong khoảng thời gian này (tức là từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được tròn 179 ngày tuổi) theo khuyến cáo của WHO/UNICEF, cần thực hiện cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ mà không cần cho trẻ ăn thêm hoặc uống bất cứ một loại thức ăn hay đồ uống gì khác (kể cả nước lọc), trừ thuốc (khi trẻ bị bệnh/ốm). Bởi vì trong giai đoạn này, sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, sữa mẹ còn cung cấp cho trẻ các kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ tháng thứ 7 nghĩa là từ khi trẻ được vừa tròn 180 ngày tuổi trở đi.

Tuy nhiên, trong trường hợp bà mẹ (vì bất kể một lý do nào đó) không có sữa hoặc không thể cho con bú được, phải sử dụng các thức ăn thay thế sữa mẹ cho trẻ. Theo khuyến cáo của WHO/UNICEF, nhu cầu protein theo tháng tuổi phải đạt được các mức như trong bảng 6.



Bảng 6. Nhu cầu protein khuyến nghị cho trẻ đang bú mẹ (*)

Tuổi (tháng)

Lượng protein trung bình
(g/kg cân nặng/ngày)


Trẻ trai

Trẻ gái

< 1 tháng

2,46

2,39

1 - <2 tháng

1,93

1,93

2 - <3 tháng

1,74

1,78

3 - <4 tháng

1,49

1,53

Từ 4 đến dưới
12 tháng tuổi


Nhu cầu protein

Số lượng (g/ngày) *

Tỷ lệ protein động vật (%)

Trẻ từ 4 - < 6 tháng

12

100

Trẻ tròn 6 tháng

12

100

Trẻ 7–12 tháng tuổi

21- 25

70

* Không phân biệt trai gái, với năng lượng do protein cung cấp là từ 12% - 15% với mức sử dụng protein (NPU) ước tính = 70%.

b. Nhu cầu protein cho trẻ từ 1 đến 9 tuổi:

Có thể do vào những năm 90 chất lượng protein khẩu phần thấp (NPU = khoảng 60% mà nhu cầu protein đối với các nhóm trẻ từ 1 đến 9 tuổi ở Việt Nam cao hơn. Hiện nay, căn cứ vào khuyến nghị của quốc tế và khu vực, nhu cầu protein khuyến nghị tuy giữ nguyên về số lượng, nhưng chất lượng protein đã được cải thiện (NPU ước tính = 70%), do đó thực chất là nhu cầu protein đã được tăng lên để đáp ứng yêu cầu phát triển về trí tuệ và tầm vóc tương lai của lứa tuổi này.

Tương ứng với mức nhu cầu năng lượng, nhu cầu protein khuyến nghị và tính cân đối của khẩu phần trẻ em đến 9 tuổi được xác định nằm trong khoảng dao động như trình bày trong bảng 7 dưới đây:

Bảng 7. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ dưới 10 tuổi
theo nhóm tuổi


Nhóm tuổi

Nhu cầu protein (g/ngày)

Yêu cầu tỷ lệ
protein động vật (%)


Với NL từ protein = 12% - 15%,

NPU uớc tính = 70%



1-3 tuổi *

35 – 44

 60

4-6 tuổi

44 – 55

 50

7-9 tuổi

55 – 64

 50

* Sữa mẹ có đủ các acid amin ở tỷ lệ cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt, vì vậy cần khuyến khích các bà mẹ cho con bú kéo dài đến trên 2 tuổi.

1.2. Nhu cầu protein khuyến nghị cho trẻ em lứa tuổi vị thành niên

Theo định nghĩa trên, hiện nay trẻ em từ 10 - 18 tuổi được xác định là lứa tuổi vị thành niên. Nhu cầu protein trong lứa tuổi này cần được áp dụng dựa vào nhóm tuổi, giới, yêu cầu cân đối giữa P với L và G, giá trị hệ số sử dụng protein (NPU) và tỷ lệ protein trong các thức ăn nguồn gốc động vật.

Theo cách này, nhu cầu tối thiểu, tối đa về protein (tính bằng gam/ngày) và tính cân đối của khẩu phần trẻ em vị thành niên theo nhóm tuổi, giới được tính toán và trình bày trong bảng 8.

Bảng 8. Nhu cầu protein khuyến nghị đối với trẻ em lứa tuổi vị thành niên (10 - 18 tuổi)


Giới tính

Nhóm tuổi

Nhu cầu protein (g/ngày), với NL từ protein=12-14%, NPU=70%

Yêu cầu tỷ lệ protein động vật (%)

Nữ

10 - 12

60 – 70

35 - 40

13 - 15

66 – 77

35 - 40

16 - 18

67 – 78

35 - 40

Nam

10 - 12

63 – 74

35 - 40

13 - 15

80 – 93

35 - 40

16 - 18

89 – 104

35 - 40

2. Nhu cầu protein khuyến nghị cho phụ nữ trưởng thành

Hiện nay, nhu cầu protein khuyến nghị cho người trưởng thành vẫn để mức tối thiểu là 1,25g/kg/ngày (theo FAO/WHO/UNU, (1985) do trên thực tế mức tiêu thụ protein và chất lượng protein đã tăng lên (NPU ước tính = 70).



Với năng lượng do protein cung cấp giao động từ 12-14% tổng số năng lượng (trong đó protein động vật chiếm 30 - 35% tổng số protein), nhu cầu về số lượng protein tối thiểu và tối đa theo tuổi, giới và mức độ lao động của phụ nữ Việt Nam được tính toán và ghi trong bảng 9.

Bảng 9. Nhu cầu protein khuyến nghị tối thiểu và tối đa
cho phụ nữ trưởng thành theo lứa tuổi, mức độ lao động
và cơ cấu năng lượng P:G:L

Tuổi

Loại lao động

Nhu cầu protein (g/ngày)

Với năng lượng từ protid = 12 - 14%, NPU=70%

19-30

Nhẹ

66 – 77

Vừa

69 – 80

Nặng

78 – 91

31-60

Nhẹ

63 – 73

Vừa

66 – 77

Nặng

75 – 87

>60

Nhẹ

54 – 63

Vừa

57 – 66

Nặng

66 – 77

Hiện nay, nhu cầu protein khuyến nghị đối với phụ nữ có thai có thể áp dụng theo thai kỳ và bà mẹ đang cho con bú theo giai đoạn cho con bú, không chỉ trong 6 tháng đầu mà còn kéo dài hơn đến hơn 2 năm khi có điều kiện (bảng 10).




Bảng 10. Nhu cầu protein khuyến nghị
đối với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Tình trạng sinh lý

Nhu cầu protein (g/ngày)

(với NPU = 70%)

Phụ nữ đang mang thai 6 tháng đầu

Nhu cầu bình thường + 10 đến 15

Phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối

Nhu cầu bình thường + 12 đến 18

Bà mẹ cho con bú 6 tháng đầu tiên sau khi sinh con

Nhu cầu bình thường + 23 (từ 20 đến 25)

Bà mẹ cho con bú từ tháng thứ 7 sau sinh đến khi cai sữa

Nhu cầu bình thường + 17 (từ 16 đến 19)

III. Ăn UốNG Để ĐảM BảO NHU CầU LIPID (CHấT BéO)

Từ lâu, khoa học đã chứng minh rằng lipid là nguồn năng lượng cao nhất (1gam lipid vào cơ thể cung cấp 9,3Kcal, cao gấp hơn 2 lần so với protein 4,1 Kcal/1gam và glucid 4,1Kcal/1gam). Lipid là nguồn cung cấp các acid béo, đồng thời là chất vận chuyển (carrier) các vitamin tan trong dầu mỡ (như vitamin A, D, E và K). Giá trị sinh học của các vi chất dinh dưỡng tan trong dầu mỡ này phụ thuộc vào khả năng hấp thu lipid của cơ thể.

Khi tiêu thụ quá ít lipid sẽ ảnh hưởng đến chức phận của nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là não bộ và thần kinh ở trẻ nhỏ và trẻ em. Hậu quả là trẻ sẽ bị chậm tăng trưởng và suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng.

Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến bệnh thừa cân - béo phì, mà tình trạng này có mối quan hệ rất khăng khít với các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá lipid; xử trí thừa cân - béo phì và các bệnh này là hết sức khó khăn, vất vả.

Tất cả các thực phẩm nguồn gốc động vật, thực vật và cá đều chứa nhiều loại lipid khác nhau với chất lượng khác nhau. Do đó, để đảm bảo nhu cầu lipid đối với cơ thể cả về số lượng và chất lượng, cần thiết phải tiêu thụ một cách đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm.

Trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20, do thu nhập kinh tế của nhân dân ta còn thấp, nhu cầu năng lượng từ lipid khuyến nghị đối với người phụ nữ Việt Nam trưởng thành chỉ đặt ra ở mức 18-20%, tối thiểu cần 15% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nhưng trong những năm gần đây, do mức kinh tế các hộ gia đình đã và đang từng bước được cải thiện, tỷ lệ năng lượng lipid trong bữa ăn đang tăng nhanh trong những năm qua. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, mức tiêu thụ lipid trên thực tế tối đa là 18% và xu hướng tiêu thụ của nhân dân ta đang tiếp tục tăng lên. Vì vậy, nhu cầu lipid có thể điều chỉnh cao lên nhưng phải chú ý đến chất lượng của lipid ăn vào, một mặt, để giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K), mặt khác, để chủ động đề phòng thừa cân - béo phì.



1. Nhu cầu lipid khuyến nghị đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

Theo WHO, FAO (1993), trên cơ sở khuyến cáo của FAO/WHO/UNU (1985), đồng thời căn cứ vào truyền thống và xu hướng tiêu thụ lipid thực tế của người Việt Nam, nhu cầu lipid của bà mẹ và trẻ em hiện nay có thể điều chỉnh ở mức thích hợp hơn so với khuyến nghị từ thế kỷ trước.

Trong điều kiện hiện nay, Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế, đã khuyến nghị mức tiêu thụ lipid cho người trưởng thành chung cho cả nữ và nam sao cho trong khẩu phần năng lượng lipid đạt được từ 18-25%, không nên vượt quá giới hạn 25% năng lượng tổng số.

Nhu cầu lipid đối với phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ cao hơn hẳn so với nam giới, năng lượng do lipid cung cấp trong khẩu phần cần đạt mức tối thiểu 20%. Tuy nhiên, cần phải luôn ghi nhớ rằng trong bữa ăn hàng ngày tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số đối với phụ nữ trưởng thành hiện nay không nên vượt quá 60%.

Riêng phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú cần năng lượng lipid ở mức 20-25%, tối đa có thể tăng lên tới 30% năng lượng của khẩu phần.

Tổng hợp nhu cầu lipid đã điều chỉnh cho phụ nữ theo nhóm tuổi và tình trạng sinh lý hiện nay được ghi trong bảng 11.



Bảng 11. Tổng hợp nhu cầu lipid khuyến nghị
theo tuổi và tình trạng sinh lý

Nhóm tuổi/

Tình trạng sinh lý

Nhu cầu năng lượng do lipid cung cấp hàng ngày so với năng lượng tổng số (%)

Tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số tối đa (%)

Mức dao động cho phép (%)

Giới hạn tối đa (%)

Phụ nữ trưởng thành nói chung

18-25

25

50

Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ (15-49)

20-25

30

60

Phụ nữ có thai và cho con bú

20-25

30

60

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương