NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai


Thực đơn cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, mức lao động nhẹ



tải về 1.69 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Thực đơn cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, mức lao động nhẹ:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

2,5 miệng bát (170g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

150g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

25g/bữa: 3 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Thực đơn cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, mức lao động trung bình:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

2,5 miệng bát (170g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

150g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

15g/bữa: 2 thìa cà phê dầu + 1 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

22h

Sữa

110ml

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

7.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc bà mẹ đang cho con bú

Như trên đã nói, nhu cầu dinh dưỡng bà mẹ đang cho con bú còn cao hơn nhiều so với phụ nữ có thai. Người mẹ cho con bú không được ăn đủ sẽ gầy yếu, xanh xao, dễ mắc bệnh. Vì thế các bà mẹ nuôi con bú cần phải ăn nhiều hơn để có đủ sữa nuôi con. Người mẹ được ăn no, uống đủ, ngủ tốt tinh thần thoải mái thanh thản, được động viên chăm sóc tốt sẽ có nhiều sữa cho con bú, con sẽ phát triển tốt và khỏe mạnh. Đó là niềm hạnh phúc của cả gia đình.



Sau đây là một số ví dụ về thực đơn cụ thể để đảm bảo nhu cầu DDKN cho các bà mẹ nuôi con bú

Thực đơn cho bà mẹ nuôi con bú (BMNCB) đã tăng cân đủ trong khi mang thai, mức lao động nhẹ:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi ruốc

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

3 miệng bát (200g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

100g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

20g/ngày: 2 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Thực đơn cho BMNCB đã tăng cân đủ trong khi mang thai, mức lao động trung bình:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

3 miệng bát (170g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

100g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

20g/ngày: 2 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

22h

Sữa

110ml

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Thực đơn cho bà mẹ nuôi con bú đã không tăng cân đủ trong khi mang thai, mức lao động nhẹ:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi ruốc

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

3 miệng bát (200g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

150g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

90g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

25g/ngày: 3 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Thực đơn cho bà mẹ nuôi con bú đã không tăng cân đủ trong khi mang thai, mức lao động trung bình:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi ruốc

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

3 miệng bát (200g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

150g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

90g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

25g/ngày: 3 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

22h

Sữa

110ml

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Tóm lại, mang thai và cho con bú là các thời điểm “nhạy cảm về dinh dưỡng”. Tuy nhiên, mối đe doạ suy dinh dưỡng bắt đầu từ khi mang thai cho đến lúc sinh và cho con bú. Một phụ nữ vốn bị suy dinh dưỡng bào thai, lúc trẻ thơ hay khi đã trưởng thành đều có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khi mang thai nhiều hơn là những phụ nữ khác. Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng dinh dưỡng cũng như sức khoẻ của đứa trẻ trong bào thai, khi sinh ra và lớn lên.

7.4. áp dụng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ đẻ ra nhẹ cân, trẻ không có sữa mẹ, trẻ bị suy dinh dưỡng và nguy cơ cao nhiễm HIV

7.4.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh

Thai nhi sống phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ, khi ra đời trẻ phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài nhưng cơ thể còn rất yếu, chức năng các bộ phận chưa hoàn chỉnh. Do đó trẻ dễ mắc bệnh nếu không được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận, tỷ mỉ, sạch sẽ.

Ngay sau đẻ trẻ đã có phản xạ bú, cần cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Việc bú sớm sẽ kích thích tạo sữa sớm và co hồi tốt tử cung của mẹ. Trong vài ngày đầu sữa tiết ra được gọi là sữa non. Sữa non đặc, sánh, mầu vàng nhạt. Đặc tính của sữa non là rất bổ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới đẻ, đồng thời chứa nhiều kháng thể có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm khuẩn, chống dị ứng. Sữa non lại giàu vitamin A giúp trẻ phòng bệnh về mắt và giảm nhiễm khuẩn. Ngoài ra bú sữa non còn có tác dụng giúp trẻ tống phân xu ra nhanh và chống vàng da.

Sau 1 tuần sữa tiết ra tiếp theo được gọi là sữa trưởng thành. Khi cho trẻ bú, sữa này gồm sữa đầu bữa và cuối bữa. Khoa học đã chứng minh rằng sữa cuối bữa chứa nhiều lipid/mỡ, là nguồn cung cấp năng lượng cao cho trẻ, do đó cần phải cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia.

Muốn bảo vệ nguồn sữa mẹ thì trẻ phải cho trẻ bú thường xuyên và có hiệu quả. Khi cho bú người mẹ phải bế trẻ nằm thẳng, quay mặt và áp sát vào lòng mẹ, đợi trẻ mở rộng miệng để trẻ ngậm sâu vào quầng thâm xung quanh núm vú, môi dưới trề ra và cằm chạm vào vú mẹ, để trẻ bú thoải mái.

Khi người mẹ bận phải đi làm hoặc trẻ không tự bú được thì mẹ phải vắt sữa mẹ cho trẻ uống bằng cốc, thìa. Nếu dụng cụ vắt sữa và tay được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thì sữa mẹ vắt ra chỉ cần đậy kín để nơi khô ráo, sạch sẽ có thể kéo dài khoảng 8 giờ mà không cần để trong tủ lạnh. Ngoài ra, trong thời gian này người mẹ cần được ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ nhiều và luôn được gần gũi, bế ẵm con với tình cảm yêu thương, đầm ấm.



7.4.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ có cân nặng sơ sinh thấp

Theo tổ chức Y tế Thế giới – WHO, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp là những trẻ có cân nặng lúc đẻ thấp dưới 2500g. Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp bao gồm cả trẻ đẻ ra trước thời kỳ phát triển bình thường trong tử cung (trẻ đẻ non) và tình trạng chậm phát triển trong tử cung gồm cả trẻ đẻ đúng hạn hay quá hạn nhưng cân nặng không tương xứng với tuổi thai (trẻ đẻ yếu) hoặc phối hợp cả hai.



a. Các yếu tố nguy cơ:

Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp thường do nhiều nguyên nhân và các yếu tố phối hợp với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 60% nguyên nhân là từ phía bà mẹ:



  • Tình trạng dinh dưỡng kém của bà mẹ: ngay trước khi có thai nếu người mẹ thiếu dinh dưỡng (cân nặng dưới 40kg và chiều cao cũng thấp dưới 145cm) có nguy cơ đẻ con thấp cân. Khi có thai, tình trạng dinh dưỡng của mẹ liên quan rõ rệt đến cân nặng thai nhi. Do nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, tử cung, vú, rau thai, nước ối, dự trữ mỡ để tạo sữa sau đẻ, nên bà mẹ cần được ăn uống tốt hơn bình thường. Nếu người mẹ trong 9 tháng mang thai mà không tăng được 10-12kg thì thường do thiếu hụt dinh dưỡng và sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai.

  • Mẹ bị bệnh tật: người mẹ nhiễm độc thai nghén hoặc có bệnh về sản phụ khoa như nhiễm khuẩn đường sinh sản, u nang buồng trứng, hoặc các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, các bệnh tim mạch, thận, huyết áp thường có nguy cơ gây đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai.

  • Chăm sóc bà mẹ trước khi sinh yếu kém: không được khám thai đầy đủ, khoảng cách giữa các lần sinh con quá ngắn (dưới 3 năm), không được nghỉ ngơi trước khi đẻ... thường là những yếu tố nguy cơ đẻ con nhẹ cân.

b. Cách chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt đối với trẻ có cân nặng sơ sinh thấp:

Hầu hết trẻ có cân nặng sơ sinh thấp đều có biểu hiện thiếu sót nhiều hay ít về chức năng của các bộ phận và các hệ thống trong cơ thể.

  • Chăm sóc đặc biệt phải được tiến hành ngay sau đẻ và cần phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối, nhất là với trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 1500g, vô khuẩn ở phòng dưỡng nhi và nhân viên phục vụ.

  • Chống hạ thân nhiệt: luôn giữ nhiệt độ cơ thể 36,5-370C, nhiệt độ phòng phải thích hợp. Nếu trẻ nặng 2500g-2000g thì nhiệt độ phòng khoảng 27-280C, trẻ có cân nặng 2000g-1500g thì nhiệt độ phòng phải đạt 30-320C. Nếu trẻ chỉ nặng dưới 1500g, nhiệt độ phòng phải cao hơn có khi tới 33-350C thì trẻ mới duy trì được thân nhiệt. Điều đơn giản nhưng quan trọng hơn là ngay sau sinh cần cho trẻ tiếp xúc "da kề da" để sưởi ấm cho trẻ bằng nhiệt độ cơ thể của mẹ, chăm sóc theo kiểu “chuột túi” (Kangaroo) bằng cách đặt trẻ vào giữa 2 bầu vú phía trong áo của mẹ sao cho da trẻ áp vào ngực mẹ. Nếu trẻ bị hạ đường huyết thì cũng sớm bị hạ thân nhiệt.

  • Nuôi dưỡng đặc biệt: cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Tùy theo từng trẻ, nếu trẻ chưa có khả năng ăn bằng đường miệng thì có thể cho truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5-10%; rồi chuyển dần sang cho bú sữa mẹ. Nếu trẻ ăn được bằng đường miệng và trẻ có phản xạ bú thì cho bú mẹ trực tiếp là tốt nhất và bú sớm trong vòng 30 phút sau đẻ; nếu trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ cho ăn bằng cốc, thìa.

Sữa của bà mẹ đẻ non dùng nuôi trẻ đẻ non rất phù hợp vì sữa của bà mẹ đẻ non vẫn có nhiều protein và vitamin A, nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống đỡ lại sự tấn công của vi khuẩn.

Sự nuôi dưỡng phụ thuộc vào cân nặng và số tuần tuổi thai của trẻ:



  • Nếu trẻ có tuổi thai dưới 30 tuần thường phải ăn qua ống thông mũi - dạ dày bằng sữa mẹ vắt ra. Bà mẹ có thể cho con mút ngón tay của mình trong khi trẻ đang ăn bằng ống thông. Điều này có thể kích thích hệ tiêu hoá của trẻ. Nếu có thể mẹ bế con "da kề da" giúp cho sự gắn bó tình cảm mẹ con và giúp mẹ tạo sữa.

  • Trẻ từ 30-32 tuần thai có thể ăn bằng cốc, thìa 1-2 lần/ngày kết hợp với những bữa ăn bằng ống thông.

  • Trẻ từ có 32 tuần thai trở lên bà mẹ có thể đặt trẻ vào vú ngay sau khi đẻ. Lúc đầu có thể trẻ chỉ tìm và liếm núm vú hoặc trẻ có thể mút một lúc. Tiếp tục cho ăn sữa mẹ vắt ra bằng ống thông hoặc bằng cốc để đảm bảo trẻ nhận được đủ lượng sữa theo nhu cầu. Khi trẻ bắt đầu mút đầu vú có hiệu quả, trong mỗi bữa bú trẻ có thể hay ngừng bú, nhưng không nên tách trẻ khỏi vú mẹ quá nhanh, trẻ có thể tiếp tục bú tới 1 giờ nếu cần thiết. Nên xen kẽ giữa cho trẻ bú mẹ và cho ăn bằng cốc.

  • Trẻ từ 34-36 tuần trở lên (đôi khi sớm hơn) thường có thể bú mẹ trực tiếp ngay sau sinh. Tuy nhiên, đôi khi vẫn cần cho ăn bằng cốc nếu trẻ bú ít, cho trẻ bú nhiều lần trong ngày. Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp chỉ cần một lượng sữa nhỏ trong những ngày đầu. Bà mẹ cố gắng vắt sữa non ra dù chỉ có ít vì rất cần thiết và tốt cho trẻ.

  • Số lượng sữa cho trẻ ăn tuỳ theo tuổi và cân nặng của trẻ:

  • Tuần đầu:

Ngày thứ nhất: 60 ml/kg/24giờ

Ngày thứ hai: 80 ml/kg/24giờ

Ngày thứ ba: 100 ml/kg/24giờ

Ngày thứ tư: 120 ml/kg/24giờ

Ngày thứ năm: 140 ml/kg/24giờ

Ngày thứ sáu: 160 mll/kg/24giờ

Ngày thứ bảy: 180 ml/kg/24giờ

Số bữa ăn chia làm 8-10 lần/ ngày.



  • Từ tuần thứ hai: duy trì số lượng sữa 180-200 ml/kg/ngày, tiếp tục cho tới khi bú mẹ đầy đủ thì cho bú sữa mẹ hoàn toàn.

  • Nếu số lượng sữa mẹ vắt ra mỗi bữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ thì nên cho trẻ ăn sữa cuối bữa vì rất giầu lipid để trẻ nhận thêm năng lượng.

  • Nếu số lượng sữa mẹ vắt ra ít hơn nhu cầu của trẻ thì tốt nhất là cho trẻ ăn thêm sữa của bà mẹ khác nếu có điều kiện.

  • Số lượng sữa mỗi bữa có thể khác nhau vì trẻ ăn lúc nhiều lúc ít. Vì vậy cần tính lượng sữa trong 24 giờ đề biết trẻ có được bú đủ hay không.

7.4.3. Nuôi trẻ dưới một tuổi khi không có sữa mẹ

Trên thực tế hiện nay có một số bà mẹ vì một lý do nào đó về sức khoẻ và bệnh tật không thể cho con bú được. Trong các trường hợp đó thì phải nuôi trẻ bằng các loại sữa khác như sữa bò, sữa dê, sữa trâu, sữa đậu nành.



a. Các loại sữa thường gặp trên thị trường

Thành phần dinh dưỡng trong 100g sữa (Viện dinh dưỡng 1995)



Loại sữa

Đạm (g)

Mỡ (g)

Đường (g)

Năng lượng (Calo)

Sữa mẹ

1,5

3,0

7,0

63

Sữa bò tươi

3,9

4,4

4,8

77

Sữa dê

3,5

4,1

4,5

71

Sữa trâu

7,0

10,0

5,0

142

Sữa đậu nành (100g đậu / 1 lit)

3,1

1,6

0,4

29

So với sữa mẹ về thành phần các chất dinh dưỡng thì các loại sữa này đều thiếu đường, thừa đạm, riêng chất béo thì quá nhiều trong sữa trâu và quá ít trong sữa đậu nành.

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương