NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai


Dinh dưỡng hợp lý theo nhu cầu đối với phụ nữ trưởng thành



tải về 1.69 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

4. Dinh dưỡng hợp lý theo nhu cầu đối với phụ nữ
trưởng thành

Chúng ta đang sống trong thời kỳ chuyển tiếp. Trong khi nhân dân ta nhiều người vẫn còn nghèo chưa đủ ăn, thậm chí có nơi bị đói. Đối với những người này, cái gì cũng thiếu, cũng cần. Thiếu năng lượng, thiếu đạm, thiếu béo, thiếu vitamin, thiếu khoáng. Do đó, cần có thêm cơm; thêm đậu, vừng, lạc; thêm rau quả; có điều kiện thì thêm thịt, cá. Có lẽ chỉ có một thứ cần khuyên giảm bớt là muối ăn. Trong khi đó, ở thành phố cũng như ở nông thôn, có nhiều người đang giàu lên trông thấy. Và, do không được hướng dẫn về ăn uống hợp lý, nên họ cứ ăn theo sở thích và ăn thừa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Muốn ăn uống điều độ, cần nắm vững nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và giá trị dinh dưỡng của thức ăn để người ăn thiếu phải cố gắng phấn đấu ăn tăng thêm cho đủ, người ăn thừa phải phấn đấu rút bớt để đề phòng cả thiếu và thừa dinh dưỡng.

Người trưởng thành bắt đầu đi làm, có thu nhập, có cuộc sống độc lập. Tuy ăn vẫn ngon miệng, nhưng nhu cầu năng lượng giảm dần nên cần theo dõi cân nặng để đề phòng thừa cân - béo phì. Đối với nông dân nghèo, kiếm không đủ ăn cần phải biết tạo ra ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC gia đình để có thêm thực phẩm tươi, sạch, đa dạng tại chỗ mà lại đỡ tốn tiền mua. Đối với người trưởng thành khá giả hoặc giàu có, phải đề phòng ăn quá mức dẫn đến béo phì và các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, ung thư...

4.1. Dinh dưỡng hợp lý theo nhu cầu cho phụ nữ trong lứa tuổi lao động

Với bất cứ đối tượng nào, ăn uống đều phải đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, đổi mới, lao động và vui chơi giải trí, thể dục


thể thao.

Thức ăn cung cấp năng lượng chính là “xăng dầu” hay năng lượng để các tổ chức cơ quan bộ máy trong cơ thể tiêu hao cho các hoạt động. Cơ thể càng hoạt động nhiều thì càng cần thiết phải cần có nhiều “xăng” - nhiều năng lượng, mà năng lượng thì phải lấy từ các thức ăn. Cơ thể ít hoạt động cần ít “xăng” - nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn. Người ăn quá mức tiêu hao sẽ tăng cân, ngược lại người ăn ít hơn mức tiêu hao sẽ giảm cân. Nếu lượng thức ăn ăn vào cung cấp đủ lượng năng lượng cơ thể tiêu hao thì cân nặng sẽ ổn định, không thay đổi.

Đối với người trường thành nói chung, trước hết cần xác định trọng lượng (cân nên có).

Cách đơn giản là sử dụng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index: BMI) được tính bằng công thức sau:

Cân nặng (kg)

BMI = ----------------

Chiều cao2 (m)

Một người có cân nặng ở mức “nên có” thì BMI trong khoảng 18,5-22,9.

Cân nặng thấp hay bị gầy/thiếu năng lượng trường diễn khi BMI dưới 18,5.

Thừa cân khi BMI ở trong khoảng 23-25 và béo phì khi


BMI >25.

(Lưu ý: Khi BMI ở mức >23 thì đã có nhiều nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp...).

Những điều nêu trên đây chỉ có tính chất hướng dẫn chung. Sức khỏe người ta còn phụ thuộc vào thể trạng và rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, điều rõ ràng là nếu thiếu cân (gầy), hoặc cân nặng nhiều hơn mức tối đa cho phép (béo/mập) thì rất không tốt. Người gầy, người béo mập đều có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, tuổi thọ giảm đi ước tính là từ 6 đến 8 năm so với người có cân nặmg bình thường. Giáo sư Từ Giấy đã khuyên: hiện nay, cần xóa bỏ quan niệm xưa cho rằng “béo tốt” vì béo không tốt mà chỉ có hại.

4.2. Đối với phụ nữ cao tuổi

Phụ nữ cao tuổi thường ăn giảm khoảng 30% năng lượng so với hồi còn trẻ. Ăn bớt cơm, trước ăn 2 hoặc 3 bát nay chỉ cần 2 hoặc thậm chí chỉ cần 1 bát. Ăn thêm khoai như khoai sọ vì có nhiều chất xơ. Ăn nhiều rau quả. Ăn vừng, lạc, đậu phụ, cá thay cho thịt. Người già thường bị xốp xương, nếu có điều kiện ăn thêm sữa vì sữa có nhiều calci dễ hấp thu, hoặc ăn cá nhỏ hầm nhừ để ăn cả xương. Ăn chia ra nhiều bữa nhỏ với thức ăn dễ tiêu hóa, chú ý đảm bảo được uống nhiều nước vào ban ngày: các loại nước chè tươi, nước vối, nước hoa hòe rất tốt cho lứa tuổi này. Hạn chế uống nước vào buổi tối. Nên chú ý trong các bữa ăn có gia vị để kích thích sự ngon miệng.

4.3. Đối với phụ nữ bị bệnh

Ăn theo hướng dẫn ăn điều trị đối với từng loại bệnh. Nhưng nguyên tắc chung vẫn là dù có bệnh phải ăn kiêng, ăn hạn chế nhưng dần dần phải đưa người bệnh trở lại mức ăn và cách ăn uống bình thường để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước sạch.



5. Bảo vệ chất lượng và sự an toàn cho thức ăn

Thức ăn tươi và sạch sẽ là rất quan trọng để có dinh dưỡng tốt. Thực phẩm không bị ô nhiễm vừa bảo vệ được giá trị dinh dưỡng, vừa đề phòng được nhiều bệnh tật truyền qua con đường thực phẩm như: thương hàn, dịch tả, viêm gan, giun sán, các vụ nhiễm khuẩn ngộ độc thức ăn do vi khuẩn và độc tố gây ra.

Các thực phẩm có thể bị ô nhiễm do nhiều con đường:


  • Do đất và nước trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi.

  • Trong quá trình bảo quản, chế biến và vận chuyển.

  • Do người, côn trùng và chuột bọ tiếp xúc với thức ăn.

Triệu chứng nhiễm khuẩn ngộ độc thức ăn gồm nôn mửa, đạu bụng, đi lỏng và sốt, có thể không nhất thiết phải có tất cả các triệu chứng trên. Bệnh thường khởi phát khoảng từ 1-36 giờ sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Bệnh có thể kéo dài vài ngày, nhưng cũng có thể nặng dẫn đến tử vong.

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm:



  • Trước hết phải đảm bảo thực phẩm bán ra trên thị trường không bị ô nhiễm. Gạo và lương thực không bị mốc, rau không có nhiều dư lượng hoá chất trừ sâu, thịt gia súc phải qua kiểm tra thú y. Đặc biệt cần chú ý các thức ăn chín bán trên đường phố, quán cơm hoặc nhà hàng... phải được chế biến, bảo quản và phân phối sạch sẽ, hợp lý.

  • Bảo quản thực phẩm ở nơi khô ráo, mát mẻ, có thùng chứa hoặc tủ dành riêng để đựng thực phẩm, để xa nơi cất giữ các hoá chất. Thực phẩm được đậy kỹ để côn trùng, động vật không tiếp xúc được và gây ô nhiễm, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt.

  • Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với thức ăn:

  • Rửa sạch dụng cụ trước và sau khi chuẩn bị thức ăn.

  • Dùng nước sạch để rửa thực phẩm và để nấu ăn.

  • Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.

  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp. Nên nấu chín kỹ thức ăn và phải ăn ngay sau khi thức ăn đã nấu chín. Tùy theo mùa, thức ăn nấu chín sau 2 giờ (mùa hè) và 4 giờ (mùa đông) đều phải đun sôi kỹ lại trước khi ăn.

  • Các bếp ăn tập thể, các cửa hàng bán cơm, phở càng phải chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh gây ra những vụ tiêu chảy hàng loạt. Đặc biệt, cần chú ý:

  • Đảm bảo dụng cụ bát đĩa sạch, nơi nấu nướng chế biến thức ăn uống phải được giữ gìn sạch sẽ thoáng mát, không có ruồi nhặng, không để lẫn thực phẩm sống chín.

  • Bảo quản tốt thức ăn đã chế biến để không bị nhiễm khuẩn và ôi thiu.

  • Trẻ em được nuôi dưỡng tốt với thức ăn lành, sạch sẽ hợp vệ sinh sẽ phát triển tốt và có sức khoẻ tốt. Các trẻ gầy yếu làm cho sức chống đỡ của cơ thể kém, nếu ăn thức ăn, đồ uống không sạch, bị ôi thiu, nhiễm độc rất dễ bị ỉa chảy có nguy cơ cao dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và tử vong. Cho nên, phải hết sức chú ý đảm bảo thức ăn sạch cho trẻ và giáo dục những thói quen ăn uống hợp vệ sinh cho trẻ như rửa tay trước khi ăn, không đưa bất cứ thứ gì vào mồm để ngậm.

6. Tăng cường hoạt động thể lực và duy trì lối sống lành mạnh

Ăn uống phối hợp nhiều loại thực phẩm, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng bảo vệ chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải đi đôi với thường xuyên tập luyện và vui chơi. Muốn ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, tận dụng được hết giá trị dinh dưỡng của thực phẩm thì con người phải sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực và duy trì nếp sống lành mạnh.

Thường xuyên tập luyện và ăn uống hợp lý, điều độ sẽ giúp cơ thể giữ được thân hình cân đối, khỏe, đẹp và khả năng lao động sáng tạo, góp ích cho gia đình và xã hội.

Trẻ em ngoài việc chú ý nuôi dưỡng chăm sóc cần tạo mọi điều kiện cho trẻ hoạt động thể lực, tập luyện, vui chơi ở ngoài trời để kích thích cơ thể phát triển, tổ chức xương cũng cứng cáp, hoàn chỉnh hoạt động của các chức phận tim mạch, hô hấp, vận động... Đứa trẻ hoạt động sẽ có sức khỏe, khéo léo, nhanh nhẹn, vui vẻ, không ngại việc và học tập tốt. Không nên cho trẻ xem ti vi hoặc chơi điện tử quá nhiều trong ngày (không nên quá 1 giờ/ngày).



7. Nuôi dưỡng và chăm sóc một số đối tượng đặc biệt

Câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ là cần phải làm như thế nào để thực hiện ăn uống đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng và chăm sóc một số đối tượng đặc biệt?



7.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc phụ nữ có thai

7.1.1. Một số điểm cần lưu ý

Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ phải được ăn uống đầy đủ trước và trong khi có thai để có một lượng các chất dinh dưỡng dự trữ và tạo điều kiện cho con mình bắt đầu cuộc sống một cách tốt nhất. Trước, trong và sau khi sinh phụ nữ phải được ăn uống đầy đủ. Bào thai trong bụng mẹ và trẻ sau khi sinh phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Người phụ nữ có thai phải được ăn thêm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và con.

Phụ nữ mang thai không được ăn đủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân vừa khó nuôi lại vừa dễ bị đau ốm. Trong cả thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải tăng trung bình được 10-12kg. Ăn thêm các chất bột và chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng. Ăn thêm thức ăn giầu đạm, bổ sung đa vi chất dinh dưỡng (đặc biệt là sắt, iod, calci, acid folic, vitamin A, vitamin C, vitamin K) và chất khoáng để cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ xương, cơ quan, tổ chức, tạo huyết... cho bào thai; tóm lại là để hình thành đứa trẻ khỏe mạnh.

Có thể đáp ứng được những nhu cầu trên bằng các bữa ăn hàng ngày đa dạng, thay đổi có nhiều loại thực phẩm khác nhau. Người có thai nên ăn nhiều rau quả vì ngoài vitamin và chất khoáng còn có thêm nhiều chất xơ để đề phòng táo bón. Phụ nữ có thai cần đi khám thai tối thiểu ba lần (vào bao thời kỳ của thai nghén) và tiêm đủ hai mũi vaccin phòng uốn ván.

Thiếu hụt dinh dưỡng trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa và sinh trẻ nhẹ cân. Sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn khi mang thai như là acid folic, iod sẽ ảnh hưởng đến bào thai sau quá trình thụ tinh. Chính vì vậy, ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ của bào thai và đứa trẻ sau này.

Khi người phụ nữ mang thai có rất nhiều mối nguy hại đe dọa. Vấn đề suy dinh dưỡng lúc mang thai không thể giải quyết đơn thuần trong giai đoạn mang thai. Chính vì vậy những phụ nữ trong độ tuổi sinh để luôn phải có chế độ ăn cân bằng, hợp lý khi chuẩn bị mang thai như: ăn uống đầy đủ, bổ sung vi chất...



Suy dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai thường dẫn đến các nguy cơ và hậu quả nặng nề sau đây:

Đối với sức khoẻ sản phụ

  • Tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng sản phụ.

  • Tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

  • Thiếu máu.

  • Tăng nguy cơ hôn mê, ốm yếu và hoạt động giảm.

Đối với sức khoẻ bào thai và trẻ sơ sinh

  • Tăng nguy cơ chết lưu, chết sơ sinh.

  • Tăng nguy cơ bị đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân.

  • Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

  • Tăng nguy cơ tổn thương não.

  • Tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ.

  • Tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian mang thai cần phải toàn diện, bao gồm:

  • Đẩy mạnh việc tăng cân thích hợp bằng tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai.

  • Về mặt lý thuyết bình thường trong 9 tháng thai nghén, người mẹ tăng khoảng 10-12kg, trong đó: 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg và 3 tháng cuối tăng 5-6kg.

  • Đăng ký và quản lý thai nghén: mỗi thai phụ lúc có thai cho đến khi đẻ phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.

  • Tiêm vaccin phòng uốn ván đủ 2 mũi: việc tiêm phòng uốn ván là để đảm bảo cho mẹ không bị uốn ván sau khi đẻ, cho con không bị uốn ván sơ sinh. Phải tiêm đủ 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng và trước khi đẻ ít nhất 15 ngày mới có tác dụng phòng bệnh.

  • Nghỉ ngơi lao động hợp lý khi mang thai.

  • Thực hiện vệ sinh khi mang thai cũng như một số vấn đề tế nhị khác.

7.1.2. áp dụng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị trong thực tế chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

Người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời kỳ có thai và cho con bú để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho việc tạo sữa sau này.



a. Làm thế nào để tăng thêm năng lượng cho phụ nữ mang thai?

Đối vối phụ nữ trong thời kỳ có thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo mức nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau:



  • NCDDKN cho phụ nữ tuổi sinh đẻ: 2200Kcal.

  • Phụ nữ có thai 3 tháng cuối: để đáp ứng nhu cầu cần thêm 450 Kcal tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.




Các nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa năng lượng trong khẩu phần với mức tăng cân của mẹ và cân nặng trẻ sơ sinh. Năng lượng trong khẩu phần thấp, làm cho mức tăng cân của thai phụ thấp kéo theo cân nặng sơ sinh cũng thấp. ở nước ta hiện nay, phụ nữ có thai thời kỳ 3 tháng cuối có năng lượng khẩu phần khoảng 2000Kcal/ngày, chỉ đạt 78% nhu cầu (chủ yếu được cung cấp từ gạo: mức tiêu thụ gạo khoảng 500g mỗi ngày, dầu mỡ chỉ tiêu thụ khoảng 1 thìa cà phê tương đương 6g mỗi ngày). Điều đó làm cho sức khoẻ bà mẹ kém đi, đồng thời làm trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng ngay từ trong bào thai.

b. Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể cho trẻ

Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Chất đạm động vật đáng chú ý là từ các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa...

Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ thai 3 tháng cuối: 70g/ngày/người (đạm có chất lượng cao như từ thịt, cá, trứng tương đương 100g thịt lợn, 150g cá hay cua, thêm 100g/ngày/người là đủ...)

Trong thực tế, chất đạm trong khẩu phần của phụ nữ thời kỳ này mới đạt 63% nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng (tiêu thụ khoảng 50g thịt, 4g trứng và 40g cá/ngày/người).



c. Bổ sung các chất khoáng

Các chất khoáng và vi khoáng là các chất dinh dưỡng tuy chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cơ thể có nhu cầu cao về các chất dinh dưỡng cho phát triển như thời kỳ có thai.



  • Calci: calci có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa. Thay đổi nhiều loại thức ăn, bữa ăn sẽ có đủ các chất khoáng.

  • Sắt: sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại và vừng lạc. Sắt do thức ăn cung cấp thường không đáp ứng được nhu cầu sắt gia tăng trong suốt quá trình mang thai. Vì lý do này, bà mẹ có thai cần được bổ sung viên sắt.

  • Kẽm: nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp
    thu kẽm.

d. Bổ sung các vitamin, đặc biệt chú ý tới vitamin A, D và B1

Trong cơ thể, vitamin cần thiết cho các chức phận chuyển hoá bình thường của cơ thể trong đó nó tham gia vào xây dựng tế bào và tổ chức trong cơ thể như:



Vitamin A

Người phụ nữ có thai cần được đảm bảo đủ vitamin A trong suốt thời gian mang thai. Sau khi sinh, người mẹ cần đủ vitamin A để cung cấp vitamin A cho sữa nuôi con. Sữa, gan, trứng... là nguồn vitamin A động vật, dễ dàng được hấp thu và dự trữ trong cơ thể để dùng dần.

Các loại rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống và các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như cà rốt, đu đủ, xoài, bí đỏ là những thức ăn có nhiều caroten còn gọi là tiền vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển thành vitamin A.

Vitamin D

Vitamin D giúp cho sự hấp thu các khoáng chất như calci, phospho vào cơ thể, khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương ngay trong bụng mẹ vì chỉ khoảng 20% lượng calci trong thức ăn ăn vào được hấp thu.



Vitamin B1

Vitamin B1 là yếu tố cần thiết để chuyển hoá glucid. Ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Để có đủ vitamin B1 nên ăn gạo không giã trắng quá, không bị mục, mốc. Ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho nhu cầu của cơ thể và chống được bệnh tê phù.

Ngoài ra, một số các vitamin khác như vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.

Lưu ý: vitamin C dễ bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng.

e. Không nên kiêng khem quá mức

Trong thai kỳ, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả bà mẹ và con. Trong chế độ ăn, nói chung, người mẹ chỉ nên hạn chế cà phê, nước chè đặc, thuốc lá và giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi còn nên ăn như lúc chưa có thai. Nên tuyệt đối kiêng rượu vì chất alcohol trong rượu có thể đi qua rau thai, gây ảnh hưởng tới bào thai.

Nên ăn nhạt (bớt muối, nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ. Tránh dùng tuỳ tiện và nên hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể gây hại cho trẻ như tetraxyclin làm hỏng răng, streptomyxin gây ù tai, nghễnh ngãng...

Trong khi có thai, người mẹ cần ăn nhiều hơn bình thường. Có một số người bị nghén dễ chán ăn hay "ăn dở", chỉ ăn một vài loại thức ăn và ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay... vừa có hại cho sức khoẻ vừa thiếu chất dinh dưỡng để nuôi thai.



Trong trường hợp bị nghén nhẹ như buồn nôn hoặc nôn hay sợ ăn một số thức ăn, người mẹ cố gắng thay thế sang một số thức ăn khác hoặc đồ uống khác để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khi có thai. Bà mẹ có thai và cho con bú, không nên kiêng khem (như kiêng ăn rau, quả, kiêng thịt, trứng hay mỡ...) bất lợi cho sức khoẻ của mẹ và giảm lượng sữa tiết ra hàng ngày.

Sau đây là một số ví dụ về thực đơn cụ thể để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho phụ nữ có thai

Thực đơn cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, mức lao động nhẹ:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

2,5 miệng bát vơi (170g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

100g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

25g/2 bữa: 3 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Thực đơn cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa, mức lao động trung bình:

Thời gian

Thức ăn

Hàm lượng

7h

Xôi

1 miệng bát (gạo nếp 70g)

Ruốc thịt lợn

10g

9h

Sữa

110ml

11h30 và 18h:
Bữa chính

Cơm

2,5 miệng bát (170g gạo)/bữa x 2 bữa/ngày

Đậu phụ

100g/ngày x 2 bữa

Thịt các loại

80g/ngày

Cá và thủy sản

150g/2 bữa

Rau các loại

200g/bữa

Dầu và mỡ

25g/2 bữa: 3 thìa cà phê dầu + 2 thìa cà phê mỡ

Quả chín

200g/ngày

14h

Sữa

110ml

20h

Khoai củ

80g

22h

Sữa

110ml

Lưu ý: Trứng: 4 -5 quả/tuần

Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương