NHÀ xuất bản tài chíNH



tải về 3.6 Mb.
trang14/34
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích3.6 Mb.
#14432
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   34

M
34
iễn thuế đối với thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phải thoả mãn các điều kiện gì ?

Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có thu nhập được miễn thuế phải thoả mãn các điều kiện sau:

1. Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.

Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật.

Đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản.

2. Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.

Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo quy định này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh nơi diễn ra hoạt động sản xuất.

Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.

3. Các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ sơ chế thông thường: nếu sản phẩm trồng trọt có nghĩa là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, bảo quản tươi bằng hoá chất, bóc vỏ, phân loại và đóng gói; nếu sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản có nghĩa là các sản phẩm mới được phơi, sấy khô, làm sạch, ướp đông, ướp muối, phân loại và đóng gói.

M
35
iễn thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được qui định như thế nào ?

1. Lãi tiền gửi được miễn thuế là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Các trường hợp nhận lãi tiền gửi không phải từ các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng đều không thuộc diện được miễn thuế.



Ví dụ 14: Bà Nguyễn Thuý Nga 65 tuổi, có 2 tỷ đồng gửi tiền tiết kiệm Ngân hàng, lãi tiết kiện hàng năm bà được Ngân hàng trả là 240 triệu đồng, ngoài ra Bà còn đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng ACB, khoản tiền lãi bà nhận được năm 2010 là 10 triệu đồng. Khoản thu nhập 240 triệu đồng Bà Nga không phải nộp Thuế thu nhập cá nhân, khoản thu nhập 10 triệu đồng là thu nhập chịu thuế TNCN.

2. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

3. Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm) của cá nhân; Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

M
36
iễn thuế đối với thu nhập từ kiều hối được qui định như thế nào; hồ sơ chứng minh ?

1. Thu nhập được miễn thuế từ kiều hối là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.

2. Căn cứ xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là: các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có).

Ví dụ 15: Bà K sống và làm việc tại Mỹ 20 năm. Bà về hưu thì sinh sống tại Việt nam. Tiền lương hưu bà nhận từ quĩ bảo hiểm của mỹ 500USD/tháng. Về Việt nam bà có ký hợp đồng làm tư vấn cho Công ty Y lương mỗi tháng là 5 triệu đồng. Tháng 3/2010 em gái Bà định cư tại Mỹ, gửi cho Bà khoản tiền 1.000 USD.

Tiền lương hưu 500 USD, khoản tiền 1.000 USD em gái gửi cho bà là khoản thu nhập không chịu thuế

Tiền lương 5 triệu đồng làm việc tại Việt nam là khoản thu nhập chịu thuế.

M
37
iễn thuế đối với phần thu nhập tăng thêm từ phần tiền lương, tiền công do làm việc ban đêm, làm thêm giờ được qui định như thế nào; trách nhiệm của cơ quan trả thu nhập ?

Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động:

1. Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 16: Một cá nhân có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 20.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 30.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

30.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 10.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 40.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

40.000 đồng/giờ – 20.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

2. Đơn vị sử dụng lao động phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai quyết toán thuế.

Tại thông tư liên tịch Bộ Nội Vụ - Bộ Tài chính số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể hướng dẫn:

II. NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ TÍNH CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG LÀM VIỆC VÀO BAN ĐÊM, LÀM THÊM GIỜ

1. Nguyên tắc:

Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm và số giờ thực tế làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.

2. Căn cứ tính:

a) Tiền lương giờ dùng làm căn cứ để tính trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ được xác định bằng tiền lương của một tháng chia cho số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng.

Trong đó:

a1) Tiền lương của một tháng, bao gồm: Mức lương hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Cơ quan, đơn vị được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung thì tiền lương của một tháng cũng được điều chỉnh tăng thêm tương ứng.

a2) Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng được xác định bằng số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày nhân với số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng.

Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày là 8 giờ. Riêng đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành được thực hiện rút ngắn thời giờ làm việc trong một ngày theo quy định.

Số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng là 22 ngày.

b) Thời giờ làm việc vào ban đêm được xác định từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc; từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam.

c) Thời giờ làm thêm thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi thành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.



III. CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG LÀM VIỆC VÀO BAN ĐÊM

1. Điều kiện hưởng:

Các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này có thời giờ thực tế làm việc vào ban đêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Cách tính trả lương làm việc vào ban đêm:

Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính theo công thức sau:




Tiền lương

làm việc vào

ban đêm


Tiền

= lương
giờ




x 130% x


Số giờ thực tế

làm việc vào

ban đêm



IV. CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG LÀM VIỆC THÊM GIỜ

1. Điều kiện hưởng:

Các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này đã có chế độ quy định số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày và số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một tháng của cơ quan có thẩm quyền mà phải làm thêm giờ sau khi đã hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn trong ngày theo quy định.

2. Cách tính trả lương làm thêm giờ:

a) Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:




Tiền lương

làm thêm giờ vào

ban ngày


Tiền

= lương
giờ





150%

x hoặc 200% x

hoặc 300%


Số giờ

thực tế


làm thêm

Trong đó:

Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;

Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).

b) Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì được hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày như sau:






Tiền lương

làm thêm giờ vào

ban ngày

(nếu được bố trí


nghỉ bù)

Tiền

= lương
giờ




50%

x hoặc 100% x

hoặc 200%


Số giờ

thực tế


làm thêm

Trong đó:

Mức 50% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

Mức 100% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần;

Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 200% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và 78 của Bộ luật Lao động).

c) Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức sau:




Tiền lương

làm thêm giờ vào

ban đêm


Tiền lương

= làm thêm 1 giờ

vào ban ngày

x 130% x


Số giờ thực tế

làm thêm giờ vào

ban đêm

Trong đó:

Tiền lương làm thêm 1 giờ vào ban ngày (tuỳ từng trường hợp làm thêm vào ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được bố trí nghỉ bù hay không được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm vào ban đêm) được tính theo công thức quy định tại tiết a hoặc tiết b điểm 2 mục IV Thông tư này với số giờ thực tế làm thêm là 1 giờ.

M
38
iễn thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt nam trả và BHXH nước ngoài trả được qui định và chứng từ chứng minh như thế nào ?

Thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt Nam trả được miễn thuế.

Cá nhân sinh sống tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do các tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật bảo hiểm xã hội của nước đó.



Ví dụ 17: Ông C nguyên là giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu ông đã nghỉ hưu và lương hưu của ông 5 triệu đồng/tháng. Ông có ký hợp đồng với công ty Tư vấn X lương mỗi tháng là 6 triệu đồng. Ông có căn nhà cho thuê giá tiền thuê 20 triệu đồng/tháng (ông nộp thuế khoán, tỷ lệ thu nhập chịu thuế đối với cho thuê nhà kinh doanh là 37%). Căn nhà này có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của hai vợ chồng. Như vậy lương hưu của ông là khoản thu nhập không chịu thuế; Tiền lương 6 triệu làm cho Công ty Tư vấn là khoản thu nhập chịu thuế, nhưng cơ quan trả thu nhập giảm trừ cho bản thân ông là 4 triệu; Thu nhập từ cho thuê nhà là khoản thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, trong năm ông trực tiếp khai, cuối năm ông tổng hợp 2 phần thu nhập (từ tiền lương, từ kinh doanh) để quyết toán thuế với cơ quan thuế

M
39
iễn thuế đối với thu nhập từ học bổng trong những trường hợp nào và hồ sơ chứng minh ?

Thu nhập từ học bổng, bao gồm: (1). Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách nhà nước; (2). Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó; (3). Cơ quan trả học bổng cho cá nhân phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng .

Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp.

Ví dụ 18: Chị H làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư được 5 năm, năm 2010 chị nhận được xuất học bổng của Chính phủ Úc sang Úc học thạc sỹ , ngoài tiền lương chị nhận được tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư chị còn nhận tiền học bổng là 1.000 USD/thán, khoản thu nhập 1.000 USD này là thu nhập không chịu thuế.

M
40
iễn thuế đối với thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường khác được quy định và căn cứ bồi thường như thế nào ?

Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật được miễn thuế thu nhập cá nhân.

1. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là khoản tiền mà cá nhân nhận được do cơ quan bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

Căn cứ để xác định thu nhập là tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ là: văn bản hoặc quyết định bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.

2. Thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là khoản tiền người lao động nhận được từ cơ quan sử dụng lao động hoặc quỹ bảo hiểm xã hội do bị tai nạn trong quá trình tham gia lao động.

Căn cứ để xác định thu nhập từ tiền bồi thường tai nạn lao động là: văn bản hoặc quyết định bồi thường của cơ quan sử dụng lao động hoặc toà án và chứng từ chi bồi thường tai nạn lao động.

3. Thu nhập từ bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

Thu nhập từ bồi thường nhà nước là khoản tiền cá nhân được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có thẩm quyền, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây thiệt hại đến quyền lợi của cá nhân; thu nhập từ bồi thường cho người bị oan do cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định.

Căn cứ để xác định thu nhập từ bồi thường nhà nước là: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc cơ quan hoặc cá nhân có quyết định sai phải bồi thường và chứng từ chi bồi thường.

T
41
hủ tục, hồ sơ miễn thuế Thu nhập cá nhân và thời hạn giải quyết của cơ quan thuế đối với các chuyên gia nước ngoài được quy định tại Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA ban hành kèm theo Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2009 như thế nào ?

Theo qui định tại Thông tư liên tịch Số: 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 28 tháng 05 năm 2010, qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện qui chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình dự án ODA , dược qui định như sau:



1. Xác nhận chuyên gia   

1.1. Hồ sơ xác nhận chuyên gia:

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 và đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 của Thông tư này, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng chuyên gia có hiệu lực, Chủ dự án gửi Cơ quan chủ quản công văn đề nghị xác nhận chuyên gia kèm theo Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

- Bản cam kết không mang quốc tịch Việt Nam của chuyên gia.

- Bản sao hộ chiếu (có chứng thực) của chuyên gia và các thành viên trong gia đình chuyên gia, trong đó có trang thị thực nhập cảnh Việt Nam (nếu có) và trang đóng dấu xuất nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

- Bản gốc hoặc bản sao (có chứng thực) các tài liệu sau: (i) Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu dịch vụ tư vấn (cá nhân hoặc nhóm chuyên gia); (ii) Tài liệu đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm phần danh sách tư vấn).

- Văn bản chấp thuận của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài trong trường hợp có sự thay đổi và bổ sung so với danh sách chuyên gia, tư vấn trong tài liệu đấu thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bản sao hợp đồng tư vấn của chuyên gia (cá nhân hoặc Nhóm chuyên gia) ký với nhà thầu, cơ quan có thẩm quyền Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài.

1.2. Thủ tục xác nhận chuyên gia:

a) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ Hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Cơ quan chủ quản xác nhận chuyên gia theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này (có đóng dấu giáp lai) và gửi 08 bản gốc cho Chủ dự án.

b) Trong thời gian chưa có xác nhận Chuyên gia thì tùy từng trường hợp Chuyên gia ký hợp đồng với Chủ dự án hay với nhà thầu (công ty) mà Chủ dự án hoặc nhà thầu (công ty) có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở của mình về các Chuyên gia thuộc đối tượng miễn thuế Thu nhập cá nhân khi có phát sinh nghĩa vụ thuế.

1.3. Trong thời hạn 30 ngày trước khi chuyên gia kết thúc thời gian làm việc tại Việt Nam, Chủ dự án có trách nhiệm báo cáo Cơ quan chủ quản, Cơ quan thuế địa phương, Cục Hải quan, Cơ quan Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của Chủ dự án.



2. Thủ tục, hồ sơ miễn thuế Thu nhập cá nhân và thời hạn giải quyết của cơ quan thuế:

2.1. Tùy từng trường hợp Chuyên gia ký hợp đồng với Chủ dự án hay với nhà thầu (công ty) mà Chủ dự án hoặc nhà thầu (công ty) gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế Thu nhập cá nhân cho Chuyên gia đến cơ quan thuế địa phương nơi đặt trụ sở của mình. Hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị của Chủ dự án hoặc của nhà thầu (công ty) đề nghị miễn thuế Thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia.

- Xác nhận của Cơ quan chủ quản về việc Chuyên gia đáp ứng đủ điều kiện về ưu đãi và miễn trừ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.

- Các tài liệu liên quan đến thu nhập được miễn thuế của Chuyên gia (hợp đồng, chứng từ chi trả thu nhập,…).

2.2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm 1 nêu trên, Cơ quan thuế cấp Xác nhận miễn thuế Thu nhập cá nhân cho Chuyên gia theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.



3. GIẢM THUẾ

A
42
i được giảm thuế; Số thuế phải nộp cho khoản thu nhập nào trong năm được xét giảm hồ sơ thủ tục như thế nào ?

1. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

Số thuế xét giảm được thực hiện theo năm dương lịch. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó.

2. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà đối tượng nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với các khoản thu nhập chịu thuế tính theo biểu thuế toàn phần và thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.



Ví dụ 19: Bà X chủ hộ kinh doanh nộp thuế TNCN theo phương pháp khoán, mỗi quí nộp 5 triệu đồng tiền thuế. Tháng 10/2010 bà tham gia chương trình khuyến mại được nhận giải thưởng là chiếc xe máy trị giá 20 triệu. Đơn vị trả thưởng đã khấu trừ và nộp thuế thay cho bà là (20 tr. - 10 tr.) x 10% = 1 triệu. Tháng 11/2010, cửa hàng của bà bị cháy, giá trị thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền xác nhận là 25 triệu đồng. Bà làm hồ sơ xin giảm thuế: Số thuế làm căn cứ xét giảm thuế là 21 triệu đồng (ngoài khoản thu nhập từ kinh doanh nộp thuế 20 triệu đồng, bà còn có khoản thu nhập từ thưởng khuyến mại nộp thuế 1 triệu đồng). Như vậy giá trị thiệt hại 25 triệu, nhưng số thuế được giảm tối đa là 21 triệu. Chỉ xét giảm thuế cho bà X năm 2010, số tiền còn bị thiệt hại 4 triệu không được chuyển năm sau để xét giảm.

Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm (nếu có), hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

Số thuế giảm được xác định theo nguyên tắc: số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng mức độ thiệt hại; số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ bằng số thuế phải nộp.

3. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế

3.1. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn

Hồ sơ giảm thuế gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Biên bản xác định mức độ thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản xác nhận thiệt hại của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn.

- Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thoả thuận bồi thường của người gây hoả hoạn (nếu có).

- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hoả hoạn.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

3.2. Đối với đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn

Hồ sơ giảm thuế phải gửi cho cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế.

- Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thoả thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).

- Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

3.3. Đối với đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo

Đối tượng nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế là người bị mắc bệnh, nếu không điều trị theo chỉ định của cơ quan y tế hoặc bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến tính mạng.

Hồ sơ giảm thuế:

- Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.

- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hoá đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).

Ví dụ 20: Anh K làm việc tại Ngân hàng X lương mỗi tháng 10 triệu đồng, tháng 5/2010 anh bị bệnh thận phải chạy thận hàng tháng. Trong năm, ngân hàng đã kê khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của anh. Anh bị bệnh thận là bệnh hiểm nghèo nên anh làm hồ sơ để được giảm thuế.

4. Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế

Thẩm quyền ban hành quyết định giảm thuế là thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối tượng nộp thuế.


Каталог: eos.nsf
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 1124/tct-cs v/v: chính sách thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> TỔng cục hải quan số: 1810/tchq-kttt v/v: vướng mắc thủ tục hoàn thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục thuế Độc lập Tự do Hạnh phúc
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 380/tct-cs v/v: chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Công ty cổ phần thực phẩm J. K. Lim (VN)
eos.nsf -> Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8873/bc-ct-ttr1 ngày 16/11/2009 về việc xác định giá bán tịnh liên quan đến chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh Unilever vn
eos.nsf -> BỘ TÀi chính số: 622/btc-tct v/v: Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương