NHÀ xuất bản tài chíNH



tải về 3.6 Mb.
trang16/34
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích3.6 Mb.
#14432
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   34

T
50
rường hợp cá nhân nhận thu nhập không có thuế TNCN (Thu nhập NET) thì khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công phải quy đổi thành thu nhập có thuế như thế nào ?

Về nguyên tắc về thu nhập từ tiền lương tiền công là khoản thu nhập bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân, vì thu nhập của cá nhân thì nghĩa vụ thuế là của cá nhân. Nhưng do phương pháp tạm khấu trừ thuế hàng tháng nên có trường hợp cá nhân đề nghị ký hợp đồng lao động nhận thu nhập không có thuế. Vì vậy trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công không có thuế TNCN (thu nhập NET) thì khoản thu nhập này phải quy đổi thành thu nhập có thuế. Tuy nhiên việc qui đổi này phức tạp vì trước kia theo pháp lệnh thuế thu nhập cao mọi người đều được trừ một mức giống nhau nên chỉ căn cứ vào thu nhập chưa có thuế để dụng vào biểu qui đổi, nay theo Luật thuế TNCN các cá nhân có hoàn cảnh khác nhau được trừ gia cảnh khác nhau; cho nên trước khi qui đổi phải xác định mức trừ gia cảnh trước của từng người sau đó mới áp dụng vào công thức qui đổi.



BẢNG QUY ĐỔI

THU NHẬP SAU THUẾ RA THU NHẬP TRƯỚC THUẾ

Đơn vị: triệu đồng Việt Nam

STT

Thu nhập sau thuế

Thu nhập
trước thuế


Thu nhập năm

Thu nhập tháng

1

Đến 57

Đến 4,75

NET/0,95

2

Trên 57 đến 111

Trên 4,75 đến 9,25

(NET-0,25)/0,9

3

Trên 111 đến 192,6

Trên 9,25 đến 16,05

(NET-0,75)/0,85

4

Trên 192,6 đến 327

Trên 16,05 đến 27,25

(NET-1,65)/0,8

5

Trên 327 đến 507

Trên 27,25 đến 42,25

(NET-3,25)/0,75

6

Trên 507 đến 742,2

Trên 42,25 đến 61,85

(NET-5,85)/0,7

7

Trên 742,2

Trên 61,85

(NET-9,85)/0,65

Ghi chú: NET là thu nhập/tháng của cá nhân thực nhận theo hợp đồng chưa có thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ 28: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả theo hình thức chủ lao động (Công ty) chịu trách nhiệm nộp thuế thay, tiền lương thực lĩnh của ông A là 19 triệu VNĐ/tháng. Ông A có nuôi 2 người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.

Việc quy đổi thành thu nhập trước thuế và xác định số thuế được tính như sau:

- Thu nhập NET để quy đổi (không bao gồm gia cảnh) = 19 triệu - 7,2 triệu = 11,8 triệu.

- Thu nhập tính thuế (trước thuế) sau khi quy đổi tính theo công thức (không bao gồm gia cảnh) = (11,8 triệu - 0,75 triệu)/0,85 = 13 triệu đồng.

- Thuế TNCN phải nộp = {5 triệu x 5%} + {(10 triệu - 5 triệu) x 10%} + {(13 triệu - 10 triệu) x 15%} = 1.200.000 đồng.

Như vậy, tổng thu nhập chịu thuế của ông A (đã bao gồm thuế TNCN) mà Công ty phải trả tính trong chi phí tiền lương của ông A là 20,2 triệu đồng (bao gồm 1,2 triệu đồng tiền thuế TNCN và 19 triệu đồng tiền lương ông A thực nhận).

C
51
ác khoản thu nhập nào không phải tính thu nhập chịu thuế của thu nhập từ tiền lương, tiền công?


(1). Khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Mức khoán chi áp dụng đối với từng trường hợp như sau:

- Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.



(2) Chi xe phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại

(3) Các khoản phí hội viên như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao nếu được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng

(4) Các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ... không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động

(5) Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động.

(6) Đối với khoản tiền ăn giữa ca: không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động nếu người sử dụng lao động trực tiếp tổ chức bữa giữa ca cho người lao động:

Trường hợp, đơn vị chi trả thu nhập không trực tiếp tổ chức bữa ăn ca mà chi tiền ăn ca trực tiếp cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế thuế của người lao động nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường hợp chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động kinh doanh thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội không quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng mức tối đa cũng không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước.



Ví dụ 29: Chị Mai làm việc tại Công ty Bóng đèn, lương tháng 3.000.000đ, chị A không kê khai giảm trừ gia cảnh; tiền điện thoại khoán là 500.000đ; tiền ăn trưa 450.000đ/tháng.Tổng thu nhập chị A hàng tháng là 3.950.000đ. Trường hợp này chị A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ 30: Anh Hồng Phó giám đốc Công ty X, theo qui chế về khoán chi điện thoại, anh được doanh nghiệp khoán với mức 1 triệu đồng/tháng. Tiền trang phục, công ty không may mà chi trả tiền để cá nhân đi may với mức 1,5 triệu đồng, thì theo qui định khoản khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành. Khoản chi trang phục theo qui định của luật thuế TNDN nếu chi bằng tiền thì mức qui định là 1 triệu đông, doanh nghiệp chi 1,5 tr. thì phần vượt 0,50 tr. là thu nhập chịu thuế.

(7) Một số khoản chi cho người nước ngoài:

a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Mức trợ cấp được tính trừ căn cứ trên hợp đồng lao động hoặc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngoài sinh sống.

Ví dụ 31: Ông Wantanabe năm 2010 ông vào Việt nam làm việc cho Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài với thời hạn 3 năm, ông có mang theo vợ và con. Trong hợp đồng lao động có đề cập hàng năm Công ty chi tiền mua vé máy bay cho ông và vợ, con ông 1 lần, giá vé khứ hồi là 1.000 USD/người. Năm 2010 ông cũng nhận được khoản trợ cấp chuyển vùng một lần là 2.000 USD. Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ cho ông về phép mỗi năm một lần 1.000 USD và khoản trợ cấp chuyển vùng một lần là 2.000 USD là thu nhập không chịu thuế. Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho vợ và con ông 2.000 USD là thu nhập chịu thuế
c) Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học.

Ví dụ 32: Ông Smit là Tổng giám đốc Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài tại Việt nam (Công ty X), Vợ ông cũng làm việc tại việt nam. Ông có con học tại trường Đại học R-Mít Việt nam. Năm 2010 công ty X có chuyển trả cho Trường R-Mít khoản tiền học cho con ông là 100 triệu đồng và cấp chứng từ nộp tiền cho ông. Khoản tiền trả cho con của ông học đại học tại Việt nam thuộc diện thu nhập chịu thuế, chỉ có tiền học trả cho con theo bậc học phổ thông là khoản thu nhập không chịu thuế.

(8) Khoản phụ cấp, trợ cấp:

1. Phụ cấp đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công, bao gồm: phụ cấp, trợ cấp cho thương binh, bệnh binh, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ hoạt động cách mạng; phụ cấp, trợ cấp cho các anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

b. Phụ cấp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

c. Các khoản phụ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, gồm:

a) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b) Phụ cấp thu hút đối với vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

c) Phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

2. Các khoản trợ cấp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động:

a) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

b) Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi.

c) Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động.

d) Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng.

đ) Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp.

e) Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả.



Ví dụ 33: Chị A nhân viên Công ty X lương hàng tháng của chị là 5 triệu đồng, tháng 7/2010 chị sinh con, được nghỉ 4 tháng làm việc và nhận 5 tháng tiền lương từ quĩ Bảo hiểm xã hội mỗi tháng là 2 triệu đồng. Công ty có huy động vay vốn của cán bộ công nhân viên, tháng 7/2010 chị A cho công ty vay 300 triệu đồng, công ty trả lãi mỗi tháng 1% là 3 triệu đồng. Tiền lương 10 triệu đồng (5 tháng x 2 triệu) chị nhận từ quĩ bảo hiểm xã hội là khoản thu nhập không chịu thuế; Thu nhập chịu thuế từ tiền lương năm 2010 của chi A là 5 tr. x 8 tháng = 40 triệu. Khoản tiền lãi chị nhận được mỗi tháng 3 triệu Công ty trả lãi hàng tháng thì công ty phải khai khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn với thuế suất 5% (thuế phải nộp là 3 tr. x 5% = 0,150 triệu).

3. Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực nhà nước để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp thì các khoản phụ cấp, trợ cấp này không tính vào thu nhập chịu thuế.

(9). Các khoản tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:

Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng như cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể:

a) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến;

b) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng như Huân chương, Huy chương các loại.

c) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu vinh dự nhà nước như danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu Anh hùng, danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ Nhân dân,...

d) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.

đ) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.

e) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.

Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.

Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

Tiền thưởng về phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.



(10) Các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công khác không tính vào thu nhập chịu thuế:

Không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công một số khoản mà cán bộ công chức, cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang được chi trả hoặc đơn vị chi trả thanh toán hộ các cá nhân trên theo chế độ quy định của nhà nước. Cụ thể như sau:

a. Khoản được nhận theo chế độ ban hành kèm theo Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

b. Phụ cấp phục vụ ban hành kèm theo Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ;

c. Chế độ trang bị hoặc khoản được nhận theo chế độ khoán sử dụng xe ôtô phục vụ công tác ban hành kèm theo Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nước;

d. Khoản được nhận theo chế độ nhà công vụ quy định tại Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và Quyết định số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ;

đ. Khoản được nhận của cán bộ công chức và những cá nhân khác nhận được từ các công việc sau: Tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản pháp luật, Nghị quyết, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội; từ Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; từ Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy.

Ví dụ 34: Anh A giám đốc Công ty X, lương hàng tháng là 15 triệu, anh là đại biểu Quốc hội, anh có nhận được khoản tiền về tham gia ý kiến, thẩm định các văn bản pháp luật là 2 triệu đồng. Năm 2010 ngoài tiền thưởng của Công ty là 20 triệu đồng, anh còn nhận được tiền thưởng kèm theo danh hiệu danh hiệu Anh hùng lao động là 5 triệu đồng.

Thu nhập từ việc thẩm định các văn bản pháp luật là 2 triệu đồng, tiền thưởng danh hiệu anh hùng lao động là khoản thu nhập không chịu thuế. Thu nhập chịu thuế năm 2010 của anh A là (15 tr. x 12 th) + 20 tr. = 200 triệu.

T
52
hu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định như thế nào ?

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản sau:

- Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định của pháp luật.

- Các khoản giảm trừ gia cảnh.

- Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân vừa có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, vừa có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế từ kinh doanh cộng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công.



Ví dụ 35: Vợ chồng anh A ở Thị xã Hưng yên, anh chị có một ngôi nhà cho thuê với giá tiền thuê là 20 triệu đồng /tháng. Chị A làm việc tại công ty xuất nhập khẩu lương mỗi tháng là 6 triệu đồng. Anh A làm giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thu nhập chịu thuế năm 2010 là 200 triệu đồng. Doanh nghiệp anh nộp thuế TNDN là 200 tr. x 25% = 50 triệu đồng. Thu nhập còn lại 150 triệu anh sử dụng chi tiêu cho gia đình. Tiền cho thuê nhà nhận hàng qúi, do 2 vợ chồng cùng chung quyền sử dụng nên thu nhập được chia mỗi người 10 triệu đồng (anh chị nộp theo thuế khoán, tỷ lệ khoán TNCT đối với cho thuế nhà là 37%). Anh chị có 1 con nhỏ 5 tuổi, chị A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con. Giả sử 2 vợ chồng chỉ có các nguồn thu nhập trên, từng người khai thu nhập tính thuế, số thuế phải nộp như sau:

Chị A: Thu nhập tính thuế:

(6 triệu x 12 th.) + (10 tr x 37% x 12 th. – (48 tr. + 19,2 tr) = 37,2 triệu

Thuế phải nộp ( theo biểu thuế năm): 37,2 tr. x 5% = 1,8 triệu

Anh A: Thu nhập từ kinh doanh: Anh là chủ doanh nghiệp tư nhân phần thu nhập sau khi nộp thuế TNDN, anh không phải nộp thuế TNCN.

Thu nhập từ cho thuê nhà:

10 tr. x 37% x 12 tháng = 44,4 triệu. Anh được trừ cho bản thân là 48 triệu nên quyết toán anh không phải nộp thuế TNCN.

T
53
ại sao khoản giảm trừ gia cảnh cho đối tượng nộp thuế được tính 48 triệu đồng/năm còn đối với người phụ thuộc lại tính 1,6 triệu đồng kể từ tháng phát sinh hoặc chấm dứt nghĩa vụ nuôi dưỡng?

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì sẽ tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công.

Mức giảm trừ gia cảnh bao gồm: giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng, 48 triệu đồng/năm. Mức này tính cho cả năm, như vậy trong năm một số tháng không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng thì mức trừ vẫn được tính là 48 triệu. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng, như vậy không có nghĩa là được trừ cả năm là 19,2 triệu (1,6tr x 12 tháng).



Ví dụ 36: Chị A sinh con vào tháng 5/2010 thì từ tháng 5/2010 chị được trừ người phụ thuộc là con và năm 2010 khi quyết toán thuế chị khai số tháng giảm trừ cho con là 8 tháng x 1,6 triệu = 12,8 triệu đồng.

N
54
guyên tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được qui định như thế nào; con không trực tiếp nuôi dưỡng bố mẹ có được giảm trừ người phụ thuộc không?

- Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đối tượng nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009 trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc

- Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ tháng đó.

Ví dụ 37: Vợ chồng chị D có 2 con dưới 18 tuổi. Anh chị đều có thu nhập trên mức khấu trừ thuế. Việc đăng ký giảm trừ cho 2 con sẽ do anh chị lựa chọn một trong 3 cách: trừ 3,2 triệu vào vợ; trừ 3,2 triệu vào chồng hay chia ra mỗi người trừ 1,6 triệu. Anh chị căn cứ thu nhập của mình tính theo 3 cách trên cách nào số thuế nộp thấp thì đăng ký.

Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.



Ví dụ 38: Một bà mẹ ở nông thôn (65 tuổi) có 4 con đã xây dựng gia đình. Các con bà đi làm ở thành phố đều có thu nhập trên mức chịu thuế. Như vậy cả 8 con của bà (gồm cả dâu, rể) đều có quyền trừ 1,6 triệu (nuôi dưỡng bà). Nhưng theo qui định chỉ một người được trừ, vậy các con của bà phải thoả thuận để cho ai được trừ nuôi người phụ thuộc thì người đó khai đăng ký giảm trừ gia cảnh. Với qui định này cá nhân tự giác kê khai và tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

- Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.



Đ
55
iều kiện trở thành người phụ thuộc bao gồm con; vợ hoặc chồng; bố, mẹ và các đối tượng khác được quy định như thế nào ?

1) Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú, cụ thể:

- Con dưới 18 tuổi (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ 39: Con anh Nguyễn Văn A sinh tháng 7 năm 1992. Trường hợp này con anh Nguyễn Văn A được tính là người phụ thuộc đến hết tháng 6 năm 2010.

- Con trên 18 tuổi bị tàn tật, không có khả năng lao động.

- Con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, con học thạc sỹ, tiến sỹ không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định.

Ví dụ 40: Ông A làm ở văn phòng đại diện nước ngoài có 3 con: 1 con đang học cấp II, một con đang học Đại học Bách Khoa Hà nội, cháu tranh thủ tiếp thị bán phầm mền tin học ngoài giờ có thu nhập bình quân 1 triệu đồng tháng, Con thứ 3 đang học thạc sỹ ở Anh , không có thu nhập gì thêm. Được biết vợ Ông có thu nhập thấp nên tính giảm trừ người phụ thuộc của các con vào tiền lương của Ông A.

Ông A được giảm trừ gia cảnh cho các con là con học cấp II và con học thạc sỹ ở nước ngoài. Con thứ 2 của ông dù đang đi học đại học nhưng có thu nhập 1 trđ/th ( trên mức 500 000 đ/th ) nên không được giảm trừ

2) Vợ hoặc chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định



Ví dụ 41: Anh C làm việc ở Công ty Xuất nhập khẩu. Anh có vợ 45 tuổi và 2 con nhỏ dưới 18 tuổi. Vợ anh ở nhà làm ruộng , nuôi lợn gà và chăm sóc các con, thu nhập thấp: dưới 500 000 đ/tháng. Anh C chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho 2 con, còn vợ anh tuy có thu nhập thấp dưới 500.000 đ/tháng nhưng chị còn trong độ tuổi lao động nên không được tính giảm trừ.

3) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) mẹ kế, bố dượng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định.

4) Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không nơi nương tựa, không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức quy định mà đối tượng nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.

- Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị tàn tật không có khả năng lao động (trừ con đang theo học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề);

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.

- Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 500.000 đồng.


Каталог: eos.nsf
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 1124/tct-cs v/v: chính sách thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> TỔng cục hải quan số: 1810/tchq-kttt v/v: vướng mắc thủ tục hoàn thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục thuế Độc lập Tự do Hạnh phúc
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 380/tct-cs v/v: chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Công ty cổ phần thực phẩm J. K. Lim (VN)
eos.nsf -> Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8873/bc-ct-ttr1 ngày 16/11/2009 về việc xác định giá bán tịnh liên quan đến chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh Unilever vn
eos.nsf -> BỘ TÀi chính số: 622/btc-tct v/v: Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương