NHÀ xuất bản tài chíNH



tải về 3.6 Mb.
trang13/34
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích3.6 Mb.
#14432
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân


Thông tư liên tịch số 122/2008/TTLT-BTC-BQP, ngày 16/12/2008, hướng dẫn chế độ thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các đối tượng hưởng lương Bộ Quốc phòng

Thông tư liên tịch số 123/2008/TTLT-BTC, ngày 16/12/2008, hướng dẫn chế độ thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân viên chức hưởng lương thuộc Bộ Công an



Năm 2009, 2010 Bộ Tài chính ban hành một số Thông tư sau:

- Thông tư số 10/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, khấu trừ thuế, khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm

Thông tư liên tịch số 19/2009/TTLT-BTC-BNV, ngày 2/2/2009, Hướng dẫn chế độ thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06/02/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân (Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/08/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo nghị quyết số 31/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội, thay thế thông tư này)

- Thông tư số 42/2009/TT-BTC ngày 09/03/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm đại lý xổ số và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng xổ số

- Thông tư số 57/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân Việt Nam làm việc tại văn phòng đại diện của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam


-Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân

-Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/08/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009 theo nghị quyết số 31/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội

- Thông tư số 161/2009/TT-BTC ngày 12 /08/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản

-Thông tư số 164/2009/TT-BTC ngày 13/08/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân đối với người trúng thưởng trong các trò chơi tại Điểm vui chơi giải trí có thưởng.


- Thông tư số 176/2009/TT-BTC ngày 09/09/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế.

Năm 2010

-Thông tư số 02/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân.


Thông tư liên tịch số: 12/2010/TTLT-BKHĐT-BTC, ngày 28 tháng 05 năm 2010, qui định chi tiết và hướng dẫn thực hiện qui chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình dự án ODA ban hành kèm theo quyết định số 119/2009/QĐ-TTG, ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ

-Thông tư số 20/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về Thuế thu nhập cá nhân.

-Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/03/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính

1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ


V
27
iệc xác định thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú như thế nào ?

1. Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.



Ví dụ 1: Ông Yamada vào Việt nam làm việc cho một chi nhánh của Công ty ở Nhật 3 năm, hợp đồng lao động ký tiền lương là 10.000 USD tháng, Chi nhánh tại Việt nam trả lương cho ông 4.000 USD, phần còn lại 6.000 USD ông nhận tại Nhật. Ngoài ra, ở Nhật ông còn có thu nhập từ cho thuê nhà là 1.000 USD/tháng. Ông Yamada là đối tượng cư trú thuế tại Việt nam nên ông phải khai thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ việt nam, thu nhập chịu thuế đối với ông là 4.000 USD + 6.000 USD + 1.000 USD = 11.000 USD.

Ví dụ 2: Ông Cheng có quốc tịch Singapo năm 2010 Ông làm việc ở Chi nhánh 1 công ty máy tính của Singapo tại Việt nam trong 7 tháng cuối năm , Thu nhập phát sinh từ tiền lương Ông nhận tại Việt nam là 35.000 USD, Vợ Ông ở Singapo nhận để chi tiêu cho gia đình và 2 con là 28.000 USD. Ngoài ra Ông còn nhận lương ở công ty mẹ tại Singapo cho 4 tháng làm việc đầu năm là 32 000 USD.

Ông Cheng ở Việt nam trên 183 ngày nên là cá nhân cư trú, có thu nhập chịu thuế toàn cầu, không phân biệt chi trả tại Việt Nam hay ở nước ngoài ông Cheng kê khai thu nhập chịu thuế tại VN.

35 000 USD + 28.000 USD + 32 000 USD= 95.000USD

2. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.



C
28
á nhân cư trú phải đáp ứng các điều kiện gì ?

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

1. Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó, ngày đến và ngày đi được tính là 01 (một) ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân đó khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú. Cá nhân có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

2.1. Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú:

a) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở đăng ký thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký cư trú theo quy định của Luật cư trú.

b) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

2.2. Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

a) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú theo hướng dẫn nêu trên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.

b) Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.



Ví dụ 3: Anh A có hộ khẩu thưởng trú và có nhà cửa, vợ con ở thị Trấn Bần, Hưng yên. Anh A đi xuất khẩu lao động ở Ly bi trong thời gian 2 năm : 2010 và 2011. Anh A thuộc đối tượng nộp thuế TNCN ở Việt nam.

Ví dụ 4: Ông X có quốc tịch Nhật đến Việt Nam từ ngày 15/5/2009. Trong năm 2009, ông X có mặt tại Việt Nam tổng cộng 140 ngày và trong năm 2010, tính đến 14/5/2010, ông X có mặt tại Việt Nam trên 43 ngày. Năm tính thuế đầu tiên của ông X được xác định từ ngày 15/5/2009 đến hết ngày 14/5/2010. Năm tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2010 đến hết ngày 31/12/2010.

Ví dụ 5: Ông A đến Việt Nam làm việc ngày 01/5/2010 (là ngày ghi trên hộ chiếu của ông A) và có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Giả sử từ 01/5/2010 đến 31/12/2010, ông A có mặt tại Việt Nam là 160 ngày; từ ngày 01/01/2011 đến 30/4/2011, ông A có mặt tại Việt Nam 30 ngày. Như vậy, trong năm 2010 ông A không đủ thời gian có mặt tại Việt Nam để được xác định là cá nhân cư trú (160 ngày nhỏ hơn 183 ngày). Tuy nhiên nếu tính trong 12 tháng liên tục (từ ngày 01/5/2010 đến ngày 30/4/2011) ông A có mặt tại Việt Nam tổng cộng là 190 ngày (160 ngày cộng 30 ngày), do đó ông A vẫn được xác định là cá nhân cư trú.

Năm tính thuế thứ nhất của ông A được xác định từ ngày 01/5/2010 đến hết ngày 30/4/2011, ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 30/4/2011.

Năm tính thuế thứ 2 của ông A được xác định từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2011; ông A phải nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày 31/12/2011.

Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 của ông A được trừ phần thuế đã nộp trong năm thứ nhất tương ứng với thời gian trùng với năm tính thuế thứ 2 cụ thể là các tháng 1, 2, 3, 4.

Số thuế tính trùng của năm 2010 được trừ vào năm tính thuế thứ 2011 của ông A được xác định như sau:

Số thuế tính trùng được trừ

=

Số thuế phải nộp trong năm 2010

x

4 tháng

12


C
29
á nhân cư trú là người nước ngoài đồng thời làm việc ở Việt Nam và ở nước ngoài có thu nhập được xác định là thu nhập toàn cầu thì tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam được xác định như thế nào?

Đối với người nước ngoài đồng thời làm việc ở Việt Nam và ở nước ngoài có thu nhập được xác định là thu nhập toàn cầu (không tách riêng được phần thu nhập trả cho công việc làm tại Việt Nam) thì tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau:




Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày làm việc tại Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

Tổng số ngày làm việc trong năm (*)

(*) Tổng số ngày làm việc trong năm tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt nam.

Hoặc:


Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam

=

Số ngày có mặt ở Việt Nam

x

Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)

+

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

365 ngày


Ví dụ 6: Ông Takamura - quốc tịch Nhật bản công tác tại Công ty Mitsubishi Nhật bản. Từ 01/01/2009 ông được chuyển sang Công ty Mitsubishi Việt Nam để làm việc bán thời gian, tiền lương do Công ty Mitsubishi Nhật bản thanh toán trực tiếp với mức lương hàng tháng là 10.000 USD (120.000 USD/năm). Tổng số thời gian ông có mặt tại Việt Nam trong năm 2009 là 150 ngày do đó ông thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam, trong đó thời gian làm việc thực tế là 105 ngày. Tổng số ngày lao động theo quy định của Công ty trong năm 2009 là 260 ngày. Đối với khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam (tương ứng với thời gian làm việc tại Việt Nam) của ông Takamura được xác định theo một trong 2 cách sau:

+ Cách thứ nhất:


Tổng TN phát sinh tại Việt Nam

=

105 ngày

x

120.000 USD

=

48.462 USD

260 ngày


Thuế TNCN phải nộp: 48.462 USD x 20% = 9.692,4 USD
+ Hoặc xác định TNCN theo cách thứ hai:


Tổng TN phát sinh tại Việt Nam

=

150 ngày

x

120.000 USD

=

49.315 USD

365 ngày

Thuế TNCN phải nộp: 49.315 USD x 20% = 9.863 USD

2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện của cá nhân cư trú.



Ví dụ 7: Ông Bin người Hàn Quốc đến Việt Nam để tham gia vào tư vấn thiết kế quy hoạch thành phố ven sông Hồng, lương tháng của Ông Bin là: 35.000USD /tháng. Ông Bin chỉ ở Việt Nam 60 ngày ( < 183 ngày ). Ông Bin thuộc đối tượng nộp Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú.

T
30
rường hợp nhiều người đứng tên trong đăng ký KD, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; đứng tên trong chuyển nhượng bất động sản bản quyền... thì đối tượng nộp được xác định như thế nào ?

1. Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh)

1.1. Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đứng tên trong đăng ký kinh doanh.

1.2. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong đăng ký kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh), cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là từng thành viên có tên ghi trong đăng ký kinh doanh.

1.3. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh nhưng chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh.

1.4. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình thực tế có kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép hành nghề) thì đối tượng nộp thuế là cá nhân đang thực hiện hoạt động kinh doanh.

1.5. Đối với hoạt động cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng không có đăng ký kinh doanh, đối tượng nộp thuế là người đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.

Ví dụ 8: Chị H có nhà ở quận Hoàn kiếm cho Công ty X thuê với giá cho thuê là 20 triệu đồng/tháng. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho thuê có ghi tên hai vợ chồng. Vậy tiền cho thuê nhà này là thu nhập chịu thuế hai vợ chồng được quyền chia thu nhập để khai thuế.

2. Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế khác

2.1. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, đối tượng nộp thuế là từng cá nhân đồng sở hữu.

2.2. Trường hợp chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng thu nhập từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên.

2.3. Trường hợp cá nhân nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại mà đối tượng nhượng quyền thương mại là nhiều cá nhân tham gia nhượng quyền thì đối tượng nộp thuế là từng cá nhân được hưởng thu nhập từ nhượng quyền thương mại.

4. Đối tượng nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2 nêu trên bao gồm:

4.1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.

4.2. Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.



Ví dụ 9: Ông Johannes Gurtz quốc tịch Đức, năm 2010 ông có ký hợp đồng với Công ty X ở Việt nam làm tư vấn cho Dự án, ông làm việc tại Đức và gửi các thông tin tư vấn qua internet, không có mặt tại Việt nam. Công ty X đã trả tiền tư vấn cho ông là 50 triệu đồng. Ông là đối tượng nộp thuế TNCN tại Việt nam vì ông đã có khoản thu nhập 50 triệu (thu nhập có nguồn gốc phát sinh tại Việt nam).

2. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU NHẬP ĐƯỢC MIỄN THUẾ

C
31
ó bao nhiêu khoản thu nhập chịu thuế; giữa cá nhân cư trú và cá nhân cư trú có phân biệt các khoản thu nhập này không ?

Luật thuế TNCN qui định có 10 khoản thu nhập chịu thuế như sau:

1. Thu nhập từ kinh doanh

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

6. Thu nhập từ trúng thưởng

7. Thu nhập từ bản quyền

8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

9. Thu nhập từ nhận thừa kế

10. Thu nhập từ nhận quà tặng

Cá nhân là đối tượng cư trú hay không cư trú, nếu có các khoản thu nhập trên đều là đối tượng nộp thuế TNCN. Các khoản thu nhập này có cách xác định, căn cứ tính thuế qui định khác nhau được hướng dẫn cụ thể tại các câu sau.

T
32
hu nhập từ chuyển nhượng bất động sản trong những trường hợp nào thì được miễn thuế và thủ tục hồ sơ miễn ?

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau.



Ví dụ 10: Anh T có quyền sở hữu và sử dụng căn hộ chung cư, tháng 10/2010 anh có chuyển nhượng cho em rể căn hộ này trị giá 1 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng này anh T phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng là 1 tỷ x 2% = 20 triệu đồng (giả sử không có chứng từ hợp lý xác định giá mua, bán). Nếu anh chuyển nhượng cho em gái thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng của em gái anh T được miễn thuế.

2. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội, giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Riêng các trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ không được miễn thuế thu nhập cá nhân



Ví dụ 11: Ông Y sở hữu ngôi nhà 30 m2 ở phố Lý Thái Tổ Hà nội. Năm 2010 ông mất, ông có di chúc về thừa kế ngôi nhà này cho cháu nội ½ và cho bà Nguyễn Thị H ½ (là bạn đã sống với ông 5 năm cuối đời, không đăng ký kết hôn). Như vậy, khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền thừa kế là bất động sản, cháu nội của ông Y không phải nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản; còn bà H khi nhận tài sản thừa kế phải nộp thuế TNCN.

3. Hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

3.1. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa vợ với chồng cần một trong các giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của toà án xử ly hôn, tái hôn (đối với trường hợp chia nhà do ly hôn, hợp nhất quyền sở hữu do tái hôn).

3.2. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao giấy khai sinh.

Trường hợp con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có thẩm quyền.

3.3. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi cần có một trong hai giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có thẩm quyền.

3.4. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.

3.5. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại cần có giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu ngoại và bản sao Giấy khai sinh của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại.

3.6. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau cần có giấy tờ sau: bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao Giấy khai sinh của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác chứng minh có quan hệ huyết thống.

3.7. Đối với bất động sản chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể cần có giấy tờ sau: Bản sao sổ hộ khẩu ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể; hoặc bản sao Giấy chứng nhận kết hôn và Giấy khai sinh của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ với con rể.

Trường hợp chuyển nhượng bất động sản thuộc đối tượng được miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định thu nhập được miễn thuế.

M
33
iễn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, kể cả trường hợp chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua căn hộ được qui định như thế nào; hồ sơ xác minh ?

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam áp dụng đối với cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất mà nhà ở, đất ở này đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

Đối với cá nhân đã có nhà ở, đất ở có phát sinh thêm việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, căn hộ hoặc chuyển nhượng hợp đồng mua nền nhà, mua căn hộ thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng này không được áp dụng quy định miễn thuế thu nhập cá nhân

1. Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất theo quy định này là cá nhân chuyển nhượng chỉ có quyền sở hữu một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có quyền sử dụng một thửa đất duy nhất ở Việt Nam, kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được xây dựng nhà.



Ví dụ 12: Gia đình anh H chưa có nhà ở phải đi thuê nhà mỗi tháng trả tiền thuê 5 triệu đồng. Anh chị có quyền sử dụng một mảnh đất tại thành phố Hà nội với diện tích 100 m2. Năm 2010 gia đình anh có bán mảnh đất này. Việc bán mảnh đất này gia đình anh sẽ được miễn thuế TNCN.

2. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở khác không được miễn thuế.

3. Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác mới được miễn thuế; chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không đựợc miễn.

4. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.



Ví dụ 13: Hai vợ chồng anh H đồng sở hữu một mảnh đất có diện tích là 200 m2, anh chị đã xây dựng ngôi nhà để ở với diện tích là 70 m2. Tháng 10/2010 anh chị bán 50 m2. Anh chị cam kết chi có duy nhất một mảnh đất này. Việc bán 50 m2 đất gia đình anh không được miễn thuế TNCN từ chuyển quyền sử dụng đất.

5. Căn cứ xác định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.



Каталог: eos.nsf
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 1124/tct-cs v/v: chính sách thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> TỔng cục hải quan số: 1810/tchq-kttt v/v: vướng mắc thủ tục hoàn thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục thuế Độc lập Tự do Hạnh phúc
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 380/tct-cs v/v: chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Công ty cổ phần thực phẩm J. K. Lim (VN)
eos.nsf -> Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8873/bc-ct-ttr1 ngày 16/11/2009 về việc xác định giá bán tịnh liên quan đến chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh Unilever vn
eos.nsf -> BỘ TÀi chính số: 622/btc-tct v/v: Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương