Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang34/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   64
Giáo trinh QTCL

1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là cách thức sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cá nhân, bộ
phận trong công ty, là việc qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí cá nhân hay
bộ phận đó và hệ thống điều hành chung của tổ chức nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu
chung của tổ chức. Trong cơ cấu tổ chức, giữa các cá nhân và các bộ phận trong tổ chức
luôn có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Cơ cấu tổ chức chính là yếu tố hình thành
“khung” cho hệ thống quản trị chất lượng. Trong một phạm vi xác định sẵn, hệ thống
quản trị chất lượng của một doanh nghiệp có phạm vi trùng với hệ thống quản trị chung.
1.3.2 Các quy định mà tổ chức tuân thủ
Các qui định mà tổ chức tuân thủ gồm nhiều loại bao gồm các nguyên tắc, các tiêu
chuẩn, các yêu cầu, nội qui mà tổ chức tuân thủ. Một tổ chức hoạt động có thể phải tuân
thủ rất nhiều qui định trong cùng một thời gian. Yếu tố thứ hai của hệ thống quản trị chất
lượng chính là tập hợp những qui định này.
Có thể minh họa yếu tố cấu thành nên hệ thống quản trị chất lượng này thông qua
ví dụ về một tổ chức may mặc áp dụng đồng thời bộ tiêu chuẩn như ISO 9001:2015, ISO
14001, SA 8000 và phong trào 5S. Tất nhiên, bên cạnh những yêu cầu của những tiêu
chuẩn này, doanh nghiệp này còn phải tuân thủ những qui định của ngành và của khách
hàng. Ngoài ra, lẽ đương nhiên là để ổn định các hoạt động của tổ chức mình thì doanh
nghiệp này cũng có những nội qui riêng.
1.3.3 Các quá trình
Quá trình được hiểu là một hoặc tập hợp một số hoạt động có liên quan với nhau
để biến đầu vào thành đầu ra. Đầu vào và đầu ra của quá trình có thể là những yếu tố hữu
hình chẳng hạn như văn bản hành chính, thiết bị hoặc vật tư, sức lao động,... hoặc cũng
có thể không thấy được như là thông tin, mức độ gia tăng gây ô nhiễm môi trường. Để
hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định và kiểm soát các quá trình nhằm cố
gắng tạo ra những đầu ra mong đợi từ quá trình đó.
Quá trình là một yếu tố quan trọng tạo nên hệ thống quản trị chất lượng bởi tập
hợp các quá trình, cùng với những mối tương tác lẫn nhau chính là sơ đồ tạo ra giá trị của
doanh nghiệp. Việc xác định và thực hiện kiểm soát các hoạt động theo quá trình còn
được hiểu là quản trị theo cáp tiếp cận dựa trên quá trình.
Trong doanh nghiệp, người ta thường chia quá trình ra làm 2 loại là các quá trình
chính và các quá trình hỗ trợ. Tất cả các quá trình có liên quan trực tiếp đến việc tạo ra
sản phẩm hay dịch vụ được gọi là các quá trình chính. Những quá trình không có liên
quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm hay cung cấp dịch vụ được gọi là quá trình hỗ trợ
như quá trình tuyển dụng, quá trình đào tạo, quá trình nghiên cứu thị trường
Ngoài ra, còn có nhiều nguồn lực khác góp phần tạo nên hệ thống quản trị chất
lượng. Chẳng hạn như sự giúp đỡ của tư vấn bên ngoài trong quá trình xây dựng hệ thống
hoặc sự hợp tác của doanh nghiệp với các tổ chức bên ngoài.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương