Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Nguyên tắc và cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000



tải về 0.56 Mb.
trang36/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   64
Giáo trinh QTCL

2.3 Nguyên tắc và cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000


Nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000 là:
Nguyên tắc 1. Định hướng vào khách hàng: Chất lượng là sự thỏa mãn khách hàng, chính vì vậy việc quản lý chất lượng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó. Quản lý chất lượng là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Nguyên tắc 2. Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo công ty thông nhất mục đích, định hướng vào môi trường nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của công ty.
Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người: Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển cùa công ty.
Nguyên tắc 4. Phương pháp quá trình: Quá trình là một hoạt động hoặc một tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến các đầu vào thành các đầu ra.
Mỗi một tổ chức, để hoạt động có hiệu quả, phải nhận ra được và quản lý được các quá trình có môi quan hệ tương tác, qua lại lẫn nhau bên trong tổ chức đó. Thông thường, mỗi một đầu ra của một quá trình lại trỏ thành đầu vào của một quá trình tiếp theo. Việc nhận thấy được và quản lý được một cách có hệ thống các quá trình có mối tương tác qua lại trong một tổ chức được coi là một "cách tiếp cận theo quá trình".
Mục đích của bộ tiêu chuẩn quốc tê ISO 9000 là khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận theo quá trình để quản lý một tô chức.
Cách tiếp cận trên nhấn mạnh tầm quan trọng của:
- Việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
- Xem xét giải quyết vấn để trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia tăng.
- Có được kêt quả vẽ tính hiệu lực và hiệu quả của mục tiêu.
- Cải tiến liên tục quả trình trên cơ sở đo lường đối tượng.
Hình 5.3. minh họa tổng quát vế một mô hình của phương pháp tiếp cận quá trình. Mô hình này thừa nhận rằng khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các yêu cầu đầu vào. Theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng là cần thiết để đánh giá và kiểm tra xác nhận các yêu cầu của khách hàng có đáp ứng được hay không. Mô hình không phản ánh các quá trình ỏ mức chi tiết, nhưng nó bao quát tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Nguyên tắc 5. Quản lý theo phương pháp hệ thống: Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của công ty.

Hình 5.3. Mô hình phương pháp tiếp cận quá trình
Nguyên tắc 6. Cải tiến liên tục: cải tiến liên tục là mục tiêu của mọi công ty và điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.
Tô chức phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, các hành động khắc phục, phòng ngừa và xem xét của lãnh đạo.
Tổ chức phải thực hiện hành động khắc phục, loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn.
Tổ chức phải xác định hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân cùa sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng.
Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên thực tế: Các quyết định và hành động có hiệu lực dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8. Quan hệ cùng có lợi vối bên cung cấp: Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng và sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987. Lần sửa đổi thư nhất được diễn ra vào năm 1994 và phiên bản này sẽ có giá trị đến năm 2003 (tồn tại song song với phiên bản mới). Lần sửa đổi thứ hai tháng 12/2000, vói lần sửa đổi này ra đời phiên bản ISO 9000:2000. Phiên bản ISO 9000:2000 có nhiều thay đổi về cấu trúc và nội dung tiêu chuẩn so vối phiên bản cũ, nhưng sự thay đổi này không trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. Phiên bản ISO 9000:2000 có tác động tích cực hơn tới hoạt động quản lý chất lượng tại mỗi doanh nghiệp.
Thay vì tồn tại nhiều tiêu chuẩn, phiên bản mới (ISO 9000:2000) chỉ còn 3 tiêu chuẩn:
ISO 9000, hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và thuật ngữ
ISO 9001, hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu.
ISO 9004, hệ thống quản lý chất lượng - hưống dẫn cải tiến hiệu quả hoạt động.
Như vậy, sau tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được cơ cấu lại ISO 9001/2/3 được nhập thành ISO 9001:2000. ISO 8402 về thuật ngữ và định nghĩa nay được đê cập cùng vổi các nguyên tắc cơ bản trong ISO 9000:2000. ISO 9004 cũng được điều chỉnh lại và trở thành cặp đồng nhất với ISO 9001 nhằm hướng dẫn tổ chức cải tiến để vượt qua những yêu cầu cơ bản của ISO 9001.
Về cấu trúc, từ 20 yêu cầu theo phiên bản cũ nay được tổ chức lại theo cách tiếp cận quá trình và phân nhóm theo các hoạt động của tổ chức thành 5 phần chính:

  • Các yêu cầu chung của Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) gồm cả các yêu cầu về hệ thống văn bản, tài liệu và hồ sơ.

  • Trách nhiệm của lãnh đạo - trách nhiệm của lãnh đạo cao cấp đối với HTQLCL, gồm cam kết của lãnh đạo, định hướng vào khách hàng, hoạch định chất lượng và thông tin
    nội bộ.

  • Quản lý nguồn lực - gồm các yêu cầu vẽ cung cấp nguồn lực cần thiết cho HTQLCL, trong đó có các yêu cầu về đào tạo.

  • Tạo sản phẩm - gồm các yêu cầu vê' sản phẩm và dịch vụ, trong đó có việc xem xét hợp đồng, mua hàng, thiết kế, sản xuất, đo lường và hiệu chuẩn.

  • Đo lường, phân tích và cải tiến - gồm các yêu cầu cho các hoạt động đo lường, trong đó có việc đo lường sự thỏa mân khách hàng, phân tích dữ bệu và cải tiến liên tục.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương