Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Biểu đồ phân tán (tán xạ): 7.1 Khái niệm và tác dụng của biểu đồ phân tán



tải về 0.56 Mb.
trang64/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64
Giáo trinh QTCL

7. Biểu đồ phân tán (tán xạ):

7.1 Khái niệm và tác dụng của biểu đồ phân tán


Khái niệm
Biểu đồ tán xạ là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ phận iên hệ xảy ra theo cặp ( ví dụ [ x, y]) , mỗi số lấy từ một bộ phận ). Biểu đồ tán xạ trình bày các cặp như là một đám mây điểm. Mối quan hệ giữa các số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của các đám mây đó.
Trong biểu đồ tán xạ trục tung thường được biểu thị cho những đặc trưng mà chúng ta muốn khảo cứu (y). Trục hoành biểu thị số mà chúng ta đang xét (x).
Tác dụng
Phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai đặc tính về chất lượng có liên hệ.
Từ đó cho phép tăng cường khả năng kiểm soát quá trình cũng như kiểm tra và phát hiện các vấn đề của quá trình. Nói cách khác, nó thể hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Ví dụ như mối quan hệ giữa chất lượng của bánh với màu sắc hoặc giữa nhiệt độ và màu sắc.

7.2 Cách xây dựng biểu đồ phân tán


- Bước 1: Thu thập các số liệu theo từng cặp (x, y) mà ta muốn biết mối quan hệ giữa các giá trị trong đó sau đó sắp xếp số liệu vào bảng. Kích thước mẫu tối thiểu là N=30 và tốt nhất là nằm trong khoảng 30 – 50.
- Bước 2: Xây dựng hệ trục tọa độ XOY
- Bước 3: Tìm Xmax và Ymax, dùng giá trị này để chia trục hoành và trục tung. Cả hai trục có chiều dài như nhau.
- Bước 4: Đánh dấu các cặp số liệu (x, y) trên biểu đồ.
- Bước 5: Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ của các mối quan hệ dựa vào hệ số tương quan

Trong đó:

Nhìn vào biểu đồ phân tán ta thấy sự phân bố của một tập hợp các dữ liệu thể hiện mức độ và tính chất của mối quan hệ giữa hai biến số chất lượng và nguyên nhân. Mối tương quan này thể hiện dưới các dạng sau:
Tương quan dương: Phản ánh sự gia tăng của biến số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của biến số kết quả (chỉ tiêu chất lượng). Nhìn vào độ phân tán của dữ liệu có thể nhận thấy mức độ tương quan lớn hay nhỏ.

Tương quan dương
Tương quan âm: Đó là mối quan hệ nghịch chiều khi độ biến thiên tăng dẫn đến kết quả giảm.

Tương quan âm
Không có tương quan: Dữ liệu trên biểu đồ phản ánh giữa hai biến số không có mối tương quan nào với nhau. Trường hợp này chúng ta khẳng định những vấn đề chất lượng do các nguyên nhân khác gây ra

Không có tương quan


THỰC HÀNH
Xây dựng các sơ đồ và biểu đồ, thiết lập phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm

D. Tài liệu tham khảo


[1] J.M. Juran, Juran on Leadership for Quanlity and Executive Handbook - Free Press - Năm 1989
[2] Kaoru Ishikawa, Giáo trình Hành vi tổ chức Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, NXB KH & KT – Năm 1990
[3] John S. Oakland - Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê – Năm 1991
[4] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005) - Giáo trình Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội.
[5] Nguyễn Quang Toản (1996) - TQM và ISO 9000, Nhà xuất bản Thống kê.


tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương