Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang59/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64
Giáo trinh QTCL

2.2 Cách xây dựng sơ đồ nhân quả


Trình tự xây dựng biểu đồ nhân quả

  • Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số
    nguyên nhân sẽ phải xác định.

  • Bước 2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề trên bằng
    cách đặt các câu hỏi 4W (Who - What - Where - When) và 1H (How). Sau đó, trình bày
    chúng bằng những mũi tên chính.

Vẽ các xương cá



  • Bước 3: Tiếp tục suy nghĩ những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân cấp 1)
    có thể gây ra nguyên nhân chính, được thể hiện bằng những mũi tên hướng vào nguyên
    nhân chính.

  • Bước 4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì nên xem mỗi nguyên nhân mới như là hệ
    quả của những loại nguyên nhân khác nhỏ hơn (bằng cách lặp lại bước 3).

Vẽ các nguyên nhân phụ lên các xương cá



  • Bước 5: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần hội thảo với những người
    có liên quan, nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ nhất các
    nguyên nhân gây nên những trục trặc, ảnh hưởng tới chỉ tiêu chất lượng cần phân tích.

  • Bước 6: Điều chỉnh các yếu tố và thiết lập biểu đồ nhân quả để xử lý.

  • Bước 7: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ (3 đến 5) nguyên nhân chính có
    thể làm ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ tiêu chất lượng cần phân tích. Sau đó cần có thêm
    những hoạt động, như thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát ... các nguyên nhân đó.

Ví dụ: Biểu đồ nhân quả về các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân gây khuyết tật
thiếu cao xu hông lốp xe máy tại công ty X

Ví dụ về biểu đồ xương cá


3. Biểu đồ kiểm soát

3.1 Khái niệm và tác dụng của biểu đồ kiểm soát


Khái niệm
Biểu đồ kiểm soát là biểu đồ diễn tả sự biến động của chỉ tiêu chất lượng. Biểu đồ
kiểm soát có các đường kiểm soát là: Đường trung tâm (CL - Center Line), đường giới
hạn trên (UCL - Uper Control Limit) và đường giới hạn dưới (LCL - Lower Control
Limit).
Đường tâm: Thể hiện giá trị trung bình của các giá trị thu được.
Đường kiểm soát: Là đường giới hạn trên và đường giới hạn dưới. Nó thể hiện
khoảng sai lệch cao nhất và thấp nhất mà các giá trị chất lượng còn nằm trong sự kiểm
soát.
Biểu đồ kiểm soát là công cụ để phân biệt các biến động do các nguyên nhân đặc
biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra (biểu hiện trên biểu đồ kiểm soát là
những điểm nằm ngoài mức giới hạn) với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có trong quá trình.

Biểu đồ kiểm soát

Tác dụng
Biểu đồ kiểm soát cho thấy sự biến động của quá trình sản xuất hoặc tác nghiệp.
Trong suốt một chu kỳ thời gian nhất định. Do đó, nó được sử dụng để:
- Dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình.
- Kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình.
- Xác định sự cải tiến của một quá trình.
- Để đánh giá sự biến động của quá trình người ta sử dụng chỉ số khả năng quá trình
Cp. Chỉ số này phản ánh độ rộng của thông số thực tế so với thông số tất yếu của quá
trình.

Trong đó : UTL: Giá trị đo thực tế lớn nhất.
LTL: Giá trị đo thực tế nhỏ nhất.
σ : Độ lêch chuẩn của quá trình

Trong đó: Cp > 1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát
1 ≤ Cp ≤ 1,33: Quá trình có khả năng kiểm soát chặt chẽ
Cp < 1,0: Quá trình không có khả năng kiểm soát.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương