Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Quản lý chất lượng trong tiêu dùng



tải về 0.56 Mb.
trang31/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   64
Giáo trinh QTCL

5.4 Quản lý chất lượng trong tiêu dùng


Mục đích cơ bản: khai thác tối đa giá trị sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
với những chi phí sử dụng thấp nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu:
Đề xuất những chính sách tác động đến sản xuất để tạo ra một danh mục mặt
hàng hợp lý tiệm cận với nhu cầu
Thuyết minh đầy đủ các thuộc tính sử dụng, điều kiện sử dụng, xây dựng quy
chế bảo hành, tổ chức mạng lưới bảo hành, bảo dưỡng hợp lý cho người tiêu dùng, quảng
cáo hàng hóa
Kiến nghị lượng và chủng loại phụ tùng thay thế thần phải sản xuất để đáp ứng
nhu cầu, sử dụng thiết bị, máy móc, tổ chức mạng lưới trực tiếp ( tránh những đại lý
trung gian) để hàng hóa đưa vào thị trường nhanh chóng, đúng thời cơ.
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Các chỉ tiêu chất lượng:
Tương tự như đối với phân hệ lưu thông phân phối các chỉ tiêu chất lượng cần chú
ý là độ tin cậy, tuổi thọ, trình độ chất lượng và chất lượng toàn phần.
THỰC HÀNH
Câu 1. Trước sự cạnh tranh như vũ bão của hàng Nhật, các nhà sản xuất Mỹ hô
hào: “Khách hàng là thượng đế”. Ishikawa châm biếm: “đúng là thượng ne nhưng cũng
có nhiều thượng đế mù quáng”. Thực ra người Nhật đã từng thực hiện “Khách hàng là
thượng đế” nhưng giải pháp về quản trị chất lượng toàn bộ (TQM) lấy tôn trọng con
người làm gốc thì không đặt người tiêu thụ trước công nhân, không đặt công nhân trước
xã hội. Hạnh phúc của công nhân phải đi trước, nhưng hạnh phúc đó phải gắn liền với
phục vụ người tiêu dùng.
Giả sử một số nhà doanh nghiệp Nhật Bản và Mỹ nhận thấy việc kinh doanh máy
cày ở Việt Nam có triển vọng to lớn. Xuất phát từ những quan niệm khác nhau, có thể
người Nhật tranh thủ xuất khẩu những máy cày cỡ nhỏ, có thể cày ở cả đồng khô lẫn
đồng nước, còn người Mỹ chắc là sẽ đưa vào những máy cày cỡ lớn, năng suất cao và
thích hợp cho những cánh đồng diện tích lớn.
Câu hỏi:
1. Sản phẩm của đối thủ nào (Nhật hay Mỹ sẽ được người nông dân VN ưa
thích? Tại sao?
2. Loại máy nào phù hợp với thực tế đồng ruộng Việt Nam và thu nhập của
người nông dân Việt Nam dù là của Mỹ hay Nhật? Tại sao?
3. Doanh nghiệp nước nào thực sự coi khách hàng là thượng đế? Tại sao?
Câu 2. Nhiều nhà nghiên cứu chất lượng trên thế giới đều đồng nhất với nhau:
Quản trị chất lượng là một tiến trình không bao giờ dừng, dựa trên thực nghiệm,
học hỏi và điều chỉnh, giáo dục.
Ishikawa cho rằng: Giáo dục về quản trị chất lượng không thể dừng ở một vài lớp
học, một vài tuần lễ thực hành do một số chuyên viên đảm trách mà phải là sự giáo dục
và tự giáo dục liên tục, toàn diện và thực sự trải rộng từ trên xuống dưới, từ dưới ngược
lên.
Sai lầm lớn nhất là giáo dục chỉ nhằm hối tượng công nhân lớp dưới mà không
chú trọng gì đến các tầng lớp quản lý và lãnh đạo cấp trên. Ông ta nhắc đi nhắc lại Giáo
dục chứ không phải là đào tạo và phân biệt Giáo dục là vun xới những gì đã có sẵn còn
đào tạo là gieo trồng trên một vườn hoang.
Đây là quan điểm chính ông đã dùng để công kích phương pháp tổ chức lao động
của Taylor - Phân chia công việc theo từng khâu để dễ kiểm soát, đẻ ra chuyên viên chất
lượng, chuyên viên về sản xuất, dùng người này kiểm soát người kia.
Vậy lý do sâu xa là ở chỗ nào?
Câu hỏi:

  1. Phương pháp Taylo có thể nâng cao năng suất lao động trong một thời gian
    ngắn, nhưng về lâu dài và nhất là hiện nay thì khả năng giảm đi. Hãy nên lý do tại sao?

Thực chất Giáo dục theo Ishikawa là gì? (Hiểu khái niệm vun xới những gì đã
có sắn như thế nào?) Tại sao giáo dục phải chú ý đến cả từ Lãnh đạo, các cấp quản lý đến
nhân viên và công nhân?

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   27   28   29   30   31   32   33   34   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương