NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang47/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
91
Gặp tòan nắng lửa với mưa gio 
Miếng ăn đến miệng là thưa kiện 
Lúa rũ chân đê chửa được vò 
Thơ Trần Tế Xương có lắm lời than. Ông kể chuyện mất hai hào, bắt 
được đồng bạc, lạc ô lầu hát... Trần Tế Xương đã thuật lại cho ta một cách 
chân thật nhất, trần trụi nhất tất cả cái cảnh thê thảm của một cuộc đời 
thường: cảnh nghèo túng, sự quẫn bách: 
Cái khó theo nhau mãi thế thôi 
Có ai hay chỉ một mình tôi 
Bạc đâu ra miệng mà mong được 
Tiền chửa vào tay đã hết rồi 
Van nợ lắm phen trào nước mắt 
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi 
Một cảnh huống oái oăm: 
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông 
Tưởng rằng ốm dậy hóa ra không 
Một tuồng rách rưới con như bố 
Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng 
Cái sự nghèo khổ đã thành gốc gác, thành căn do cho bao nhiêu là bi 
kịch trong cuộc sống: 
Hỏi vợ vợ còn đi chạy gạo 
Gọi con con mãi đứng chơi đình 
Nghèo khổ chẳng phải chuyện gì đột xuất trong văn chương của ta 
ngày xưa. Có điều đến nước này thì quả là hiếm người có thể nói được. Đây 
không còn là nghèo nàn nữa mà đã thành ra cực nhục rồi: 
Người bảo ông cùng mãi 
Ông cùng thế này thôi 
Vợ lăm le ở vú 
Con tấp tểnh đi bồi 
Khách hỏi nhà ông đến 
Nhà ông đã bán rồi 
Trần Tế Xương cố ý phơi trần nỗi cùng khổ của mình ra để diễu thiên 
hạ, để mà đối lập với những thứ giàu gian, không trong sạch. Cái nghèo ấy 


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
92
thành ra một lối minh họa cho đạo đức trong thời buổi nhiễu nhương. Và 
cũng chính nhà thơ nổi tiếng bởi giọng ngoa ngoắt, khinh mạn, chì chiết cái 
giống bất nhân lại là người có những lời về người thân, về bạn bè xóm giềng 
chân thành hết mực.
Trần Tế Xương đã nói là nói cạn cùng ngành ngọn, dù là nói những 
chuyện bé mọn riêng tư. Tuy nhiên người đọc vẫn thấy trong đó lấp lánh 
một nét tâm trạng, một sự gợi mở, một cái gì đó đáng phải suy ngẫm. Dường 
như ở mỗi bài thơ, tác giả đều muốn nhắn nhe một điều gì đó về cuộc sống, 
về lối sống. Chính điều này làm nên giá trị và khiến thơ ông trường sinh. 
Thật khó mà liệt ra tất cả những gì Trần Tế Xương đề cập đến trong 
thơ bởi nó lắm giọng điệu, dáng vẻ. Thơ ông có khi cười cợt, chế nhạo, 
khinh bỉ, báng bổ, có khi như là thô tục buông tuồng, lại có khi trầm lắng 
trang nghiêm, suy tư thâm thúy. Nhưng dù ở dạng nào thì nó cũng bắt rễ từ 
một nỗi niềm thế sự nhân tình sâu sắc. 

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương