NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang44/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
88
Sông kia rày đã nên đồng 
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai 
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai 
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò 
Từ nỗi nuối tiếc cho số phận ngắn ngủi của một con sông xứ sở, nhà 
thơ đã nâng lên, nới rộng ra thành một nỗi niềm ân ưu đối với tổ quốc rộng 
lớn. Tiếng gọi đò tâm tưởng, văng vẳng trong ký ức tác giả ở bài thơ này sẽ 
nhân thành muôn mối khắc khoải, sâu lắng trong lòng rất nhiều thế hệ độc 
giả. Nỗi niềm đó còn phảng phất trong thơ ông qua những bài, những câu về 
phong vị quê cảnh Nam Định; những phố Hàng Song, sông Vị Hòang, 
những núi Nùng, núi Gôi... Thơ Trần Tế Xương gắn rất chặt với cảnh trí và 
con người nơi đây. 
Yêu 
nước, nhưng cũng như rất nhiều những nhà nho tâm huyết đương 
thời, Trần Tế Xương cũng bế tắc trong việc chọn đường. Ông "lạc đường" 
và bơ vơ cô độc ngay giữa quê hương của mình: 
Một mình đứng giữa quãng chơ vơ 
Có gặp ai không để đợi chờ 
Nước biếc non xanh coi vắng vẻ 
Kẻ đi người lại dáng bơ phờ 
Hỏi người chỉ thấy mây xanh ngắt 
Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ 
Đường đất xa xôi ai mách bảo 
Biết đâu mà ngóng đến bao giờ 
Một nỗi hoang mang, băn khoăn day dứt đã xen vào giọng thơ Trần 
Tế Xương. Cũng có khi vì quẩn quanh tắc lối mà đâm hờn dỗi: 
Ngủ quách sự đời thây kẻ thức 
Hoặc: 
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả 
Tội gì mà thức một mình ta 
Nhưng chung quy, đó chỉ là cách nói, chứ kỳ tình chưa bao giờ ông 
làm thế. Cái tâm của Trần Tế Xương vẫn thường trực ngóng chờ một âm 
thanh thức tỉnh. Giữa cái "đêm dài" lạnh lẽo, tâm hồn thi sĩ vẫn chực đồng 
vọng một tiếng gà báo sáng: 
Chợt giấc trông ra ngỡ sáng loà 
Đêm sao đêm mãi thế ru mà 
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương