NguyễN ĐÌnh chiểu cuộc đời và sự nghiệp


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX



tải về 0.53 Mb.
Chế độ xem pdf
trang41/49
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2023
Kích0.53 Mb.
#54592
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   49
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX Phần 2 (download tai tailieutuoi.com)
Giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1930 (Giáo trình tóm tắt dành cho lớp Đại học từ xa) Phần 1 (download tai tailieutuoi.com), Phong Lê và một số vấn đề lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (download tai tailieutuoi.com)
Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
84
Nhưng rồi khoa sau vẫn hỏng thì đâm buồn: 
Bụng buồn còn muốn nói năng chi 
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi 
Rồi đau đớn: 
Đau quá đòn ghen 
Rát hơn phải bỏng 
Cáu quá, phải chửi: 
Tế đổi làm Cao mà chó thế 
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ơi! 
Kể ra, cái sự hỏng thi cũng là điều dễ hiểu. Học hành như thế, thi cử 
như thế thì thi trượt âu cũng sự thường. Nhưng cái mà Trần Tế Xương 
không chịu được là cảnh nhốn nháo, bất công chốn trường ốc. Ông bày tỏ 
nỗi ê chề trước một lối thi cử pha tạp:
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông 
Nó đỗ khoa này có sướng không 
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt 
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng 
Chính 
nỗi đau này đã đưa những bài thơ phúng thích khoa cử của 
Trần Tế Xương lên một tầm mức cao mà ít có nhà thơ trào phúng đương thời 
nào sánh kịp. Ông đã lố bịch hóa cái tấn tuồng thi cử để bày tỏ thái độ phủ 
nhận của mình. 
 Ký 
sự về một xã hội giao thời 
Trần Tế Xương sống trong một hòan cảnh hết sức đặc biệt của lịch sử 
Việt Nam. Những tháng năm cuối cùng của một xã hội lỗi thời đang tắt và 
một xã hội mới, nhưng đầy hỗn độn đang hình thành. Đây là một bước thoái 
hóa, một sự đổ vỡ của những giá trị tinh thần đã được xây đắp qua hàng 
ngàn năm phong kiến. Người ta bơ vơ, lạc lõng và hoang mang vì những 
chuẩn mực đạo đực bị phá hoại, bị đảo lộn. 
Thơ Trần Tế Xương là sự phẫn uất của một hồn thơ trong sạch, lương 
thiện bị xúc phạm. Ông chế diễu và khinh bỉ những điển hình quái gở: 
Cũng võng, cũng dù 
Cũng hèo, cũng quất 
Ăn cậu cũng "thời" 
Ngủ bà cũng "giấc" 
Hai cậu con đóng vai ấm tử, lối bếp bồi


Nguyễn Phong Nam - Giáo trình Văn học Việt Nam giai đọan nửa cuối thế kỷ XIX 
85
hai cậu như nhau 
Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thỏa
bà nào cũng nhất 
Tháng 
rét 
quạt lông 
Mùa hè bít tất 
Đây là những thứ "hàng giả" mà bất kỳ thời nào, hễ cái thang giá trị 
xã hội bắt đầu xộc xệch thì chúng lập tức xuất hiện, mọc ra như nấm: 
Áo quần đinh đáo trông ra cậu 
Ăn nói nhề nhàng khác giọng Ngô 
Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt 
Mũi nó gồ gồ trán nó dô 
Nó là "thằng bán sắt", nhưng trong khi thiên hạ nhốn nháo thì cũng 
vội nhảy ra sắm vai một anh có học thức. Thật giả cứ lẫn lộn lung tung. Nền 
nếp nho phong lọan ẩu xô bồ. Cái tai họa phong hóa suy đồi đã len lỏi vào 
tận từng căn nhà mà phá phách: 
Nhà kia lỗi phép con khinh bố 
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng 
Nhà 
thơ kêu trời, than thở: có đất nào như đất này không? Có nơi nào 
như ở cái xứ Vị Hòang vốn yên ấm, tĩnh lặng thế mà giờ đâm nhộn nhạo đến 
vậy không? Tình cảnh thật khủng khiếp: 
Ở phố Hàng Song thật lắm quan 
Thành thì đen kịt đốc thì lang 
Chồng chung vợ chạ kìa cô Bố 
Đậu lạy quan xin nọ chú Hàn 
Ông 
chỉ mặt, liệt kê ra đủ mọi kẻ nhố nhăng, mọi cái kệch cỡm: nhà tu 
hành chuộng hư vinh (Công đức tu hành sư có lọng); đĩ già làm ra dáng kẻ 
đạo đức (Đĩ rài đĩ rạc ... còn tấp tểnh những đương tu lý); nhà Nho cũng thô 
tục không kém kẻ ô trọc (Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ - cho nên con tự mới tòi 
ra); quan lại sâu mọt (Chữ y chữ chiểu không phê đến - Ông chỉ quen phê 
một chữ "tiền"
Trần Tế Xương chĩa ngòi bút sắc nhọn của mình vào tất cả mọi việc, 
mọi hạng người; thậm chí cả những người vốn chất phác hiền lành: 
Chí cha chí chát khua dày dép 
Đen thủi đen thui cũng lượt là 
Ông 
đã khiến cho người đọc ghê tởm cái xã hội đương thời bằng cả sự 
bừa bộn hỗn tạp của các sự kiện, đề tài. 



tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương