Nghiên cứu sinh


Hình 2.10: Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An



tải về 3.1 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích3.1 Mb.
#35121
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Hình 2.10: Bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An

- Quá trình liên quan đến dòng chảy thường xuyên

Xâm thực sâu (thường quan sát thấy ở sông suối cấp I, cấp II) : Hoạt động của dòng nước chủ yếu đào sâu lòng thường ít gây ra các tai biến và sự cố môi trường. Tuy nhiên hoạt động xâm thực sâu là nguyên nhân phá huỷ các công trình thuỷ lợi như mương, phai ở miền núi.



Xâm thực ngang: xói lở bờ phổ biến ở các sông suối cấp III và IV trở lên. Hiện tượng này khá phổ biến dọc sông Nậm Mô và một số sông suối khác. Dọc theo các nhánh sông lớn cũng đã ghi nhận được nhiều điểm sạt lở bờ, làm mất đất sản xuất, ảnh hưởng xấu tới an toàn đê điều, nhà cửa. Xâm thực ngang kết hợp với lũ đã làm đê sông Lam bị vỡ nhiều lần trong lịch sử, gây ngập lụt nặng nề.

Bồi tụ cửa sông: Đoạn hạ lưu sông Lam từ Bến Thuỷ đến Cửa Hội không chỉ là một đới sinh động đất, mà còn là đới xói lở bờ trái rất nghiêm trọng. Cửa sông Lam bị thu hẹp và bồi nông đáng kể do dòng dọc bờ và vật liệu từ đất liền đưa ra. Quá trình bồi nông và bồi ven bờ lấp vùng cửa sông, đã ghi nhận được những tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường của bãi tắm Cửa Lò, ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược phát triển du lịch biển của tỉnh.

- Quá trình động lực liên quan đến Karst và xói ngầm

Quá trình địa động lực liên quan đến hoạt động Karst ở Nghệ An phổ biến tương đối rộng rãi ở khu vực lưu vực sông Cả trong khu vực Mường Lống, Nậm Cắn, khu vực Nam Con Cuông (xã Chi Khê, Yên Khê), Tân Kỳ (Nghĩa Phúc, Tân Long), Tương Dương (Yên Tĩnh), Nghĩa Đàn (Nghĩa Quang) và một số nơi ở Quỳ Châu, Quỳ Hợp..., các quá trình chủ yếu là Karst ngầm gây sụt lún và mất nước. Tại khu vực chìa khoá Tân Kỳ, tại Mường Lống Karst ngầm phát triển rất mạnh ở thung lũng Mường Lống đã để lại hàng loạt các hố sụt Karst đường kính 2-8m, sâu 1-3m.



- Các quá trình liên quan tới động lực biển

Chủ yếu là quá trình gây ra xói lở bờ biển và của sông ven biển, liên quan đến hoạt động của sông, sóng và dòng chảy ven bờ. Bờ biển Nghệ An có mức độ nguy cơ do tai biến xói lở bờ biển tương đối nhỏ. Xói lở bờ biển tập trung ở Quỳnh Lưu và Diễn Châu nhưng cường độ không lớn (bảng 2.15).

Ngoài ra, với việc khai thác mạnh vùng ven biển của tỉnh, đặc biệt là nước ngọt, nuôi trồng thuỷ sản đã gây nên hiện tượng xâm nhập mặn khá nặng nề ở một số huyện thị ven biển.



Bảng 2.15: Cường độ xói lở bờ biển tại một số khu vực tỉnh Nghệ An

TT

Địa danh

Độ dài (m)

Cường độ (m/năm)

Đặc điểm bờ biển

Ghi chú

1

Quỳnh Phượng

1200

4,4-11,4

Bờ biển thoải cấu tạo từ bùn cát




2

Quỳnh Bảng

1800

4,4-11,8

Bờ biển cát




3

Quỳnh Lương

1600

4,4-11,4

Bờ biển cát




4

Quỳnh Minh

1400

4,4-11,4

Bờ biển cát




5

Quỳnh Nghĩa

800

4-6

Bờ biển cát, sỏi

Kè đá

6

Quỳnh Thuận

1200

4,4-11,1

Bờ biển cát, sỏi




7

Quỳnh Long

1600

4,4-11,1

Bờ biển cát, sỏi




8

Quỳnh Hải

1600

4,4-11,1

Bờ biển bùn cát




9

Quỳnh Thọ

500

4,4-11

Bờ biển bùn cát




10

Diễn Hùng

500

3,3-8,0

Bờ biển cát




11

Diễn Hải

700

3,7-9,2

Bờ biển cát




12

Diễn Thịnh

3900

8,1-18,6

Bờ biển cát




13

Diễn Kim

4000

7,8-21

Bờ biển cát, cát pha




14

Diễn Hải

2000

3,2-4,8

Bờ biển cát, cát pha




15

Nghi Hải

200

6,8-10,3

Bờ biển cát, cát pha




16

Nghi Yên

1500

33-60

Bờ biển cát, cát pha




Nguồn: Báo cáo “Phòng chống, kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường” [62]

2.3.3. Hiện trạng môi trường không khí



Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và một số các làng nghề. Các chất ô nhiễm không khí chính được đánh giá là SO2, CO, NO2, bụi lơ lửng và tiếng ồn.

a. Môi trường không khí khu dân cư

Môi trường không khí khu dân cư chủ yếu bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giao thông vận tải (nhà máy xi măng Cầu Đước, nhà máy thuộc da Vinh, xi măng 12/9 và 19/5…). Các dạng ô nhiễm này đều mang tính cục bộ và phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như thời gian có mật độ xe cộ đi lại.

Những khu vực dân cư nằm dọc đường giao thông, nhất là tại các nút giao thông, ngã 3, ngã 4 và gần các nhà máy xi măng hầu như đều bị ô nhiễm bụi. Nồng độ bụi thường vượt TCCP khoảng 1,1-1,2 lần. Nồng độ các loại khí độc (NO2, SO2) cao hơn so với các khu vực khác, đều xấp xỉ TCCP [50].

Ở các khu vực nông thôn xa trung tâm thành phố, thị trấn, thị tứ môi trường không khí hầu như chưa bị ô nhiễm bởi các khí độc mà chủ yếu bị ô nhiễm vì bụi do hoạt động giao thông vận tải và các hoạt động khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn (bảng 2.16).

Bảng 2.16: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Nghệ An (12/2009)



TT

Vị trí

SO2

(μg/m3)

CO

(µg/m3)

NO2

(μg/m3)

Bụi

(μg/m3)

Độ ồn

(dBA)


1

Cồng VP Cty xi măng Hoàng Mai

183

1155

13

160

63

2

Ngoại vi KCN Nam Cấm (cách 100m theo hướng đông bắc)

234

1458

65

171

64

3

TT thị xã Cửa Lò

156

1125

47

189

66

4

Ngoại vi KCN Diễn Hồng, Diễn Châu (cách 50m theo hướng ĐB)

230

1758

139

240

74

5

Khu vực NMXM 12/9 và 19/5

395

12515

256

603

81

7

Khu di tích Kim Liên

116

991

6

191

74

8

KCN nhỏ Thung Khuộc, Quỳ Hợp (cách 50m theo hướng ĐB)

351

5608

178

394

78

9

KCN nhỏ Thung Khuộc, Quỳ Hợp (cách 50m theo hướng TN)

340

4960

139

504

78

10

KCN Bắc Vinh (cách 100m theo hướng TN)

225

981

30

270

76

11

Ngã tư chợ Vinh

346

7509

195

443

85

12

Ngã tư Bến Thủy

324

1551

102

308

77

13

Ngã ba Quán Bánh

343

6506

201

380

84

14

Quảng trường Hồ Chí Minh và tượng đài Bác Hồ

302

2007

68

149

72

15

Phường Cửa Nam, gần NMXM Cầu Đước

271

2398

121

374

83

16

KCN nhỏ Nghi Phú (cách 50m theo hướng TN)

252

1147

26

158

76

17

KCN Đông Vĩnh (cách 50m theo hướng ĐB)

267

1552

20

188

73

18

KCN nhỏ Hưng Lộc (cách 50m theo hướng TN)

144

2427

29

192

72




TCVN 5937-2005

350

30.000

200

300

75

Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2009 [50]

b. Môi trường không khí khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí là: sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất, công nghiệp phân bón, giấy, đường, thực phẩm..., mức độ ô nhiễm như sau:

Tại các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng nồng độ bụi vượt TCCP 2-4 lần.

Tại các đơn vị sản xuất giấy: giấy sông Lam, xưởng chế biến bột giấy Con Cuông khí thải lò hơi không đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.

Tại nhà máy thuộc da Vinh: nhà máy không xử lý chất thải, nhất là chất thải rắn nên môi trường không khí bị ô nhiễm nặng ở khu vực chứa chất thải do sự phân huỷ chất hữu cơ.



Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm sự phân huỷ chất hữu từ chất thải tạo ra các khí H2S, NH3. Đối với các làng nghề sản xuất gạch ngói (huyện Tân Kỳ) có nồng độ các khí độc và bụi vượt TCCP 1,3-3 lần. Ngoài ra các làng nghề sản xuất chiếu cói, mộc, chổi đót... cũng có dấu hiệu ô nhiễm về bụi.

c. Hiện trạng tiếng ồn giao thông và công nghiệp

Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra do hoạt động của các cơ sở sản xuất như: gia công cơ khí, sản xuất xi măng, khai thác vật liệu xây dựng... và trên các trục đường giao thông vào những giờ cao điểm. Do đó, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu xảy ra đối với các khu vực dân cư đô thị trong các thành phố lớn và các khu dân cư tập trung gần tuyến đường giao thông. Còn ở các vùng nông thôn không bị ô nhiễm bởi tiếng ồn.

Trên các tuyến đường giao thông, tuỳ thuộc vào từng thời điểm tiếng ồn có những xung dao động rất lớn, có khi trên 90 dB.

2.3.4. Hiện trạng môi trường nước mặt



a. Dòng chảy cát bùn

Tỉnh Nghệ An có địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi, độ dốc địa hình nhỏ và chủ yếu là Feralit phát triển trên các nhóm đá Granit, riolit, cuội kết, sa thạch... vì vậy cát bùn vào sông không lớn. Theo các tài liệu quan trắc cho thấy độ đục nước sông dao động từ (150-300) g/m3 - thuộc vào loại trung bình.

* Nhiều năm: Lượng cát bùn biến đổi qua các năm lớn so với dòng chảy nước, hệ số biến động dòng chảy cát bùn qua các năm cao, đạt trên 0,6.

* Trong năm: Lượng cát bùn tập trung chủ yếu là các tháng mùa lũ, đặc biệt là các tháng đầu mùa lũ, chiếm tới (70-80)% lượng cát bùn cả năm. Cát bùn lớn nhất trong năm rơi vào các tháng VII, VIII. Cát bùn nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào các tháng kiệt nhất, và trị số này thường xấp xỉ 0,1 kg/s.

b. Chất lượng nước

- Độ nhiễm mặn nước sông

Vùng biển tỉnh Nghệ An mang tính chất nhật triều không đều với biên độ triều đạt 1,2-2,5 m. Độ mặn nước biển ở khu vực này đạt trung bình 26,5‰, lớn nhất đạt tới 35,2‰ và nhỏ nhất đạt 1,7‰. Độ mặn nước biển theo dòng triều xâm nhập sâu vào trong sông tới trên 20 km (tới vùng chân đồi).

Trên sông Cả tại Nam Đàn có sự đổi hướng dòng chảy khi nhận nước của sông La (Ngàn Sâu) nên ranh giới độ mặn trung bình 1‰ ở km thứ 25 tính từ cửa sông.



* Vào mùa lũ (VI-XI): Khi nước sông trên thượng nguồn về nhiều hạn chế sự xâm nhập mặn nên ranh giới độ mặn 1‰ trên sông Cả nằm ở cuối TP. Vinh.

* Vào mùa kiệt (XII-V): Đây là lúc độ mặn theo sóng triều xâm nhập sâu vào trong sông, đoạn sông Cả thuộc TP. Vinh nhiễm mặn với độ mặn trên 1‰.

Trên sông Cấm trước khi có cống Nghi Quang, mặn xâm nhập vào sâu trong sông tới km thứ 21 (Ngã ba Phương Tích).

Trên sông Bùng ranh giới mặn 1% tới Bảo Nham (cách cửa sông 24 km), hiện nay đã xây dựng cống ngăn mặn Diễn Thành. Sông Hoàng Mai xâm nhập mặn vào tới km thứ 22 từ của sông (Vực Mấu).

- Chất lượng nước

Chất lượng nước sông suối của sông Cả được đánh giá thông qua số liệu quan trắc chất lượng nước tại trạm Dừa trên sông Cả và tại trạm Nghĩa Khánh trên sông Hiếu (bảng 2.17) [74].

Bảng 2.17: Thành phần hóa học nước sông hệ thống sông Cả



Trạm

pH

Ôxy tổn thất

(mg/l)


Độ khoáng hóa

(mg/l)


Hàm lượng ion (mg/l)

Độ kiềm

(mge/l)


Ca++

Mg++

Na++K+

HCO3-

SO4-2

Cl-

Fe+2+

Fe+3

SiO2

Dừa

7,0

1,7

139

17,9

5,9

9,3

98,6

4,9

2,1

0,08

14,9

1,6

Nghĩa Khánh

6,8

3,1

111

14,7

4,6

7,6

77,9

3,2

2,7

0,09

17,0

1,2

Nguồn: Hoàng Minh Tuyển, 2007 [74]

Từ số liệu cho thấy chất lượng nước sông Cả có đặc điểm chính sau:

Độ khoáng hoá nước sông dao động trong khoảng 110-140 mg/l, nước có dạng bycacbonnat nhóm canxi kiểu I. Nước sông suối trong tỉnh Nghệ An có phản ứng trung tính ngả sang kiềm yếu với độ pH dao động trong phạm vi trên dưới 7,0. Nước sông mềm độ cứng thường nhỏ hơn 1,5 mg-e/l, còn độ kiềm 1,2-1,6 mg-e/l.

Hàm lượng các ion chính: HCO3- chiếm ưu thế trong tổng đương lượng các anion, với hàm lượng 78-100mg/l. Trong số các cation thì ion Ca+2 chiếm ưu thế với hàm lượng 15-18 mg/l, (Na++K+) với hàm lượng 7,5-9,5 mg/l và Mg+2 (4,5-6 mg/l). Hàm lượng các ion SO4-2 và Cl- không cao, tương ứng là (3-5 mg/l) và (2-3 mg/l). Hàm lượng Fe+2+Fe+3 dưới 1 mg/l.

Các chất biogen thì SiO2 có tỷ lệ nhiền hơn cả, với hàm lượng 15-18 mg/l.

Hàm lượng các chất hữu cơ có mặt trong nước sông suối trong tỉnh nhìn chung rất thấp. Theo các số liệu quan trắc của trạm Dừa trên sông Cả cho thấy độ oxy hóa nước sông thuộc vào loại nước rất nghèo chất hữu cơ.



Nhìn chung, nước sông Cả còn tương đối sạch có thể sử dụng cho các ngành sản xuất và sinh hoạt (qua xử lý). Tuy nhiên, nước sông tại các đoạn chảy qua một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư… đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau do nước thải trực tiếp đổ ra sông, không qua xử lý.

c. Ngập lụt và ngập úng

Qua các số liệu thống kê có thể thấy lũ lụt trong tỉnh Nghệ An thường tập trung vào các thời kỳ: lũ tiểu mãn (tháng V, tháng VI); lũ hè thu (tháng VII đến nửa đầu tháng IX); lũ chính vụ (tháng IX, X và XI) và lũ muộn (tháng XII)



Trong 2 tháng IX và X, thường có những trận mưa kéo dài gây lũ, ngập úng trên diện rộng. Các trận lũ lịch sử gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh gồm lũ tháng IX/1978, tháng X/1988 và tháng IX/1996.

Lũ có thể làm vỡ đê và làm ngập úng diện tích rộng lớn khu vực Nam Đàn - Hưng Nguyên - Nghi Lộc (khoảng 48.700ha). Ngoài ra còn có thể gây ảnh hưởng tới khu vực từ hữu ngạn sông Hoàng Mai xuống phía Nam tới kênh Tố Khê và Sơn Tịnh, và khu vực phía Nam kênh Vách Bắc. Thêm vào đó, mưa lớn còn có thể làm ngập úng các đô thị và một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngay cả ở vùng đồi và đồng bằng cao.

2.3.5. Hiện trạng môi trường nước dưới đất



a. Toàn tỉnh

Trên cơ sở kết quả quan trắc nước dưới đất từ năm 2005 đến năm 2009 trong tỉnh Nghệ An và các kết quả nghiên cứu trước đấy có thể thấy được hiện trạng môi trường nước dưới đất của toàn Tỉnh như sau [73]:

+ Độ pH: đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP)



+ Độ tổng khoáng hoá (M): dao động từ 0,085 đến > 3g/l, nước dưới đất biến đổi từ siêu nhạt đến mặn.

+ Các hợp chất Nitơ: dao động từ 0,52 đến 56,8mg/l. Hàm lượng Amoni (NH4+) dao động từ 0,14 đến 1,9mg/l theo quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT – Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống thì hàm lượng Amni <3mg/l.

+ Hàm lượng sắt tổng dao động từ 0,07 đến 39,92mg/l.

+ Hàm lượng Mangan biến đổi từ 0,002 đến 1,67 mg/l. Trong đó theo QCVN 09: 2008/BTNMT thì hàm lượng Mn phải nhỏ hơn 0,5 mg/l.

+ Các nguyên tố vi lượng như Asen, Thuỷ ngân, đều có hàm lượng nhỏ hơn TCCP, đạt tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống.

+ Hầu hết các mẫu nước dưới đất có hàm lượng Coliforms vượt TCCP đặc biệt là các mẫu nước lấy ở các giếng đào, một số mẫu nước có hàm lượng Coliform vượt TCCP đến 300 lần.

b. Hiện trạng môi trường nước dưới đất vùng đô thị trọng điểm

- Thành phố Vinh:

Nước dưới đất khu vực thành phố Vinh tồn tại chủ yếu ở các tầng chứa nước Holocen, Pleistocen và Triats. Kết quả phân tích mẫu từ trước đến nay cho thấy:

Tổng sắt: Phía Tây thành phố Vinh có hàm lượng sắt khá cao (khu vực nhà máy xi măng Cầu Đước), có thể lên tới 30,95- 39,92 mg/l. TCCP cho ăn uống trực tiếp là <0,3mg/l và tiêu chuẩn nguồn nước cấp (QCVN 09: 2008/BTNMT) là 5mg/l, nên ở khu vực này nước dưới đất không sử dụng được vào ăn uống mà chỉ dùng để tắm, rửa.

Mangan: Đa số các mẫu nước có hàm lượng sắt cao đều kéo theo hàm lượng mangan cũng cao, hàm lượng mangan cao nhất đạt 1,672 mg/l vượt TCCP.

Kết quả quan trắc nước dưới đất ở thành phố Vinh của Sở Tài Nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An (năm 2005-2009) cũng cho thấy nước dưới đất ở thành phố Vinh có hàm lượng sắt và mangan vượt TCCP.



Nitrit (NO2-): Một số mẫu hàm lượng Nitrit khá cao, mẫu cao nhất đạt 26,47 mg/l, trong khi đó theo quy chuẩn QCVN 01: 2009/BYT của Bộ Y tế đối với nước ăn uống và sinh hoạt, hàm lượng NO2-= 3mg/l.

Hầu hết các giếng đào ở khu vực thành phố Vinh đều bị nhiễm bẩn bởi chỉ tiêu vi sinh, có những mẫu nước có hàm lượng Coliform vượt TCCP 800 lần.



Các nguyên tố vi lượng như As, Hg, Pb, tại các điểm quan trắc môi trường nước dưới đất của thành phố Vinh (N3; N4; N5; N7) năm 2008 đều nhỏ hơn TCCP.

Nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen: ô nhiễm bởi Sắt, Mangan và đặc biệt là nước dưới đất đã bị nhiễm mặn khá nhiều.

Tầng chứa nước Triat: nhìn chung còn khá sạch, nhưng đã bị nhiễm mặn ở một số nơi ven biển.

- Các vùng đô thị khác:



Các vùng ven biển: TX Cửa Lò, Diễn Châu, Hoàng Mai v.v... nơi có địa hình thấp, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn. Nhìn chung chất lượng môi trường nước dưới đất ở các khu vực này còn khá tốt, những chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu vẫn là: ô nhiễm bởi các hợp chất Nitơ và chỉ tiêu vi sinh (hàm lượng NO3- trong mẫu nước ở thị trấn Con Cuông đạt 46,0 mg/l).

c. Hiện trạng môi trường nước dưới đất tại khu vực khai thác thiếc

Mẫu nước dưới đất được lấy tại giếng đào ngay trong khu vực sản xuất thiếc của Công ty TNHH Chính Nghĩa, Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Quỳ Hợp. Kết quả phân tích cho thấy: pH thấp hơp TCCP, đạt 6,22. Hàm lượng Mn cao hơn TCCP (đạt 0,63 mg/l), đặc biệt là hàm lượng thuỷ ngân trong nước khá cao, đạt 0,00260 mg/l gấp hơn 2 lần TCCP.



d. Hiện trạng nhiễm mặn nước dưới đất

- Tầng chứa nước Holocen (qh)

+ Vùng Đồng bằng Quỳnh Lưu - Diễn Châu: Tầng chứa nước Holocen phân bố thành dải kéo dài theo bờ biển Quỳnh Lưu đến Diễn Châu. Độ tổng khoáng hoá biến đổi từ 0,05 g/l đến 2,88 g/l.

+ Vùng đồng bằng sông Cả: Tầng chứa nước Holocen ở đồng bằng sông Cả phân bố chủ yếu ở Nghi Lộc, vùng Vinh - Cửa Lò và ven theo các thung lũng sông Cả. Khác với hai đồng bằng trên, nước dưới đất đồng bằng sông Cả có độ tổng khoáng hoá khá nhỏ, hình thành nên nước từ siêu nhạt đến nhạt. Độ tổng khoáng hoá nhỏ nhất đạt 0,06 g/l và cao nhất đạt 0,94 g/l.

- Tầng chứa nước Pleistocen (qp)

Tầng chứa nước Pleistocen trong vùng nghiên cứu có diện phân bố ở đồng bằng sông Cả. Độ tổng khoáng hoá: biến đổi từ 0,24 g/l đến 3,77 g/l, nước dưới đất thuộc loại nhạt đến mặn.

2.3.6. Hiện trạng môi trường đất

a. Hiện trạng môi trường đất trong sản xuất nông nghiệp

Nghệ An có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 249.626,87 ha (2005).



Đất nông nghiệp khu vực đồng bằng có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hàm lượng Nitơ thấp, hàm lượng Kali tổng số dễ tiêu thuộc loại nghèo.

Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An còn sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng dư trong đất nhất là ở những vùng thâm canh lúa, các vùng trồng rau màu thì dư lượng này rất lớn. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

b. Hiện trạng môi trường đất do sản xuất công nghiệp

- Trong khai thác khoáng sản

Khu vực Tây Nghệ An là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản như thiếc, đá quí, vàng, đá vôi…với trữ lượng lớn và diện phân bố rộng. Những năm vừa qua, việc khai thác khoáng sản phát triển khá sôi động đã làm cho đất đai bị thay đổi tính chất, đất bị thoái hoá, ô nhiễm và xuống cấp nghiêm trọng.



+ Ô nhiễm đất tại khu khai thác và chế biến thiếc Quỳ Hợp: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong đất nằm trong khu vực ảnh hưởng của khu khai thác thiếc cho thấy: Khu vực này đã bị ô nhiễm các kim loại nặng như As, Cu, Zn, Cd. Đặc biệt, có nơi cách nguồn thải khu khai thác thiếc khoảng 20km hàm lượng kim loại nặng cao hơn hẳn so với các mẫu còn lại và vượt TCCP tới hàng chục lần như (hàm lượng As vượt TCCP 100 lần).

+ Khu khai thác đá xây dựng Hoàng Mai và các khu khai thác đá khác: Khu khai thác đá xây dựng Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu) được khai thác bằng phương pháp thủ công kết hợp với nổ mìn với qui mô lớn với diện tích khoảng 50.000-60.000m2 hiện tại một phần bị hoang hoá.

Ngoài khu vực Hoàng Mai, đá vôi cũng được khai thác ở một số địa điểm khác. Lèn Hai Vai (Diễn Châu), Bắc thị xã Cửa Lò, Rú Mượu (Hưng Nguyên), Quỳ Hợp, Con Cuông.



Quá trình khai thác đá gây tác động tiêu cực đến môi trường, lớp đất bề mặt bị phá hủy, tạo khe rãnh thì gió và các dòng nước tạm thời sẽ gia tăng hoạt động thổi mòn và xói mòn, đưa bụi trầm tích đến các vùng trũng, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái lân cận.

c. Thoái hoá môi trường đất do các quá trình tự nhiên

- Ảnh hưởng do quá trình nhiễm mặn

Đất nông nghiệp tại nhiều xã vùng cửa sông đã bị nhiễm mặn. Độ mặn có chiều hướng giảm dần từ Quỳnh Lưu đến Nghi Lộc.



- Ảnh hưởng môi trường đất do rửa trôi, thoái hoá, giảm độ phì của đất

Đất xói mòn trơ sỏi đá vùng ven biển tỉnh Nghệ An có diện tích khoảng 5.159ha và được phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Quỳnh Lưu (Quỳnh Lập, Quỳnh Long, Mai Hùng) 2.621ha; hai xã Nghi Yên và Nghi tiến 2.284ha. Đất bị xói mòn rửa trôi mất lớp đất tầng mặt nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất này thường nghèo, do đó khả năng canh tác trên loại đất này là không thể.



- Hiện tượng cát bay, cát chảy

Cát bay và cát chảy là hiện tượng phổ biến, 40% số xã có hiện tượng cát bay, cát chảy. Trong đó phần lớn là ở các xã bãi ngang thuộc Nghi Lộc, Cửa Lò. Tại một số xã sau mỗi đợt gió bão, tình trạng cát bay, cát chảy vào sâu nội đồng hàng chục mét vùi lấp hoa màu và khu vực dân cư.

2.3.7. Nhận định chung về tác động đến môi trường tự nhiên do hoạt động phát triển kinh tế - xã hội

1. Tác động của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường không khí

+ Khu vực miền núi: Các điểm khai thác chế biến quặng và khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là các cơ sở công nghiệp gây có nguồn gây ô nhiễm không khí lớn, nhất là về bụi, tiếng ồn và CO.

+ Khu vực đồng bằng: các vùng tập trung dân cư nhất là nơi có mật độ dân cư cao ở thành phố Vinh, chủ yếu bị ô nhiễm về bụi.

+ Khu vực các huyện ven biển nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu ô nhiễm về H2S.

+ Các điểm nút giao thông ngã ba, ngã tư... nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn. Đây là một nguồn gây ô nhiễm môi trường với nhiều loại khí như: SO2, CO, NOx, bụi, và tiếng ồn...

2. Tác động của các hoạt động phát triển KT-XH đến môi trường nước mặt

- Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đang gây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ

Trải dài 82 km bờ biển và diện tích đất bị nhiễm mặn lên tới trên 29000ha, Nghệ An có địa hình thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay toàn tỉnh đã có 1400ha mặt nước nuôi thuỷ sản nước lợ và còn có trên 1000ha có khả năng nuôi thuỷ sản, song do sự thiếu quy hoạch, phương thức nuôi trồng chủ yếu vẫn là quảng canh, nên diện tích các vùng đất ngập nước ven bờ đã bị thu hẹp. Trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư khu nuôi tôm công nghiệp Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên với tổng diện tích đã nuôi là 1157,9ha...

Với việc phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến một số hậu quả xấu đối với môi trường nước, cụ thể:

- Phá vỡ hệ sinh thái vùng ven biển.

- Cạn kiệt nhanh nguồn nước dưới đất. Hơn thế việc giảm nhanh nguồn nước dưới đất phía ven biển làm mất cân bằng áp lực, làm mặn hoá nguồn nước cũng như đất những khu vực phía sâu trong đất liền.

Theo số liệu quan trắc chất lượng nước biển tại 6 cửa lạch của tỉnh Nghệ An (nguồn: Trung tâm quan trắc & kỹ thuật môi trường Nghệ An, năm 2004) và số liệu quan trắc của đợt khảo sát thực địa tháng 8/2005 của Viện Địa Lý, cho thấy:

Nước biển ven bờ bị nhiễm bẩn bởi các chất dinh dưỡng biểu hiện qua hàm lượng NH3 quan trắc được đều vượt tiêu chuẩn cho phép của nước biển ven bờ dùng cho các mục đích kể cả bãi tắm, nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác. Các cửa lạch nhỏ ở phía Bắc tỉnh Nghệ An là khu vực ô nhiễm chất dinh dưỡng nặng nề nhất.

- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt ở các khu vực đô thị đang gây ô nhiễm lớn đến môi trường nước

+ Nước thải sinh hoạt

Chất lượng nước thải sinh hoạt ở thành phố Vinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao thể hiện qua tổng Nitơ cũng như Phốt Pho rất lớn, hàm lượng các chất hữu cơ cao, tổng chất rắn lơ lửng và chất rắn tổng cộng cao. So với tiêu chuẩn về giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt cho thấy khu vực trung tâm thành phố nước thải sinh hoạt ô nhiễm ở mức III và đối với các khu vực lân cận (phường Bến Thuỷ, phường Đông Hưng) ô nhiễm ở mức II (TCVN 6772 : 2000).

+ Nước thải công nghiệp

Tại TP Vinh, kết quả đánh giá cho thấy: nước mặt tại tất cả các kênh dẫn nước mặt và các kênh dẫn nước thải đang ở mức độ ô nhiễm từ nhẹ đến nặng. Toàn bộ lượng nước bị ô nhiễm này được đổ vào sông Lam (đoạn cuối khi ra biển của sông Cả). Phạm vi và mức độ ô nhiễm nguồn nước ở TP Vinh được đánh giá như sau:

- Vùng ô nhiễm nặng chủ yếu thuộc các phường Hưng Bình, Quang Trung, Lê Mao, Hồng Sơn và xã Vĩnh Tân.

- Vùng ô nhiễm trung bình chủ yếu thuộc các phường Đông Vinh, Lê Lợi, Đội Cung, Lê Mao, Hà Huy Tập và một phần diện tích các phường Hưng Dũng, Trường Thi, xã Nghi Phú, xã Hưng Lộc.

- Vùng ô nhiễm nhẹ bao gồm địa phận xã Hưng Đông, một phần địa phận xã Nghi Phú và trên sông Lam.

- Vùng bị ô nhiễm mặn trong mùa kiệt thuộc các xã Hưng Lộc, Hưng Hoà

Trên sông Lam, đoạn đi qua TP Vinh hàm lượng chất hữu cơ có xu hướng ngày càng gia tăng, ví dụ năm 8/1999 hàm lượng BOD5, COD lần lượt đạt 7,5 mg/l và 11 mg/l còn tháng 6/2005 các trị số này đạt tới 10 mg/l và 17 mg/l. Như vậy việc BVMT đây cần phải có những biện pháp đúng và mạnh hơn nhằm giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường.

- Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường lớn tại một số khu vực

Khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng đang phát triển khá mạnh mẽ ở Nghệ An. ở một số khu vực, việc khai thác và chế biến khoáng sản đã và đang gây ô nhiễm lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là khu vực khai thác và chế biến thiếc ở khu vực các xã Châu Hồng, Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp.



Như đã phân tích trong phần các điểm nóng về MT, việc khai thác và chế biến thiếc ở Quỳ Hợp đã gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất ở phạm vi khá rộng. Nước thải đổ vào sông Nậm Thông là phụ lưu trực tiếp của sông Hiếu làm ô nhiễm nguồn nước sông Hiếu với hàm lượng các chất dinh dưỡng đều vượt TCCP.

3. Tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường đất

Môi trường đất ở một số khu vực bị ô nhiễm do các chất thải chưa được xử lý từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường đất tại một số khu vực khác nhau trong tỉnh Nghệ An như sau:

- Các quá trình suy thoái đất do con người làm cho đất bạc màu, thoái hoá xảy ra ở các huyện đồng bằng như Yên Thành, Quỳnh Lưu.

- Tại khu vực khai thác và chế biến thiếc ở huyện Quỳ Hợp, môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoá chất được sử dụng thải trực tiếp vào đất và nước sông.

- Ô nhiễm đất do nước thải, rác thải sinh hoạt ở TP Vinh đã xảy ra ở tất cả các điểm dọc theo tuyến nước thải của thành phố, biểu hiện rất rõ qua sự dư thừa hàm lượng các chất hữu cơ gây ra hiện tượng phú dưỡng đối với cây trồng.

- Ở các huyện ven biển, ô nhiễm và thoái hoá tiềm năng đất rất lớn biểu hiện ở các dạng tiềm năng phèn hoá, mặn hoá, cát bay, cát chảy, sạt lở, trượt lở.




tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương