Nghiên cứu sinh


Đánh giá tài nguyên nước mặt



tải về 3.1 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích3.1 Mb.
#35121
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.1.4.3. Đánh giá tài nguyên nước mặt


Tài nguyên nước mặt tỉnh Nghệ An được đánh giá theo các chỉ tiêu sau [74]:

1. Chỉ tiêu về nguồn nước: Tổng lượng nước năm và khả năng sử dụng thông qua hệ số được sử dụng nước ở vùng nhiệt đới gió mùa: y = X – Z

Trong đó: y – lớp dòng chảy năm (mm)

X – lượng mưa trung bình năm (mm)

Z – lượng bốc hơi trung bình năm (mm)

Với y < 500mm: khu vực thiếu ẩm cho phát triển sinh vật

500 < y < 700 mm: khu vực đủ ẩm cho phát triển sinh vật

y > 700 mm: khu vực thừa ẩm cho phát triển sinh vật

2. Các tai biến tự nhiên liên quan đến tài nguyên nước

- Ngập lụt

- Hạn hán thiếu nước dùng

Theo các tiêu chí trên, tỉnh Nghệ An được phân chia thành các vùng như sau:

(1) Khu vực sông Hoàng Mai:

Thuộc huyện Quỳnh Lưu có diện tích 363km2, đây là khu vực có nguồn nước hạn chế với tổng lượng nguồn nước năm là 150 triệu m3 ứng với lớp dòng chảy 450mm – thiếu ẩm cho phát triển của sinh vật.

Là lưu vực sông ngắn ở vùng ven biển, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển cả nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp tuy nhiên khả năng khai thác nguồn nước trong khu vực thường khó khăn:

- Mùa lũ, do lượng mưa chủ yếu là do nhiễu động không khí thường lớn và tập trung vì vậy, lũ xuất hiện trên lưu vực sông lớn, đổ trực tiếp ra biển qua cửa sông hẹp nên thường xuyên bị ngập lụt.

- Mùa kiệt: Với hệ số cho phép khai thác nguồn nước là 0,33 vì vậy lượng nước được phép khai thác rất thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong khu vực. Cùng với vấn đề xâm nhập mặn không sử dụng được nguồn nước đã gây tác động rất lớn đến vấn đề môi trường ở khu vực



(2) Khu vực Thượng nguồn sông Cả: gồm các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Đây là khu vực khô hạn nhất của tỉnh Nghệ An với lượng dòng chảy trung bình đạt dưới 500mm, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và thủy điện. Vấn đề môi trường ở khu vực này thường gặp là:

- Thiếu nước sử dụng trong mùa khô

- Mâu thuẫn giữa phát triển thủy điện và các ngành khác như lâm nghiệp, thủy sản...

(3) Khu vực trung lưu sông Cả: gồm 2 huyện Thanh Chương, Đô Lương. Đây là khu vực có lượng dòng chảy ở mức đủ ẩm phát triển sinh vật với lớp dòng chảy trung bình 650mm, thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước. Vấn đề môi trường thường gặp ở đây là lũ và ngập lụt hàng năm. Do đây là dải đồng bằng hẹp, kẹp giữa bờ sông Cả và dãy núi ven đường Hồ Chí Minh khi lũ lên cao phần trong đồng không thoát kịp gây thường úng ngập.

(4) Khu vực sông Hiếu: bao gồm huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ và Anh Sơn. Khu vực này có nguồn nước phong phú nhất so với toàn tỉnh Nghệ An với lớp dòng chảy đạt tới 1000mm. Tài nguyên nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trong vùng. Đây là khu vực có nhiều khoáng sản, vấn đề môi trường ở khu vực này chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước do khai thác khoáng sản.

(5) Khu vực hạ du sông Cả: gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Vinh... nguồn nước ở đây tương đối phong phú với lượng dòng chảy trung bình năm đạt 730mm – thuộc vào loại thừa ẩm. Khả năng đáp ứng nguồn nước ở khu vực này hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống công trình khai thác vì vậy vấn đề môi trường thường gặp trong khu vực bao gồm:

- Khả năng sử dụng nước tại chỗ trong mùa kiệt rất kém do xâm nhập mặn vào sông cũng như các vấn đề nuôi trồng thủy sản.

- Trong mùa lũ thường xuyên bị ngập úng: hiện có khoảng 13.150 ha ngập úng thường xuyên, năm úng cao nhất lên tới 20.600 ha tập trung chủ yếu ở:



+ Vùng Diễn châu – Yên Thành: Ngập trên 6.000ha với thời gian ngập thường kéo dài trên 5 ngày.

+ Vùng Nam Đàn – Hưng Nguyên – Nghi Lộc: Ngập trên 5.200havới thời gian ngập thường kéo dài trên 5 ngày.

Tóm lại, thủy văn có vai trò quan trọng trong vận chuyển, phân bố lại vật chất của cảnh quan, là môi trường diễn ra các quá trình hóa học và sinh học. Dòng chảy đã tham gia vào quá trình xói mòn, rửa trôi hay bồi tụ...là những quá trình ngoại lực tham gia hình thành các dạng địa hình. Chính các dòng chảy đã vận chuyển và bồi đắp phù sa hình thành nên các đồng bằng ở hạ du. Tác động của dòng chảy mặt tạo nên những loại đất đặc thù như đất phù sa, đất dốc tụ. Sự phân hóa của các loại đất trên những đá mẹ khác nhau là chỉ tiêu phân chia các loại CQ.

2.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn

2.1.5.1. Các tầng chứa nước

Theo [73] địa bàn nghiên cứu được chia thành các đơn vị địa chất thuỷ văn cơ bản, bao gồm các đơn vị chứa nước chính và các thành tạo rất nghèo nước hoặc không chứa nước.
a. Các tầng chứa nước lỗ hổng

Các tầng chứa nước lỗ hổng tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An như đồng bằng Quỳnh Lưu - Diễn Châu. Bao gồm các thành tạo bở rời Đệ tứ hình thành nên các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen.

a.1. Các tầng chứa nước Holocen

- Thành tạo Holocen thượng (qh3): Tầng chứa nước trong các trầm tích hiện đại với nhiều nguồn gốc khác nhau: Sông, biển, sông - biển, biển - gió ... Độ giàu nước của tầng này từ nghèo đến trung bình, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho nhân dân, đặc biệt ở vùng ven biển Cửa Lò. Tỉ lưu lượng các lỗ khoan vùng Vinh - Cửa Lò là 0,15-1,62 l/sm, thường gặp 0,2 - 1l/sm. Nước dưới đất của tầng Holocen thượng là không có áp.

- Thành tạo trầm tích hỗn hợp sông biển Holocen hạ - trung (qh1-2): Tầng này phân bố không liên tục và bị phủ hoàn toàn. Nước có áp lực yếu, mực nước dao động trong khoảng 0,5-5m, phổ biến 0,5-2m. Tỷ lưu lượng dao động từ 0,1-1 l/sm.

a.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pleistocen (qp)

Đây là tầng chứa nước có diện phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cả (khu vực thành phố Vinh, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn). Nước dưới đất trong tầng chứa nước này thuộc loại có áp, với cột áp lực từ 1-50m, trung bình 30m. Mực nước ổn định từ 0,2m ở trên mặt đất đến 4,5m dưới mặt đất. Biên độ dao động mực nước thường đạt từ 1,5 đến 2m. Tầng chứa nước Pleistocen có thể xếp vào loại rất giàu. Đây là tầng chứa nước phong phú nhất vùng, song hiện nay đã bị nhiễm mặn một số nơi nên rất khó khai thác phục vụ cấp nước.



b. Các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt karst

b.1. Các tầng chứa nước các thành tạo lục nguyên hệ Triat (T2-3)

Bao gồm các thành tạo: T3 n-r đđ, T2 ql và T2a đt phân bố trải rộng trên khắp cả tỉnh Nghệ An. Mức độ chứa nước của tầng chứa nước này rất không đồng nhất, phụ thuộc vào thành phần đất đá và kích thước nứt nẻ. Nước dưới đất thường không áp, ở vùng ven biển do bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ nên nước dưới đất ở đây có áp lực. Tầng chứa nước này được xếp vào có mức độ chứa nước trung bình.

b.2. Các tầng chứa nước khe nứt karst các thành tạo cacbonat (C; C-P)

Nước dưới đất được chứa trong các khe nứt, hang hốc karst. Chiều dầy chứa nước từ vài chục mét tới hơn 100m. Tầng chứa nước được đánh giá chung là trung bình. Mực nước xuất hiện ở độ sâu 2-3m dưới mặt đất.

b.3. Các tầng chứa nước các thành tạo Paleozoi

Tầng chứa nước có nhiều mạch lộ nhưng đại đa số có lưu lượng rất nhỏ (0,5 l/s), chỉ có những mạch lộ liên quan đến các đứt gãy kiến tạo mới đạt đến 0,5-1 l/s. Nhìn chung các tầng chứa nước Paleozoi hạ được xếp vào loại nghèo nước, chỉ có lớp đá vôi, các đới huỷ hoại do hoạt động kiến tạo mới có ý nghĩa khai thác.

c. Các thành tạo địa chất rất nghèo hoặc thực tế không chứa nước

Ngoài các thể địa chất chứa nước đã mô tả ở trên, tất cả các thành tạo đất đá dạng khối rắn chắc rất ít bị nứt nẻ, karst hoá và các trầm tích có thành phần sét, bột, bột sét... chiếm ưu thế không có khả năng chứa nước hoặc chứa nước rất kém, không có ý nghĩa đối với cung cấp nước đều được xếp chung vào các thành tạo rất nghèo nước và cách nước.

2.1.5.2. Trữ lượng nước dưới đất

Trong vùng nghiên cứu, các công trình điều tra nghiên cứu trước đây chủ yếu nhằm vào đối tượng chính là những tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng. Các tầng chứa nước khe nứt các thành tạo trước Đệ tứ chủ yếu mới được nghiên cứu ở phần lộ vùng rìa hoặc những núi đồi sót giữa các đồng bằng.

Bảng 2.8: Thống kê các điểm, khu vực đã tìm kiếm thăm dò nước dưới đất

Vùng tìm kiếm thăm dò

Trữ lượng đã được đánh giá (103m3/ng)

Tầng chứa nước

Cấp A + B

Cấp C1

Hoàng Mai

3,0




t2a

Vinh - Cửa Lò

3,1

3,5

qh

Nam Đàn




6,0

qp

Nguồn: Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc Trung bộ [19]

Bảng 2.9: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An



Tầng chứa nước

m3/ngày



Qt

m3/ngày



Qt

m3/ngày



Qtng

m3/ngày



Holocen

111.152

3.145

943

112.095

Pleistocen

35.958

2.625

787

36.745

T3 n-r đđ

69.189

998

299

69.488

Tổng










218.328

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, 2001 [49].

Tóm lại, tiềm năng nước dưới đất tỉnh Nghệ An nhìn chung không phong phú, triển vọng khai thác tập trung chủ yếu ở các đồng bằng ven biển và trong các đá bazan, mức độ giàu nước cục bộ, ranh giới mặn nhạt đan xen, không thuận lợi cho việc khai thác tập trung với quy mô lớn. Mặt khác, nước dưới đất ở Nghệ An có vị trí quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm. Nhịp điệu phát triển của cảnh quan trong mùa ít mưa phụ thuộc nhiều vào tiềm năng nước dưới đất. Nước ngầm có tác động đến việc hình thành đất như quá trình glây, quá trình feralit hóa, quá trình laterit, bên cạnh đó, dòng chảy ngầm cũng là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành nên các dạng địa hình Karst, các hồ nước ngọt.

2.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng

Tài nguyên đất tỉnh Nghệ An hết sức đa dạng và phức tạp với 11 nhóm và 29 loại đất. Có thể phân đất đai tỉnh Nghệ An thành đất thuỷ thành và đất địa thành, trong đó phần lớn diện tích là đất địa thành (bảng 2.10, hình 2.6).

Bảng 2.10: Các nhóm đất chính tỉnh Nghệ An



Tên đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích điều tra lập bản đồ thổ nhưỡng toàn tỉnh

1.649.853




Trong đó: diện tích các loại đất (đã trừ sông suối và núi đá)

1.572.666

100

I. Đất thuỷ thành

247.774

15.75

- Trong đó: Nhóm đất phù sa, dốc tụ

163.202

65.87

II. Đất địa thành

1.325.008

84.25

- Trong đó :







+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi (từ 170-200 m)

383.121

24.40

+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi thấp (từ 170-200 m đến 800-1000m)

568.264

36.20

+ Nhóm đất mùn vàng trên núi (800-1000 m đến 1700-2000 m)

302.185

19.24

Nguồn: Sở TN&MT Nghệ An, 2007 [52]

2.1.6.1. Đất thủy thành



Đất thủy thành có 247.774ha chiếm gần 16% diện tích đất toàn tỉnh. Phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển, bao gồm 5 nhóm đất: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, dốc tụ; nhóm đất mặn; nhóm đất phèn mặn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa. Chiếm vị trí quan trọng trong số này có 189.000ha đất phù sa và nhóm đất cát. Đây là các nhóm đất có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

- Đất cát ven biển: 21.428ha (tập trung ở vùng ven biển), đất có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao, nhưng kali dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất thích hợp cho trồng hoa màu, cây nông nghiệp ngắn ngày như rau, khoai, lạc, đỗ, dâu tằm, cây ăn quả v.v... khi sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, triệt để áp dụng phương thức xen canh, gối vụ.

- Đất phù sa: có diện tích 163.202ha; gồm các loại đất chính: đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa lầy úng, đất phù sa cổ có sản phẩm feralit. Nhìn chung các loại đất này thích hợp với canh tác cây lúa nước và màu. Đất phù sa tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lương thực chính của tỉnh, có ưu thế là chủ động tưới tiêu hơn so với các vùng khác. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nước (khoảng 74.000ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thường trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Ngoài hai loại đất chính trên còn có đất cồn cát ven biển và đất bạc màu với diện tích nhỏ và có nhiều hạn chế trong sản xuất nông nghiệp như nghèo các chất dinh dưỡng, đất cằn.

2.1.6.2. Đất địa thành

Có diện tích 1.325.008ha, chiếm hơn 84% diện tích tự nhiên). Các loại đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,4%), bao gồm các nhóm đất: Đất feralit đỏ vàng vùng đồi (dưới 200m); Đất xói mòn trơ sỏi đá; Đất đen; Đất feralit đỏ vàng trên núi thấp (từ 200-1000m); Đất mùn vàng trên núi (1000-2000m); Đất mùn trên núi cao.



- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs):

Tổng diện tích 433.357ha, phân bố trên một phạm vi rộng lớn ở hầu khắp các huyện nhưng tập trung nhiều ở Tương Dương, Con Cuông, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày; ở các vùng thấp đất đỏ vàng trên phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất tầng mỏng hoặc trung bình. Đất có thảm thực vật cây bụi là loại đất có độ phì khá; mùn từ 2-4%; đạm từ 0,1-0,25%; lân từ 0,06-0,07%; kali từ 1-2%; độ chua cao pHKCl < 4; thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phần nhiều trên 50cm, ở trên các vùng có thảm thực vật là cỏ và đất hoang hoá do bị xói mòn mạnh, tầng đất thường mỏng 30-50cm. Đây là loại đất đồi núi khá tốt, đặc biệt là về lý tính (giữ nước và giữ màu tốt). Tiềm năng loại đất này còn nhiều và tập trung thành vùng lớn, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả.

- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết (Fq):

Tổng diện tích 315.055ha, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các giải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam của tỉnh qua nhiều huyện miền núi và trung du như Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Tương Dương, Kỳ Sơn... Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mòn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình đồi núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50-70cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch nghèo dinh dưỡng, ở các vùng núi cao lượng mùn 1,5-2,5%; ở vùng thấp lượng mùn thường không quá 1,5%.



- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit (Fa):

Diện tích hẹp, khoảng 217.101ha, phân bố rải rác ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu... Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axit có thành phần cơ giới nhẹ; nghèo dinh dưỡng; bị xói mòn rửa trôi mạnh; độ chua lớn pHKCl < 4, ít có ý nghĩa trong sử dụng sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv):

Diện tích khoảng 34.064ha, phân bố rải rác ở các huyện: Tân Kỳ, Nam Đàn, Quỳ Hợp... Ngược lại với các loại đất khác, đất đỏ nâu trên đá vôi ở các vùng địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hoá và rửa trôi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vôi có độ dày tầng đất khá > 50cm; độ phì ở đất đá vôi khá; mùn từ 2-4%; đạm trên 0,15%; đất chua pHKCl < 4; độ no bazơ nhỏ dưới 50%. Đất thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây lâu năm như: cam, chè, cà phê, cao su...

- Đất nâu đỏ trên bazan (Fk):

Diện tích 14.711 ha, phân bố chủ yếu ở vùng kinh tế Phủ Quỳ. Hầu hết đất nâu đỏ trên đá bazan đã được sử dụng vào sản xuất, chủ yếu là trồng cao su, cà phê, cam, chanh, chè.... và cho hiệu quả cao. Đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất tốt, có tầng dày trên 1 m, địa hình khá bằng phẳng, ít dốc (< 100); độ phì cao; mùn từ 2 - 4%; đạm tổng số trên 0,15%; kali tổng số từ 0,1-0,15%; đất chua có độ pHKCl 4-5.

- Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao:

Loại đất này chiếm gần 20% diện tích đất. Tuy có độ phì cao (đạm, mùn, lân tổng số đều cao) song khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp bị hạn chế do tập trung chủ yếu trên núi cao, địa hình dốc và bị chia cắt mạnh. Diện tích đất này thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp.



Tóm lại, các loại đất ở Nghệ An được hình thành và phân bố trên nền địa hình phức tạp. Với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa phân phối không đều theo mùa, các đá mẹ đa phần là trầm tích và phiến sét chua, do đó đã tạo cho Nghệ An có chủng loại thổ nhưỡng phong phú. Đặc điểm phân hóa của lớp vỏ thổ nhưỡng được xem xét trong việc phân chia các cấp phân vị CQ, đặc biệt trong việc xác định ranh giới các cấp phân vị bậc thấp như loại, nhóm loại, hạng CQ.

2.1.7. Đặc điểm thực, động vật



Với địa hình phần lớn là núi, lớp thảm phủ thực vật nói chung và lớp phủ rừng nói riêng của Nghệ An còn được bảo tồn tương đối tốt (hình 2.7), chiếm đến 47,8% (năm 2008) và tăng lên 51% (năm 2009) tổng diện tích tự nhiên [77].

2.1.7.1. Tính đa dạng thực vật



Lãnh thổ Nghệ An là nơi giao lưu, hội tụ không chỉ của ba khu vực gió mùa Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á mà còn là nơi giao thoa của sinh vật bản địa với các sinh vật di cư từ các khu hệ sinh vật phía Bắc từ Nam Trung Hoa xuống (khu hệ sinh vật á nhiệt đới và ôn đới ẩm) từ Malaixia – Indônêxia lên (khu hệ sinh vật nhiệt đới phương Nam) với luồng từ Ấn Độ - Mianma sang [25].

Trong tỉnh Nghệ An đã thống kê được khoảng gần 2500 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 23 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Khu vực có tính đa dạng thực vật giàu nhất là tại Vườn quốc gia Pù Mát, với 2.461 loài thực vật bậc cao có mạch, trong số đó có một số loài mới cho khoa học.



a. Thảm thực vật tự nhiên

* Đai cao dưới 800m



- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng: Loại rừng này vẫn còn có cấu trúc 4-5 tầng (chủ yếu còn phân bố ở Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt), còn phần lớn loại rừng này do con người tác động nên cấu trúc chỉ còn 3-4 tầng, trong đó có 2-3 tầng cây gỗ.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên đất phong hoá từ đá vôi: Loại rừng này vẫn còn một số diện tích, ít bị con người tác động nên vẫn còn duy trì được cấu trúc 3-4 tầng, trong đó 1-2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ. Loại rừng này còn phần bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Pù Mát.



- Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng: Loại rừng này hình thành do rừng bị khai phá làm nương rẫy, được hình thành sau vài năm bị bỏ hoang hoá. Các loài cây lá rộng mọc xen với tre nứa như: Re, Dẻ, Bứa, Trám, Gội, Hu đay, v.v.

- Rừng tre nứa: Chủ yếu gồm hai quần xã: quần xã Nứa và quần xã Mét.

- Rừng ngập mặn: rừng ngập mặn có diện tích hầu như không đáng kể mà phần lớn là trảng cây ngập mặn với chiều cao 2-5 m. Các loài cây ngập mặn thường gặp như: Ô rô trắng, Sam biển, Mắm quắn, Mắm biển, Quao nước, Cóc vàng, Giá, Sú, Ráng, Vẹt dù, Trang, Đước, Cóc kèn, Tra biển, v.v.

- Trảng cây bụi, trảng cỏ: được hình thành bởi sự phá rừng để lấy đất canh tác, sau vài năm đất bị xói mòn mạnh trở nên bạc màu không có khả năng canh tác, đất bị bỏ hoá tạo nên trảng cây bụi, trảng cỏ với các loài cây chịu hạn mọc tiên phong.



Thảm thực vật tự nhiên ở dưới 300m phổ biến là rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm với ưu thế của các họ thuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa trong đó có loài Erythrofohbeceon fordii (Lim xanh) [46]. Đây là một loài có nguồn gốc ở Việt Nam hình thành trong đại Tân sinh [69], [70], [71]. Về phân bố không gian chúng phổ biến ở miền Bắc đến Nghệ An và số cá thể ít dần về phía Nam.

độ cao 300-800m, trong rừng đã có sự thay đổi về thành phần loài, các loài Vatica spp. (Táu) thuộc họ Dầu (Dipterocapaceae) chiếm ưu thế [46] đặc trưng cho khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia. Chúng di cư sang Việt Nam vào kỷ Đệ Tam, lan dần ra phía Bắc [70].

Tại khu vực khô Mường Xén, Tương Dương có rừng lá rộng rụng lá vào thời kỳ khô với ưu thế của loài Lagerstroensia calyculata (Bằng lăng ổi) [9], [70]. Đây là loài đặc trưng cho khu hệ không nóng Ấn Độ - Miến Điện.

* Đai cao từ 800m trở lên



- Rừng kín thường xanh mưa mùa cây lá rộng: ở độ cao 800-1600m, Loại rừng này có cấu trúc 4-5 tầng trong đó gồm có 2-3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng cây cỏ. Trong rừng này chiếm ưu thế là các loài trong họ Fagaceae (Dẻ), Lauraceae (Long Não). Trong thành phần loài của kiểu rừng này còn có các loài trong các họ khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa đặc trưng cho một khu vực có chế độ nhiệt thiên về á nhiệt đới.

- Rừng kín thường xanh mưa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim: ở độ cao trên 1600m, đặc trưng bởi các loài hạt trần Sa-mu Cunninghamia konishii, Pơ-mu Fokienia hodginsii Kim giao Decussocarpus wallichianus, loại rừng này có cấu trúc 4-5 tầng, 2-3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ. Những vùng rừng chưa bị tác động phân bố dọc theo các núi cao ở phía Tây bắc của tỉnh Nghệ An.

- Rừng lùn: Loại rừng này ở độ cao trên 1500 m, ở những sườn đón gió mạnh. Chiều cao cây khoảng 12 m, đường kính thân trung bình khoảng 12 cm, thân cong keo.

b. Các kiểu thảm thực vật nhân tác

- Trên các sườn đất dốc vùng đồi núi:

+ Rừng trồng thuần loại cây lâm nghiệp: Bạch đàn các loại, Thông, Keo …

+ Thảm cây công nghiệp dài ngày: Chè, cà phê, cao su, các loại cây ăn quả

+ Thảm cây nông nghiệp: Lúa nương, Ngô, Sắn,…
- Ở vùng đồng bằng:

+ Ở các khu dân cư: vườn cây ăn quả, vườn rau gia đình, hệ thống cây xanh, cây bóng mát.

+ Trên đất canh tác gồm: thảm cây công nghiệp dài ngày và cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu tương, vừng, mía…), thảm cây lương thực (lúa, ngô, khoai…).

2.1.7.2. Tính đa dạng động vật

Dựa vào điều kiện địa hình, sự phân bố thảm thực vật, tập tính hoạt động của các loài động vật, tỉnh Nghệ An gồm có các kiểu sinh cảnh: sinh cảnh đồi núi đất, sinh cảnh núi đá, sinh cảnh nương rãy, điểm dân cư.

a. Động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư

Tại khu vực nghiên cứu đã thống kê được 490 loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư, bao gồm 124 loài thú, 293 loài Chim, 50 loài Bò sát và 23 loài Ếch nhái. Trong số này, về thú có tới 41 loài thuộc diện quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 38 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN và 18 loài có trong Nghị định 48/NĐ-CP. Chim có15 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 10 loài trong Sách đỏ IUCN, 2 loài trong Nghị định 48/CP-NĐ. Bò sát, Ếch nhái có 18 loài được ghi trong Sách Đỏ, 2 loài trong Sách đỏ IUCN và 9 loài có trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP. Sự phân phối các lớp, bộ, họ, loài của hệ động vật tỉnh Nghệ An thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn và lưỡng cư



Lớp

Bộ

Họ

Loài

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Thú

12

48

31

35,2

124

25,3

Chim

11

44

39

44,3

293

59,8

Bò sát

1

4

15

17,0

50

10,2

Ếch nhái

1

4

3

3,5

23

4,7

Tổng cộng

25

100

88

100

490

100

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

b. Côn trùng

- Thành phần loài: Đã ghi nhận được 390 loài côn trùng thuộc 2 bộ.

- Các loài quý hiếm:



+ Sách đỏ Việt Nam (2000): có 04 loài: Bướm phượng cánh đuôi nheo Lamproptera curius (Fabricius); Bướm phượng cánh sau vàng Troides helena (Linn.); Bướm phượng cánh kiếm Graphium antiphates (Cramer); Bướm khế Attacus atlas Linn.

+ CITES (2005): có 02 loài bướm – Bướm phượng cánh sau vàng Troides helena (Linn.); Bướm phượng cánh sau vàng đốm mờ Troides aeacus (C. et R. Felder).

- Giá trị: Một số loài bướm đẹp như Bướm phượng cánh sau vàng Troides helena (Linn.); Bướm phượng cánh sau vàng đốm mờ Troides aeacus (C. et R. Felder); Bướm phượng cánh đuôi nheo Lamproptera curius (Fabricius); Bướm phượng cánh kiếm Graphium antiphates (Cramer); Bướm khế Attacus atlas Linn.

c. Động vật thủy sinh

- Thành phần loài: 5 bộ, 14 họ, 51 loài

- Các loài quý hiếm: sách đỏ Việt Nam (2000): 2 loài.

Tóm lại: Thảm thực vật và khu hệ động vật chịu tác động tổng hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng và con người, chúng thể hiện một cách tự nhiên trong cấu trúc không gian, cấu trúc thành phần, sinh khối, năng suất sinh học, chu trình vật chất sinh học. Ngược lại, chính thảm thực vật tác động trở lại các yếu tố thành phần của tự nhiên như: điều hòa khí hậu, chế độ thủy văn, các quá trình hình thành đất và chống xói mòn, điều hòa các quá trình ngoại sinh và cuối cùng là cung cấp các nhu cầu khai thác khác nhau cho con người (củi, gỗ, lâm sản, thuốc, lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, phòng hộ, nghỉ ngơi, du lịch, nghiên cứu khoa học…). Thảm thực vật thể hiện rất rõ sự phụ thuộc của tính đồng quy vào các điều kiện môi trường, vẻ ngoài của thảm thực vật quyết định diện mạo của CQ.

2.1.7.3. Các vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên

Hiện nay trên thế giới hầu như quốc gia nào cũng thành lập các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn thiên nhiên, đó là nơi bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên vừa là “bảo tàng sống” của các loài động thực vật hoang dại. Theo số liệu thống kê những năm 80 của thế kỷ 20, ở một số nước như: Mỹ đã xây dựng 699 khu bảo vệ thiên nhiên chiếm 10% diện tích cả nước. Thụy Điển có 899 khu chiếm 8% diện tích cả nước. Trung Quốc có 600 khu chiếm 5% diện tích cả nước. Các khu bảo tồn thiên nhiên của Nhật Bản chiếm 20% diện tích cả nước.

Ở Việt Nam, theo số liệu công bố của tổ chức IUCN năm 2001 cho biết có 101 vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài/sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích là 2.182.659ha chiếm 6,6% diện tích cả nước.



Tỉnh Nghệ An theo công bố của IUCN có 1 vườn quốc gia và 2 khu bảo tồn thiên nhiên đó là: Vườn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt với tổng diện tích 301.222ha chiếm 18% diện tích toàn tỉnh. Và mới đây vùng Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận ngày 29/04/2011 là khu dự trữ sinh quyển thế giới diện tích là 1,3 triệu ha.

1. Vườn quốc gia Pù Mát

Vườn quốc gia Pù Mát nằm phía Tây tỉnh Nghệ An thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương.



+ Toạ độ:18046’38”-19019’42” vĩ độ Bắc;104031’52”-105003’08” kinh độ Đông

Vườn quốc gia Pù Mát được Chính phủ chính thức phê duyệt theo quyết định số 174/2001/QĐ-TTg và đã thành lập Ban quản lý.

+ Diện tích: 177.113ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt có 91.113ha, vùng đệm có 86.000ha.

+ Đa dạng thực vật: đã thống kê được 2.494 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 202 họ (Nguyễn Nghĩa Thìn - Nguyễn Thanh Nhàn, 2004) của 6 ngành thực vật:



  1. Psilotophyta: 1 loài 4. Polypodiophyta : 149 loài

  2. Lycopodiophyta: 18 loài 5. Pinophyta : 16 loài

  3. Equisetophyta: 1 loài 6. Magnoliophyta: 2.309 loài

Có 68 loài quí hiếm (phụ lục 6) trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 1 loài - Hiếm (R): 21 loài

- Sẽ nguy cấp (V): 18 loài - Bị đe doạ (T): 14 loài

- Không biết chính xác (K): 14 loài

+ Tài nguyên thực vật trong số 2.494 loài có:

- Cây làm thuốc: 1.105 loài

- Cây lấy gỗ: 426 loài

- Cây lương thực thực phẩm 367 loài

- Cây làm cảnh: 164 loài



- Cây cho dầu béo: 60 loài

- Cây cho tinh dầu: 43 loài

- Cây cho chất độc: 37 loài

- Cây lấy sợi: 24 loài



+ Đa dạng về động vật: (Nguồn số liệu do Dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An công bố 2001). Bước đầu đã thống kê được 480 loài có xương sống, trong đó: Lưỡng cư, Bò sát: 73 loài; Chim: 259 loài; Thú: 12 loài

Trong 112 loài thú có 73 loài thú lớn với 40 loài quí hiếm.

- Đang nguy cấp (E): 13 loài - Hiếm (R): 7 loài

- Sẽ nguy cấp (V): 19 loài - Bị đe doạ: 1 loài



2. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống nằm phía Tây tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, phía Nam giáp huyện Con Cuông, Tương Dương, phía tây giáp huyện Tương Dương. Có đỉnh Phu Luông cao 1570 m.

Toạ độ: 19015’ - 19020 vĩ độ Bắc, 104043’ - 105000 kinh độ Đông

Khu bảo tồn đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt theo dự án đầu tư thành lập năm 1995, song ban quản lý chưa được thành lập (Theo IUCN - 2001).

+ Diện tích: 56.075 ha

+ Đa dạng thực vật: đã thống kê được 612 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 117 họ thuộc 3 ngành thực vật: Polypodiophyta: 14 loài; Pinophyta: 9 loài; Magnoliophyta: 589 loài

Có 31 loài thực vật quí hiếm, trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 1 loài - Sẽ nguy cấp (V): 13 loài

- Hiếm (R): 6 loài - Không biết chính xác (K): 9 loài

+ Tài nguyên thực vật: Bước đầu đã thống kê được

- Cây cho tinh bột: 12 loài

- Cây cho dầu béo: 15 loài

- Cây cho quả và hạt ăn được : 40 loài

- Cây cho rau ăn được: 17 loài

- Cây cho gia vị: 5 loài

- Cây cho tinh dầu: 9 loài



- Cây làm thuốc: 120 loài

- Cây cho vật liệu đan lát: 6 loài

- Cây cho chất nhuộm : 6 loài

- Cây cho tanin: 21 loài

- Cây cho gỗ: 220 loài


+ Đa dạng về động vật: Đã thống kê được 291 loài động vật có xương sống, trong đó: Thú: 63 loài; Chim: 176 loài; Bò sát: 35 loài; Lưỡng cư: 17 loài

+ Có 38 loài quí hiếm trong đó:

- Đang nguy cấp (E): 11 loài - Sẽ nguy cấp (V): 12 loài

- Hiếm (R): 6 loài - Bị đe dọa (T): 9 loài



+ Tài nguyên động vật: Trong số 291 loài động vật có 218 loài có giá trị kinh tế (bảng 2.12)

Bảng 2.12: Các loài động vật có giá trị kinh tế



TT

Nhóm động vật

Chim

Thú

Bò sát

Lưỡng thể

Tổng

1

Nhóm cho thịt

42

49

17

4

112

2

Nhóm dược liệu

2

33

11

2

48

3

Nhóm cho da, lông

8

39

12

-

58

Tổng

52

121

40

6

218

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]


tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương