Nghiên cứu sinh


Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt



tải về 3.1 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích3.1 Mb.
#35121
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Dự án đầu tư thành lập khu bảo tồn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt, song ban quản lý chưa được thành lập (Theo Birdlife 2001).



Toạ độ: 19038’-20000’ vĩ độ Bắc, 104040’-105009 kinh độ Đông

Diện tích 67.934 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 56.837ha; khu phục hồi sinh thái: 11.097ha.

Khu bảo tồn nằm trong địa phận của 6 xã: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiên Phong, Hạnh Dịch, Nậm Giải và Trí Lễ của huyện Quế Phong.

+ Đa dạng thực vật: Chưa có thông tin

+ Đa dạng động vật: Bước đầu đã thống kê được 142 loài chim.

4. Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO chính thức trao bằng công nhận ngày 29/04/2011.



Toạ độ: 18034’45”- 19043’39” vĩ độ Bắc, 103057’27”-105030’05” kinh độ Đông

Diện tích: 1.303.278 ha, thuộc địa bàn 9 huyện miền núi: Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Kỳ Sơn,Thanh Chương, Tân Kỳ. Với các chức năng bảo tồn: bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học; bảo tồn đa dạng loài và gen.

+ Đa dạng thực vật: Chưa có thông tin

+ Đa dạng động vật: Chưa có thông tin

2.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2.2.1. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2000 - 2008) là 10%, cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 8% của cả nước. Cơ cấu kinh tế của Nghệ An cũng chuyển dịch khá nhanh theo hướng công nghiệp hóa. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 18,6% năm 2000 lên 32,07% năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể, từ 44,3% năm 2000 xuống còn 37,16% năm 2008. Khu vực dịch vụ giảm từ 37,1% năm 2000 xuống 30,77% năm 2007. Tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5,72% (bảng 2.13).

Bảng 2.13: Tỷ trọng GDP của các ngành kinh tế trong tỉnh (%)



TT

Ngành nghề

2005

2006

2007

2008

2009

1

Nông - lâm nghiệp, thủy sản

34,41

33,05

31,02

30,77

29,88

2

Công nghiệp, xây dựng

29,30

30,35

32,0

32,07

32,46

3

Dịch vụ

26,29

36,6

36,98

37,16

37,66




Tổng

100

100

100

100

100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2008, 2009 [45]
2.2.1.1. Ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản

Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (85%), tỷ trọng của ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 7%, ngành thuỷ sản là 8%.



Trong ba nhóm ngành nông - lâm - thủy sản, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất, trung bình giai đoạn 2000-2008 là 10,5%/năm, nông nghiệp 5,8% và lâm nghiệp 3,8%. Với tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước, sự chuyển dịch trên là đúng hướng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm.

a. Nông nghiệp

Trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất trong nông nghiệp và có xu hướng giảm khá rõ (giảm 8,5% giai đoạn 2000-2008). Trong khi đó, tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng khá nhanh 7,8%. Điều đó phản ánh rõ xu hướng đưa chăn nuôi trở thành ngành chính.



Trong cơ cấu trồng trọt, tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu, gia vị tăng, tỷ trọng cây lương thực giảm. Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây công nghiệp tăng nhanh là do việc phát triển cây công nghiệp mang lại hiệu quả cao hơn và có giá trị hàng hóa lớn. Trong vòng 8 năm (2000-2008), diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng bình quân 2%/năm chủ yếu là mía, đậu tương, chè, cao su.

b. Lâm nghiệp

Sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong những năm gần đây thể hiện sự chuyển dịch hợp lý. Đó là xu hướng chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, lấy trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng làm chính. Tỷ trọng của ngành trồng và nuôi rừng tăng 1,6% trong vòng 8 năm (2000-2008). Tính đến năm 2008, diện tích rừng trồng của tỉnh đạt 101.850ha, tăng 37.380ha so với năm 2000, chiếm 13,7% diện tích rừng toàn tỉnh. Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp cũng đang bắt đầu được chú ý, tỷ trọng tăng thêm 2,1% trong cùng giai đoạn.



c. Ngành thủy sản

Với diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển các ngành kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, cảng biển, vận tải biển, đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hiện nay, thuỷ sản là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 17%/năm nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật rõ nét.

Trong vòng 11 năm (1996-2007), tỷ trọng của phân ngành khai thác giảm 3,6%; ngành nuôi trồng tăng thêm 0,9%. Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch này vẫn còn bấp bênh, không ổn định, nhất là giai đoạn gần đây.

2.2.1.2. Công nghiệp

a. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 29% giai đoạn 2000-2008. Những phân ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này là công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác mỏ.

Năng lực công nghiệp chế biến ngày càng được mở rộng, sản phẩm phong phú. Một số sản phẩm chủ lực đã được hình thành và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường như: bia, đường kính, xi măng, gạch các loại, bột đá trắng xuất khẩu. Một số sản phẩm mới dần chiếm lĩnh được thị trường và đóng góp ngày càng lớn cho GDP tỉnh: sữa, tinh bột sắn, dứa cô đặc, bao bì...



Các phân ngành CN chủ yếu hiện nay của tỉnh hầu hết vẫn thuộc những ngành nghề truyền thống có trình độ công nghệ không cao, sử dụng nhiều lao động và TNTN... hạ tầng các KCN chưa đáp ứng được yêu cầu để thu hút các dự án đầu tư.

b. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

Đến nay tỉnh đã xây dựng được 110 làng nghề, trong đó có 45 làng nghề được công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề của tỉnh Nghệ An. Các làng nghề sản xuất các mặt hàng: đóng tàu thuyền, chế biến nông sản, thực phẩm, mây tre đan, đá mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, thêu ren, dệt thổ cẩm, ươm tơ. Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu tăng đáng kể. Tính đến hết năm 2005 đã có hơn 23.000 lượt người được đào tạo nghề dưới nhiều hình thức.

Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 651,6 tỷ đồng năm 2000 lên 1.643 tỷ đồng năm 2005, tăng bình quân 20,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005.

c. Phát triển các khu công nghiệp

Theo [81] Nghệ An hiện tại có 4 KCN đang được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Bình quân một KCN của tỉnh có diện tích 322ha, đạt quy mô trung bình. Tính đến tháng 12/2010, tỷ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh chỉ đạt 34,4%, năm 2009 tỷ lệ này là 16%. Điều này phản ánh mức độ thu hút đầu tư của các KCN Nghệ An còn rất thấp.

Trong 4 KCN thì KCN Hoàng Mai đã lập quy hoạch chi tiết nhưng mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động nên tỷ lệ lấp đầy hiện tại là 16,2%, còn diện tích đang triển khai dự án là 28%. KCN Bắc Vinh có tỷ lệ lấp đầy cao nhất 62,9%, diện tích dự án đang triển khai là 10,6ha, chiếm 20,4%, còn lại 16,7% diện tích chưa triển khai. KCN Nam Cấm có diện tích quy hoạch gấp 5,3 lần diện tích KCN Bắc Vinh, và tỷ lệ lấp đầy cũng mới chỉ đạt 42,7%.

Ngoài ra, Nghệ An có có 5/20 huyện, thị thành phố có cụm công nghiệp (CCN) được thành lập và đi vào hoạt động. Các CCN có diện tích trung bình là 14,2ha. Thành phố Vinh có 4 CCN là Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Hưng Đông. Các huyện còn lại là Diễn Châu, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Hợp mỗi huyện có một CCN đã đi vào hoạt động.

Doanh thu của các KCN tỉnh Nghệ An ngày càng tăng nhanh, trong 6 năm (2005-2010) doanh thu đã tăng lên trên 9 lần. Năm 2010 doanh thu chung của các KCN là 2.382,3 tỷ đồng và lợi nhuận là 56.784 triệu đồng.

2.2.1.3. Ngành dịch vụ

Tỷ lệ đóng góp GDP trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 36,29 năm 2005 lên 37,66 năm 2009. Trong ngành dịch vụ các phân ngành có tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, luôn chiếm tỷ trọng lớn là: thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, khách sạn và nhà hàng, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc và giáo dục đào tạo. Những lợi thế phát triển của ngành dịch vụ (nhất là du lịch) vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

a. Dịch vụ thương mại

Tổng mức bán lẻ thị trường xã hội năm 2008 đạt 15.960,260 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2000. Tỷ trọng doanh thu về khách sạn nhà hàng và doanh thu dịch vụ trong tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng từ 9,71% và 2,61% năm 2000 lên 12,2% và 5,5% năm 2008.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 26%/năm giai đoạn 2000-2008. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 146,694 triệu USD, gấp 6 lần so với năm 2000. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lạc, chè, gạo, đá vôi trắng. Các mặt hàng nhập khẩu chính là xe máy, phân bón, gỗ tròn…



b. Du lịch

Trong những năm qua ngành du lịch Nghệ An có nhiều bước tiến mới như trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, thành lập một số khu du lịch biển ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc.

Lượng khách du lịch đến Nghệ An tăng liên tục trong thời kỳ 2000 - 2008. Năm 2008 đạt trên 1,9 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế chiếm 8,5%), tăng 275% so với năm 2000. Doanh thu du lịch đạt 355,798 tỷ năm 2008, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2008 là 23%.

Năm 2008 có 395 cơ sở ngành du lịch với hơn 9000 buồng, phòng; số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là 1600 phòng. Hiện trên địa bàn tỉnh có 01 khách sạn 4 sao, 04 khách sạn 3 sao, 14 khách sạn 2 sao, đủ năng lực đón trên 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Nhìn chung, du lịch Nghệ An trong những năm qua có nhiều tiến bộ và phát triển nhanh. Tuy nhiên, các tiềm năng du lịch của tỉnh vẫn chưa khai thác hết, doanh thu du lịch còn hạn chế, tỷ trọng ngành du lịch chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị tăng trưởng dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng còn hạn chế; các sản phẩm du lịch chưa đa dạng; chất lượng phục vụ còn hạn chế; công tác quảng bá xúc tiến du lịch còn yếu; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong phát triển du lịch còn bất cập, chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh trong phát triển du lịch.

c. Một số ngành dịch vụ khác

Một số ngành dịch vụ như dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng cũng được mở rộng, nâng cấp và phát triển mạnh mẽ, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Doanh thu do các loại hình dịch vụ này mang lại luôn tăng trong mấy năm qua.

2.2.1.4. Giao thông vận tải

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú của Nghệ An. QL7, QL46, QL48 chạy dọc từ Cảng biển Cửa Lò, qua QL1A, qua các xã miền núi cho đến các Cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ sang nước bạn Lào. Các tuyến tỉnh lộ ngang dọc tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.

+ Đường sắt: Có đường sắt Bắc - Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Nhánh đường sắt Cầu Giát - Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc Nam với vùng cây công nghiệp dài, ngắn ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng của tỉnh. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước.

+ Đường biển: Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km) đã đón tàu 1,8 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất , nhập khẩu hàng hoá.

+ Đường không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.

+ Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương). Hiện Bộ Giao thông Vận tải sắp đầu tư tuyến giao thông: Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đi Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), rất thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khu vực phía Tây.

Giao thông nông thôn phát triển mạnh, từ năm 2000 đến nay các huyện đã xây dựng được 1.198km đường nhựa; 3.790km đường bê tông xi măng, 404 cầu và tràn dài 6.497m; tính đến nay có 466/473 xã có đường ô tô đến trung tâm.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất



2.2.2.1. Đất nông nghiệp

Năm 2005 tỉnh Nghệ An có 1.450.311,19ha đất nông nghiệp (chiếm 87,9% diện tích tự nhiên). Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 249.046,74ha; đất lâm nghiệp có 1.194.394,52ha; đất nuôi trồng thuỷ sản có 5.866,45ha; đất làm muối có 870,95ha và đất nông nghiệp khác có 132,53 ha (bảng 2.14, hình 2.8).
Bảng 2.14 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2005

TT

Mục đích sử dụng đất



Diện tích (ha)

Tỷ lệ %




Tổng diện tích tự nhiên

 

1.649.853,22

100,0

1

Đất nông nghiệp

NNP

1.450.311,19

87,9

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

249.046,74

15,1

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

193.547,24

11,7

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

104.297,14

6,3

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

684,84

0,0

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

88.565,26

5,4

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

55.499,50

3,4

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

1.194.394,52

72,4

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

405.683,21

24,6

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

577.213,17

35,0

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

211.498,14

12,8

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

5.866,45

0,4

1.4

Đất làm muối

LMU

870,95

0,1

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

132,53

0,0

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

113.691,88

6,9

2.1

Đất ở

OTC

16.401,69

1,0

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

15.166,06

0,9

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

1.235,63

0,1

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

51.466,62

3,1

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

CTS

589,84

0,0

2.2.2

Đất quốc phòng, an ninh

CQA

3.535,71

0,2

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

3.819,30

0,2

2.2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC

43.521,77

2,6

2.3

Đất tôn giáo, tín ngư­ỡng

TTN

287,50

0,0

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

6.750,96

0,4

2.5

Đất sông, suối và mặt n­ước chuyên dùng

SMN

38.732,17

2,3

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

52,94

0,0

3

Đất ch­ưa sử dụng

CSD

85.850,15

5,2

3.1

Đất bằng chư­a sử dụng

BCS

13.270,46

0,8

3.2

Đất đồi núi ch­ưa sử dụng

DCS

61.379,69

3,7

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

11.200,00

0,7

4

Đất có mặt nư­ớc ven biển (quan sát)

MVB

346,31

0,0

4.1

Đất mặt n­ước ven biển nuôi trồng thuỷ sản

MVT

76,11

0,0

4.2

Đất mặt nư­ớc ven biển có rừng

MVR

0,00

0,0

4.3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

270,20

0,0

Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê đất đai toàn quốc 2005 [10].

- Đất sản xuất nông nghiệp: Năm 2005, tỉnh Nghệ An có 249.046,74ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 193.547,24ha đất trồng cây hàng năm; 55.499,50ha đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp: có 1.194.394,52ha, chiếm tới 72,39% diện tích tự nhiên; trong đó đất rừng sản xuất có 405.683,21ha, đất rừng phòng hộ có 577.213,17ha và đất rừng đặc dụng có 211.498,14ha.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: diện tích có 5.866,45ha; tập trung chủ yếu ở các huyện thị vùng ven biển (Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, TX. Cửa Lò).

- Đất làm muối: Năm 2005, toàn tỉnh Nghệ An có 870,95ha đất làm muối.

- Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích không đáng kể, khoảng 132,53ha.

2.2.2.2. Đất phi nông nghiệp



- Đất ở: có diện tích 16.401,69ha; trong đó đất ở đô thị có 1.235,63ha và đất ở tại nông thôn có 15.166,06ha. Như vậy, mức độ đô thị hoá của tỉnh Nghệ An ở mức độ thấp.

- Đất chuyên dùng: tổng diện tích đất chuyên dùng năm 2005 có 51.466,62ha (chiếm 3,12% diện tích tự nhiên). Trong đó, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 589,84ha; đất quốc phòng, an ninh có 3.535,71ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 3.819,30ha và đất có mục đích công cộng có 43.521,77ha.



- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có 287,5ha

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có 6.750,96ha

- Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: có 38.732,17ha

- Đất phi nông nghiệp khác: diện tích nhỏ không đáng kể, 52,94ha.

2.2.2.3. Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của tỉnh Nghệ An năm 2005 có 85.850,15ha (chiếm 5,2% diện tích tự nhiên của tỉnh). Trong đó, đất bằng chưa sử dụng có 13.270,46ha; đất đồi núi chưa sử dụng có 61.379,69ha và đất núi đá không có rừng cây có 11.200ha.

2.2.3. Dân cư, lao động và hạ tầng xã hội

2.2.3.1. Dân số, dân tộc

Năm 2005, dân số Nghệ An là 3.030.946 người, bao gồm 6 dân tộc cùng sinh sống: người Kinh (86,25%); người Thái (9,59%), người Khơ Mú (1,07%) và còn lại là các dân tộc Mông, Thổ, Ơ Đu.



Năm 2008, dân số Nghệ An là 3.123.084 người, đứng thứ 4 cả nước (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hoá), tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,15%. Mặc dù tốc độ gia tăng dân số giảm nhưng mức tăng dân số vẫn còn 1%/năm (giai đoạn 2000 - 2008). Dự báo dân số Nghệ An đến năm 2020 có khoảng 3,5 triệu người. Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động, tạo nên sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhưng cũng vừa là sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội khác. Mặc dù quy mô dân số lớn nhưng phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng đồng bằng và miền núi. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2008 là 189 người/km2, đông nhất là thành phố Vinh (2841 người/km2), thị xã Cửa Lò (1858 người/km2), thưa nhất là Tương Dương (26 người/km2).

2.2.3.2. Lao động, việc làm



Hiện nay lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 55,2% tổng dân số Nghệ An với tốc độ tăng bình quân là 4%/năm (giai đoạn 2001-2008). Hàng năm số nhân khẩu đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động và cần được giải quyết việc làm khá lớn. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (lao động nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 79% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh).

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh xã hội nghệ An, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Nghệ An năm 2008 chiếm 35,7% tổng số lao động toàn tỉnh, tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,... Như vậy trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động.

2.2.3.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Đến nay 466/473 số xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế, trong đó 35% đạt chuẩn ngành; 19/19 huyện thành thị có trung tâm y tế huyện. Hệ thống khám chữa bệnh tư nhân đang phát triển nhanh, hiện đã có 8 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cấp phòng khám đa khoa, 01 công ty cổ phần bệnh viện.



Các cơ sở khám chữa bệnh ở Nghệ An đã được nâng cấp nhưng tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ sở vật chất ngành y tế còn thiếu nhiều và lạc hậu, số cơ sở vật chất, lực lượng y bác sỹ còn thấp hơn so với bình quân cả nước.

2.2.3.4. Giáo dục - đào tạo

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Nghệ An phát triển cả về quy mô và chất lượng. Số cơ sở các cấp học, ngành học được phát triển ở tất cả các vùng. Chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, hàng năm có khoảng 66,5% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được chuyển vào trung học phổ thông.

Toàn tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ theo chuẩn quốc gia từ năm 1998; tháng 10/2005 được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở cả 3 cấp học của bậc phổ thông đạt trên dưới 98%.

Có 09 trường trung học phổ thông và 06 trường trung học cơ sở dân tộc nội trú nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng văn hoá cho dân tộc ít người.

Đầu tư cho giáo dục tăng nhanh từ 512,3 tỷ đồng năm 2001 lên 953,4 tỷ đồng năm 2005, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học.



Tóm lại, các hoạt động KT-XH là yếu tố bên ngoài tác động đến CQ, nhưng kết quả các tác động đó là yếu tố động lực bên trong thành tạo nên CQ lãnh thổ. Chính con người cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng của CQ thông qua các hoạt động KT-XH của mình, làm cho CQ biến đổi ở những mức độ khác nhau. Chính vì vậy khi nghiên cứu CQ chúng ta phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các hoạt động KT-XH.

2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN



2.3.1. Địa động lực nội sinh và tai biến địa chất

Lãnh thổ Nghệ An bị chi phối bởi hai hệ thống đứt gãy phá huỷ kiến tạo [2]:

- Hệ thống đứt gãy và phá huỷ kiến tạo Sông Cả - Rào Nậy: Hệ thống đứt gãy này kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam trên 450km từ bắc Xiêng Khoảng qua Mường Xén - Anh Sơn - Cửa Lò và kéo dài ra biển, bao gồm 4 đới đứt gãy (đới đứt gãy chính Sông Cả, và các đới đứt gãy sinh kèm Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Anh Sơn - Thanh Chương). Trong đó đới đứt gãy chính sông Cả về phía Tây nam, có độ sâu ảnh hưởng hơn 60km có khả năng phát sinh tai biến động đất đối với TP.Vinh với cường độ cực đại Mmax = 6,1-6,5; h = 15-20km, Iomax = 8 [88]. Các đới đứt gãy còn lại chỉ có khả năng phát sinh động đất ở mức cực đại 4,0-4,9 độ Richter nhưng đã phát hiện các biểu hiện nước nóng, nhiệt độ cao nhất tại Pác Ma lên đến 63,5oC.

- Hệ thống đứt gãy Sông Đà - Sơn La: Trong lãnh thổ Nghệ An chỉ là các hệ thống đứt gãy thứ cấp [67].

Tai biến địa chất liên quan đến đặc điểm địa động lực nội sinh:

- Phá hủy nền cấu trúc do đứt gãy kiến tạo và khả năng sinh chấn: dạng tai biến này liên quan đến việc xây dựng các hồ đập lớn (hồ thuỷ điện). Khả năng phát sinh động đất kích thích hồ chứa sẽ xảy ra đối với các hồ có quy mô dung tích trên 103 triệu m3 và chiều sâu lòng hồ trên 90m. Hiện tại trên địa bàn tỉnh mới chỉ có hồ Bản Vẽ với chiều cao đập 137m và dung tích 1.834 triệu m3 là có khả năng xảy ra động đất kích thích. Do đó, cần có quy hoạch và thiết kế phù hợp cho vùng hạ lưu, đặc biệt tại các khu vực trung tâm kinh tế, chính trị.

- Khả năng nước dâng do sóng thần: không chịu ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo trong vùng nghiên cứu, nhưng có thể chịu tác động do ảnh hưởng hoạt động Tân kiến tạo khu vực, đặc biệt từ cung đảo Philippin. Theo Nguyễn Thế Tiệp (2001) vùng ven biển Nghệ An sẽ phải chịu nguy cơ nước dâng do sóng thần với nguồn từ vành đai động Thái Bình Dương, có khả năng dâng nước cao 2m, tiến vào đất liền 10km và thời gian truyền sóng từ nguồn tới bờ biển trong khoảng 2h15’ đến 6h15’. Tần suất xuất hiện động đất có khả năng gây sóng thần là 10-12,5 năm [65].

2.3.2. Địa động lực ngoại sinh, nhân sinh và tai biến liên quan



Chế đđịa động lực ngoại sinh và tai biến liên quan là hệ quả của mối tương tác giữa các cấu trúc địa chất, địa mạo, điều kiện khí hậu, lớp phủ thực vật và hoạt động của con người. Trong phạm vi lãnh thổ Nghệ An, các quá trình địa động lực ngoại sinh khá phong phú và đi kèm theo đó là những dạng tai biến khác nhau [62]:

- Quá trình liên quan nước chảy tràn: rửa trôi bề mặt, dưới bề mặt và xói rửa

Thường phát triển trên các bề mặt khá bằng thoải, độ dốc <8o như trên các bề mặt san bằng sót (bề mặt đỉnh) và trên bề mặt đồng bằng. Tại các bề mặt sườn, sự phát triển quá trình xói mòn rửa trôi đã hình thành nên hàng loạt các khe rãnh xói, thậm chí cắt xẻ vào tận đá gốc. Các quá trình này thường biến đổi chậm, không gây ra các sự cố môi trường trực tiếp nhưng tác động đáng lưu ý nhất của chúng là làm thoái hoá đất, suy giảm năng suất sinh học, tác động mạnh đến đời sống của các hộ nông dân, đặc biệt ở vùng núi. Mặt khác, cũng cần xem xét dạng tai biến này dưới góc độ là quá trình gây bồi lắng nhanh các lòng hồ thuỷ điện, thuỷ lợi.

- Quá trình trọng lực nhanh (đổ vỡ, sập lở)

Thường phát triển trên các sườn có độ dốc >30o. Ở khu vực dãy Phu Xai Lang Leng, Phu Đen Đinh, Phu Hoạt, Phu Nghếch và một số vùng khác. Quá trình này còn phát triển ở các Taluy đường ở miền núi; ví dụ đường 7A, 7B, đoạn từ Tương Dương – Mường Xén. Chỉ tính từ Mường Xén đến Mường Lống thống kê được 65 điểm trượt Taluy, 12 điểm sạt lở lớn ở theo mặt sườn núi ở khu vực Khe Nằm, Khánh Thành, Tha Do, Kim Đa. Hiện nay, quá trình khai thác khoáng sản (nhất là đá xây dựng) đã làm thúc đẩy quá trình trọng lực nhanh và đã xảy ra những sự cố nghiêm trọng gây thiệt hại không ít tính mạng và tài sản.


tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương