Nghiên cứu sinh



tải về 3.1 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích3.1 Mb.
#35121
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Thành phần thạch học lãnh thổ có sự phân dị khá rõ rệt theo các khối kiến trúc. Trong khi Miền kiến trúc Tây Bắc Bộ phổ biến với các đá magma, biến chất, trầm tích lục nguyên bị biến cải và biến vị mạnh, có sự phân bố xen kẹp phức tạp thì Miền kiến trúc Trường Sơn chủ yếu là các thành tạo trầm tích lục nguyên thời kỳ Ocdovic - Silua có cấu trúc dạng tuyến (hình 2.2). Điều kiện địa chất, kiến tạo là một trong các yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nền móng CQ.

Lịch sử phát triển địa chất đã tạo cho khu vực nghiên cứu khá phong phú về loại hình tài nguyên khoáng sản, từ nhóm khoáng sản quý hiếm (vàng, đá quý), khoáng sản kim loại, vật liệu xây dựng, và khoáng sản nhiêu liệu, phân bón. Tuy vậy, hiện tại có giá trị công nghiệp cao chủ yếu là nhóm khoáng sản phi kim loại. Theo thống kê từ bản đđịa chất khoáng sản tỉ lệ 1/200.000 của Cục địa chất, Nghệ An có 204 mỏ và điểm quặng [18], với trữ lượng ước tính: Thiếc - 82.000 tấn tinh luyện, phân bố tại Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ...; Đá trắng - gần 310 tr. tấn, tập trung ở Quỳ Hợp; Đá vôi - 600 tr tấn, ở Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ; Đá riolit xây dựng (đá đen) - 540 tr. m3; Đá ốp lát - xấp xỉ 1 tr. m3, riêng điểm Tân Kỳ có khả năng sản xuất công nghiệp; Sét xi măng - 18,6 tr tấn; Sét gốm sứ - 9 tr tấn; Sét chịu lửa - 200.000 tấn; Cuội, sỏi, cát xây dựng - ước tính 97 tr m3; Đá quý - trữ lượng dự báo tại Quỳ Châu, Quỳ Hợp là 50 tấn, đáng chú ý là các điểm Châu Bình, Pom Lâu; Vàng - 15 mỏ, điểm mỏ ở dạng quặng gốc hoặc sa khoáng, riêng mỏ Tà Sỏi có trữ lượng dự báo 8 tấn; Quặng Sắt - trữ lượng 6,2 tr. tấn, với 22 điểm mỏ, đều có quy mô nhỏ; Than - trên 4 tr tấn với 5 mỏ, điểm mỏ, riêng mỏ than mỡ Khe Bố đạt 2,24 tr.tấn, mỏ than nâu Việt Thái và Đôn Phục gần 1 triệu tấn; Đá bazan - trữ lượng dự báo 400 tr. tấn, tập trung ở Phủ Quỳ; Nước Khoáng: 11 điểm nước nóng, nước khoáng, trong đó 3 điểm mới được phát hiện gần đây và 8 điểm đã được thăm dò. Ngoài ra trên địa bàn Nghệ An cũng đã phát hiện nhiều loại hình khoáng sản khác như barit, phôtphorit, than bùn... nhưng quy mô hạn chế.

Thực tế cho thấy, phần lớn các mỏ, điểm mỏ tại Nghệ An đều nằm ở vùng núi, có trữ lượng nhỏ và bị phân tán nên việc khai thác chúng một cách hiệu quả cho phát triển KTXH còn gặp nhiều rất khó khăn.



2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo

Địa hình Nghệ An chủ yếu là núi trung bình - thấp, đồi và đồng bằng, chịu sự tác động khác nhau của hoạt động Tân kiến tạo. Dựa vào phân tích trắc lượng hình thái và chế độ hoạt động tân kiến tạo có thể chia lãnh thổ Nghệ An thành 4 nhóm, 8 phụ nhóm, 15 kiểu và 20 phụ kiểu (hình 2.3)[61]. Kiểu địa hình là đơn vị cơ bản cho phân hóa của lớp, phụ lớp, hạng cảnh quan, bao gồm:

1. Dãy núi bóc mòn kiến tạo trên cấu trúc dạng địa luỹ, cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị: trượt lở, di đẩy (deflucxi)

Đây là các dãy núi có độ cao khác nhau kéo dài theo hướng Tây bắc - Đông nam phân bố ven hai bờ sông Cả thuộc địa bàn các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn. Các dãy núi có độ cao trung bình 1000-2000m, độ dốc sườn trung bình khoảng 20-25o, cá biệt đạt tới >30o. Các sườn phần lớn cấu tạo bởi các đá biến chất. Vỏ phong hoá có độ dày trung bình 1-2m, bị phong hoá khá mạnh, kém bền vững, thường xảy ra trượt lở sâu trong vỏ phong hoá hay trượt kiểu di đẩy trên các sườn.

Do kiểu địa hình này chủ yếu phân bố dọc theo đới đứt gãy Sông Cả - đới có tiềm năng địa chấn cao, bởi vậy các quá trình sườn thường bị kích thích và diễn ra thường xuyên mà trên địa hình thể hiện là các khối tích tụ chân sườn khá dày. Kiểu địa hình này có 3 phụ kiểu: thấp, cao, trung bình.

2. Dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc trên cấu trúc dạng vòm khối tảng, cấu tạo chủ yếu là đá phun trào và trầm tích phun trào, độ chia cắt từ mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình sườn thống trị: đổ vỡ, sập lở

Phân bố trên các khối núi thấp kéo dài ôm lấy khối núi Phu Hoạt, có độ cao dưới 1000m nằm ở phía bắc tỉnh Nghệ An chủ yếu thuộc huyện Quỳ Châu. Các sườn núi được cấu tạo bởi các đá phun trào và trầm tích phun trào có độ bền vững khá lớn, bởi vậy vỏ phong hoá trên các sườn mỏng nhưng đới vỡ vụn (saprolit) khá dày. Độ dốc các sườn khá lớn (phần lớn >25o) đã tạo điều kiện cho các quá trình đổ lở, sập lở các khối vật liệu trên sườn diễn ra nhất là trong các thời kỳ mưa lớn.

3. Dãy, khối núi bóc mòn - thạch học trên cấu trúc dạng vòm, vòm địa luỹ cấu tạo chủ yếu bởi đá Macma xâm nhập, bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn thống trị: đổ vỡ, sập lở

Đây là các dãy, khối núi có độ cao từ 1500m đến trên 2000m với các sườn khá dốc (25-30o) đôi chỗ rất dốc (trên khối Phu Hoạt), phân bố ở khu vực Quỳ Hợp và phía tây nam huyện Kỳ Sơn và huyện Quế Phong. Vỏ phong hoá có bề dày biến đổi, phần đỉnh khá mỏng hoặc trơ đá gốc, phần thấp và chân sườn tích tụ các vật liệu từ trên đưa xuống. Các quá trình sườn diễn ra chủ yếu là đổ vỡ và sập lở phát triển trên vỏ phong hoá lẫn tàn tích khá dày, đôi chỗ đến vài mét.

4. Khối núi bóc mòn - rửa lũa trên cấu trúc dạng khối tảng, cấu tạo bởi đá vôi, bị chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở, rửa lũa

Kiểu này phân bố thành khối có diện tích nhỏ ở khu vực Quỳ Hợp. Đó là các sườn rửa lũa, đổ lở được cấu tạo bởi đá vôi. Các quá trình rửa lũa khá điển hình thể hiện trên bề mặt đỉnh tạo nên các dạng carư và các vách khá dốc (đến 45-50o) đến dốc đứng có khả năng dẫn tới đổ lở nhưng không thường xuyên, có 2 phụ kiểu: trung bình và cáo (3a-3b).

5. Dãy núi xâm thực - bóc mòn trên cấu trúc dạng uốn nếp, uốn nếp khối tảng cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục nguyên, bị chia cắt từ trung bình đến yếu. Sườn dốc đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị: di đẩy, rửa trôi bề mặt

Phân bố huyện Yên Thành, Quỳnh Lưu, và rải rác ở huyện Tân Kỳ dưới dạng một số dãy núi thấp (độ cao 300-600m), cấu tạo bởi đá trầm tích. Các quá trình sườn ở đây thể hiện yếu do độ dốc không lớn (15-20o) và các sườn ngắn, vỏ phong hoá mỏng. Các quá trình phổ biến là rửa trôi bề mặt, đôi khi gặp quá trình di đẩy tàn tích. Có 2 phụ kiểu: thấp và trung bình (5a; 5b).

6. Khối núi bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, bị chia cắt trung bình yếu, sườn dốc thoải với quá trình sườn tổng hợp

Kiểu địa hình này phân bố trên các khối núi sót ở vùng đồi và đồng bằng ven biển. Các khối núi có độ cao chỉ 300-400m và thấp hơn với các sườn dốc trung bình 15-20o, có độ dài sườn ngắn (chỉ khoảng trên dưới 100mét), bởi vậy quá trình sườn xảy ra trên đó chủ yếu là quá trình bóc mòn tổng hợp.

7. Thung lũng, trũng kiến tạo - xâm thực với bề mặt dạng đồi phân bậc, bề mặt được cấu tạo bởi trầm tích Neogen - Đệ Tứ, với quá trình ngoại sinh thống trị: rửa trôi, xói rửa

Phân bố ở khu vực xã Lưu Kiên - Tương Dương dưới dạng thung lũng hẹp và ngắn. Điều đặc biệt là thung lũng được cấu tạo bởi các trầm tích Neogen-Đệ tứ có dạng bậc khá rõ. Các trầm tích có độ bền vững không cao nên dễ bị quá trình ngoại sinh phá huỷ, tuy nhiên do có độ dốc không lớn cho nên các quá trình ở đây chủ yếu là rửa trôi và xói rửa bề mặt.

8. Thung lũng, trũng xâm thực - bóc mòn với bề mặt dạng đồi và dãy đồi. Bề mặt được cấu tạo bởi đá khác nhau với quá trình ngoại sinh thống trị: rửa trôi, xói rửa

Phân bố ở phía nam của hạ lưu thung lũng sông Cả thuộc huyện Thanh Chương, thể hiện dưới dạng các đồi và dãy đồi thấp được cấu tạo bởi các đá khác nhau với vỏ phong hoá tương đối dày. Sườn thung lũng có độ dốc khoảng 10-15o, trên đó diễn ra quá trình chủ yếu là rửa trôi và xói rửa bề mặt.

9. Thung lũng xâm thực dạng đáy hẹp, bề mặt đáy cấu tạo bởi đá gốc khác nhau, đôi chỗ có aluvi với quá trình ngoại sinh thống trị xâm thực xói lở

Đó là hệ thống thung lũng sông Cả, bao gồm cả sông chính và sông nhánh. Ở vùng núi, sườn thung lũng khá dốc, đôi chỗ dạng bậc là các thềm xâm thực hoặc tích tụ. Ở hạ lưu, vùng đồi và đồng bằng đồi chủ yếu là tích tụ, xói lở bờ.

Điều đáng lưu ý là thung lũng sông Cả chảy dọc theo đới đứt gãy lớn nên có nền rắn bị phân cắt, nguy cơ chấn động địa chấn cao dễ kích thích các quá trình sườn, có thể gây hậu quả làm biến đổi dòng chảy của sông.

10. Lớp phủ bazan dạng đồi thoải, ít bị phân cắt với quá trình ngoại sinh thống trị, rửa trôi bề mặt

Đó là các bề mặt dạng đồng bằng đồi có độ cao khoảng trên 200m cấu tạo bởi đác bazan, phân bố ở khu vực các huyện Nghĩa Đàn, Quì Hợp. Bề mặt kiểu địa hình khá thoải, chỉ 8-10o, bởi vậy các quá trình địa mạo ngoại sinh thống trị chủ yếu là rửa trôi bề mặt.

11. Đồi xâm thực dạng dãy có sườn lõm thoải, cấu tạo bởi các đá khác nhau trên các cấu trúc khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi bề mặt

Địa hình đồi đóng vai trò là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng. Có 2 dạng chủ yếu khác nhau về hình thái: Đồi thấp có độ cao <100m phân bố ở các khu vực Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương với bề mặt khá thoải, chỉ 8-10o trên đó xảy ra chủ yếu là quá trình rửa trôi bề mặt; Đồi cao có độ cao 100-200m phân bố ở các khu vực Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lưu, Yên Thành với bề mặt có độ dốc 10-15o trên đó xảy ra quá trình xâm thực và rửa trôi bề mặt. Có 2 phụ kiểu: cao và thấp (11a; 11b).

12. Đồng bằng mài mòn - xâm thực - tích tụ đa nguồn gốc với bề mặt phân bậc nghiêng thoải trên các cấu trúc khác nhau, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi, xói rửa

Đó là dải đồng bằng hẹp nằm chuyển tiếp giữa vùng đồi và đồng bằng ở khu vực huyện Yên Thành với bề mặt dạng phân bậc thoải. Đồng bằng có nguồn gốc phức hợp bởi các quá trình bóc mòn và tích tụ. Độ dốc nhỏ (3-8o), quá trình diễn ra chủ yếu là rửa trôi bề mặt, thể hiện là số (17) trên bản đồ địa mạo, địa động lực.

13. Đồng bằng xâm thực - tích tụ aluvi lượn sóng, nghiêng thoải trên các cấu trúc khác nhau, bị biến đổi chủ yếu do rửa trôi bề mặt và Laterit hoá

Kiểu đồng bằng này được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích trẻ có nguồn gốc khác nhau thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc (QIIIvp), và trầm tích hệ tầng Thiệu Hoá (QIV1-2th). Các quá trình ngoại sinh tác động lên các thành tạo trầm tích chủ yếu là quá trình laterit hoá và rửa trôi bề mặt.

14. Đồng bằng tích tụ sông biển bằng phẳng bị biến đổi bởi quá trình tích tụ xói lở xâm thực

Phân bố ở dải ven biển của đồng bằng Nghệ An, được cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích thuộc Hệ tầng Thái Bình với thành phần thạch học bao gồm các thành tạo cát hạt mịn lẫn sét, sét bột lẫn ít cát mịn có màu xám sẫm, nâu vàng, có chỗ nâu đen. Dải ven biển của đồng bằng hiện bị xói lở xâm thực mạnh ở một số nơi như ở hạ lưu sông Lam đoạn từ Bến Thuỷ đến Cửa Hội.

15. Đồng bằng tích tụ sông biển đầm lầy bằng phẳng, bị biến đổi do quá trình đầm lầy hoá

Kiểu địa hình này có diện tích hẹp ở ven biển phía bắc huyện Quỳnh Lưu. Đồng bằng được cấu tạo bởi chủ yếu là Hệ tầng Thái Bình - phụ hệ tầng trên gồm trầm tích sông hồ (abQIV3tb2), thành phần chủ yếu là bột sét chứa thân lá và mùn cây. Các quá trình hiện đại ở đây chủ yếu là quá trình lầy hoá.

Tóm lại, quá trình địa chất, kiến tạo là nguồn gốc hình thành và phát triển của địa hình lãnh thổ. Sự phân hóa tự nhiên theo độ cao địa hình là nguyên nhân hình thành nên các lớp và phụ lớp CQ trong hệ thống phân loại CQ. Địa hình cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa của các yếu tố khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật trong quá trình thành tạo các kiểu CQ và loại CQ tỉnh Nghệ An. Đây là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Nghệ An.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu

2.1.3.1. Các yếu tố khí hậu

Nghệ An có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh [66] và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh.

Bức xạ tổng cộng trung bình năm đạt 106 Kcal/cm2 với khoảng 1592-1750 giờ nắng. Ở vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 24oC (bảng 2.1) tương ứng với tổng nhiệt năm 8700oC. Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, đạt 20oC ở độ cao 700m, và khoảng 15-18oC ở độ cao 1100-1700m. Biên độ nhiệt năm dao động trong khoảng 10,3-12oC.

Ở các vùng đồng bằng ven biển mùa lạnh kéo dài 3 tháng, từ tháng XII đến hết tháng II năm sau. Tháng I là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình 17-18oC. Mùa nóng kéo dài 5 tháng từ tháng V đến tháng IX. Độ dài mùa nóng ngắn dần và mùa lạnh dài ra khi lên đến vùng trung du, và núi cao.

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (oC)



TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Quỳ Châu

17,2

18,3

21,0

24,6

27,0

27,9

28,0

27,3

26,1

23,8

20,6

17,7

23,3

2

Quỳ Hợp

17,4

18,4

20,9

24,7

27,4

28,3

28,5

27,6

26,3

24,0

20,8

18,0

23,5

3

Tư­ơng Dư­ơng

18,0

19,2

22,1

25,5

27,5

28,2

28,1

27,4

26,3

24,2

21,0

18,3

23,8

4

Con Cuông

17,5

18,4

21,0

24,7

27,5

28,6

28,8

27,9

26,4

24,2

21,1

18,3

23,7

5

Tây Hiếu

17,0

17,8

20,5

24,2

27,2

28,4

28,6

27,6

26,2

23,8

20,7

17,8

23,3

6

Quỳnh L­ưu

17,5

18,0

20,3

23,9

27,4

29,0

29,3

28,3

26,9

24,7

21,6

18,6

23,8

7

Đô Lư­ơng

17,7

18,4

20,8

24,5

27,6

29,0

29,2

28,1

26,6

24,5

21,5

18,7

23,9

8

Vinh

17,6

18,1

20,5

24,2

27,6

29,5

29,6

28,6

26,9

24,4

21,7

18,8

24,0

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Mùa đông trong khu vực thịnh hành gió Bắc và Đông bắc, mùa hè thịnh hành gió Tây nam. Tốc độ gió mạnh nhất có thể gặp trong các cơn dông và bão lên đến 40m/s ở vùng đồng bằng và 30-35m/s ở khu vực miền núi.



Chế độ mưa trong khu vực phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa mùa hè, kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X. Mùa ít mưa bắt đầu vào tháng XI và kết thúc vào tháng IV.

Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng khá rộng từ 950mm đến trên 2000mm với 123-152 ngày mưa. Vùng đồng bằng và trung du có lượng mưa vào khoảng 1500-1800mm/năm. Lượng mưa lớn trên gặp ở khu vực núi cao trên 1000m ở phía cực Tây (Mường Lống: 1954mm/năm) và vùng phía Nam của tỉnh (Mông Sơn 1980mm/năm, Vinh: 1954mm/năm). Khu vực có lượng mưa thấp dưới 1200mm gặp ở khu vực Mường Xén, Tương Dương, nơi địa hình bị che khuất bởi các dãy núi như Pu Hoạt, Bù Khạng (phía Bắc), Pu Lai Leng (phía tây) đã tạo nên tâm khô hạn của lãnh thổ Việt Nam, tâm khô Mường Xén với lượng mưa năm dưới 1000 mm (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)



TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Mường Xén

6,2

5,9

30,1

77,1

150,4

164,9

153,4

218,9

205,5

130,4

22,5

6,2

1171,5

2

Tư­ơng Dư­ơng

10,0

14,9

37,0

84,0

154,8

146,4

149,4

228,5

229,9

164,6

36,5

12,1

1268,1

3

Con Cuông

35,5

35,5

45,6

85,5

188,5

153,4

158,4

258,1

338,9

301,0

90,3

33,5

1724,2

4

Quỳ Châu

15,4

13,5

28,9

123,8

224,7

209,1

198,0

269,8

311,7

231,1

54,2

18,4

1698,4

5

Quỳ Hợp

20,2

22,3

31,4

87,3

197,8

198,9

178,9

280,6

292,2

231,3

48,2

20,7

1609,8

6

Tây Hiếu

19,6

22,0

31,9

67,7

154,2

166,5

167,7

256,5

340,5

280,6

62,7

24,6

1594,5

7

Quỳnh L­ưu

17,9

23,2

30,4

54,3

109,2

133,1

115,9

222,6

413,6

341,0

83,5

33,7

1578,3

8

Đô Lư­ơng

28,8

32,6

39,6

78,8

155,3

132,0

149,4

245,1

382,8

328,2

100,5

37,8

1711,0

9

Vinh

53,5

43,6

49,2

63,5

139,9

114,2

124,5

193,3

474,9

442,1

182,8

73,0

1954,6

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Nghệ An hàng năm vào mùa mưa thường có khá nhiều ngày mưa lớn (>50mm) hoặc rất lớn (>100mm). Số ngày mưa lớn trung bình năm phổ biến là 5-10 ngày, trong đó khoảng 30-40% là ngày mưa rất lớn (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Tổng số ngày mưa lớn trung bình tháng và năm (ngày)



TT

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

1

Mường Xén

0

0

0

0

0,7

0,3

0,6

1,0

1,0

0,4

0

0

4,0

2

Tư­ơng Dư­ơng

0

0

0,1

0

0,4

0,5

0,6

1,0

1,2

0,7

0,2

0

4,8

3

Con Cuông

0

0

0

0,2

0,9

0,8

0,8

1,2

2,2

1,6

0,2

0

7,9

4

Quỳ Châu

0

0

0

0,2

0,8

0,9

0,6

1,2

1,9

1,3

0,1

0

7,1

5

Quỳ Hợp

0

0

0

0,3

1,1

1,3

0,9

1,6

1,4

0,9

0,0

0

7,4

6

Tây Hiếu

0

0

0

0,1

0,7

0,7

0,7

1,4

2,0

1,4

0,2

0

7,3

7

Quỳnh L­ưu

0

0

0

0,1

0,5

0,7

0,5

1,3

2,4

1,9

0,3

0,1

7,8

8

Đô Lư­ơng

0

0

0

0,2

0,6

0,6

0,7

1,2

2,2

1,8

0,5

0,1

7,9

9

Vinh

0

0

0

0,2

1,0

0,6

0,6

1,2

2,8

3,1

0,7

0,2

10,3

Nguồn: Phòng Khí hậu, Viện Địa lý [53]

Mưa lớn trên diện rộng thường bắt đầu từ tháng V đến tháng XI nhưng tập trung chủ yếu từ tháng VIII đến tháng X. Nguyên nhân gây ra các đợt mưa lớn trong khu vực nghiên cứu thường được sinh ra do các loại hình thế thời tiết bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh, rãnh thấp, xoáy thuận, gió mùa tây nam, gió đông nam. Mưa rất lớn, trên diện rộng, gây lũ lụt thường là sự tổ hợp của 2 hoặc 3 loại hình thế thời tiết hoặc xảy ra đồng thời, hoặc gối tiếp nhau.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm dao động 80-90%. Vùng có độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía Nam huyện Kỳ Sơn, Tương Dương. Lượng bốc hơi từ 700-940mm/năm.

Gió mùa Tây nam trong mùa hè thường đem lại loại hình thời tiết đặc trưng cho khu vực đó là hiện tượng khô nóng cho những vùng thấp ở độ cao dưới 700m của Nghệ An. Số ngày khô nóng trung bình hàng năm là 20-70 ngày. Ở khu vực đồng bằng trung bình hàng năm có 40 ngày khô nóng. Mức độ khô nóng biểu hiện nghiêm trọng hơn cả ở các khu vực trong thung lũng sông Cả thuộc phía Tây của tỉnh, ở đây trung bình hàng năm có 56-70 ngày khô nóng. Thời kỳ khô nóng hàng năm kéo dài 4, 5 tháng, từ tháng IV, V đến tháng VIII, trong những tháng này trung bình đều có trên 5 ngày khô nóng/tháng.

Bên cạnh tác động của gió Tây khô nóng trong mùa hè, dông cũng là một hiện tượng thời tiết đặc biệt hay xuất hiện trong khu vực. Hàng năm trung bình có 40-112 ngày dông. Dông chủ yếu xuất hiện ở vùng núi của tỉnh.

Nghệ An cũng là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Mùa bão kéo dài từ tháng VIII đến tháng X. Bão đem lại mưa to và gió bão trong đất liền có thể lên tới 30-35 km/h, hoạt động của bão giảm nhanh khi tiến về vùng núi phía Tây. Trung bình mỗi năm có 2-3 cơn bão.

2.1.3.2. Sinh khí hậu tỉnh Nghệ An



Điều kiện nhiệt ẩm của khí hậu là đơn vị cơ bản để phân chia cấp hệ, phụ hệ cảnh quan. Trên cơ sở đánh giá điều kiện nhiệt - ẩm của lãnh thổ, chúng tôi đã thành lập bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh Nghệ An tỷ lệ 1/100.000 (hình 2.4).

Hệ thống chỉ tiêu của bản đđựa trên điều kiện nhiệt ẩm, đây là điều kiện quan trọng chi phối sự phát triển của các quần thể sinh vật.

Hệ thống chỉ tiêu:



1. Nhiệt độ không khí trung bình năm

I. Nóng: 25oC > TN > 22oC, tương ứng với đai cao dưới 300m

II. Ấm: 22oC ≥ TN > 20oC, tương ứng với đai cao 300-700m

III. Mát: 20oC ≥ TN > 18oC, tương ứng với đai cao 700-1100m

IV. Lạnh: 18oC ≥ TN > 15oC, tương ứng với đai cao 1100-1700m

V. Rất lạnh: TN ≤ 15oC, tương ứng với đai cao trên 1700m

2. Tổng lượng mưa năm

A. Mưa nhiều: RN ≥ 2000mm

B. Mưa vừa: 1500mm ≤ RN < 2000mm

C. Mưa ít: 1200mm ≤ RN < 1500mm

D. Mưa rất ít: RN < 1200mm

3. Độ dài mùa khô

a. Mùa khô ngắn: n ≤ 2 tháng khô

b. Mùa khô trung bình: n = 3÷4 tháng khô

d. Mùa khô dài: n ≥ 5 tháng khô

4. Độ dài mùa lạnh

1. Mùa lạnh ngắn: N = 1÷3 tháng lạnh

2. Mùa lạnh trung bình: N = 3÷4 tháng lạnh

3. Mùa lạnh dài: N ≥ 5 tháng lạnh



Tổ hợp nhiệt ẩm theo các ngưỡng sinh thái này trên lãnh thổ Nghệ An chia ra được 24 loại sinh khí hậu ứng với các diễn thế khí hậu của thảm thực vật từ rừng rậm nhiệt đới thường xanh, rừng ưa mưa, rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá mưa mùa…

Tóm lại, khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên nó quyết định đến các quá trình phong hóa hình thành thổ nhưỡng, đến sự phân bố và chế độ thủy văn, đến sự phân bố và phát triển của sinh vật tạo nên sự đa dạng CQ một lãnh thổ. Sự phân hóa của khí hậu là cơ sở chủ đạo trong việc phân hóa cảnh quan, đặc biệt đối với các chỉ tiêu sinh khí hậu là cơ sở quan trọng trong việc phân chia các phụ kiểu cảnh quan, loại cảnh quan. Những đặc trưng định lượng khí hậu cực đoan quyết định thành phần loài của các kiểu thảm thực vật, vì thế thảm thực vật Nghệ An cũng có sự phân hóa trong từng kiểu CQ của lãnh thổ. Sự kết hợp của các quần xã thực vật với các loại đất qua các điều kiện khí hậu và các tác động của con người là căn cứ để phân chia cấp Loại cảnh quan tỉnh Nghệ An.

2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

2.1.4.1. Đặc điểm mạng lưới sông suối tỉnh Nghệ An

Trong tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), trong đó có 6 là các sông ngắn ven biển với chiều dài sông dưới 50 km, và duy nhất có sông Cả có diện tích lưu vực là 15.346 km2 chiếm tới 93,1% diện tích tỉnh với chiều dài là 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km2 nhưng không phân bố đều trong toàn vùng. Vùng đồi núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung lưu địa hình gò đồi mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tính chất cửa sông hạn chế phát triển mạng lưới sông vùng hạ du, vì vậy mật độ sông suối ở đây đạt dưới 0,8 km/km2. Đặc trưng hình thái các sông suối trong tỉnh Nghệ An được trình bày trong (bảng 2.4).



Bảng 2.4: Đặc trưng hình thái sông suối tỉnh Nghệ An

TT

Tên sông

Chiều dài sông

Chiều dài lưu vực

Diện tích hứng nước

Độ cao bình quân lưu vực

Độ dốc bình quân lưu vực

Chiều rộng bình quân lưu vực

Mật độ lưới sông

Hệ số không đối xứng

Hệ số không cân bằng lưới sông

Hệ số uốn khúc







(km)

(km)

(km2)

(km)

(%)

(km)

(km/km2)










1

Hoàng Mai

35,5

38

363







9,6

1,01

0,02

1,22

1,19

2

Khe Dừa

32

18,5

234







12,7

0,83

0,14

1,06

1,78

3

Độ Ông

21

14,7

114







7,8

0,6







1,44

4

Dừa

27

17,5

140







8

0,48




3

2,12

5

Bùng

48

35

753







21,5

0,83




4,75

1,5

6

Cửa Lò

52

31

400







12,9

0,66

-0,31

1,26

1,74

7

Cả

531




27200

294

18.3

89

0,6

-0,14

1,34

1,74

Nguồn:Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Lưu vực sông Cả có dạng thuôn dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Các sông suối phát triển lệch về phía bờ trái. Phần hạ du sông Cả với sự nhập lưu của sông Hiếu và sông Ngàn Sâu (sông La) cùng với sự đổi hướng dòng chảy, độ dốc lưu vực cũng như đáy sông giảm và dãy cồn cát ven biển cao hơn vùng đồng bằng đã làm giảm khả tiêu nước ra biển, gây hiện tượng ngập lụt.

Ngoài lưu vực sông Cả, trong tỉnh còn có 6 lưu vực sông nhỏ chủ yếu diện tích hứng nước dưới 500 km2. Những con sông này đổ trực tiếp ra biển vì vậy trong những tháng mùa kiệt, nguồn nước của các sông này thường bị mặn xâm nhập.

2.1.4.2. Trữ lượng nước mặt



Hàng năm, lượng nước trên bề mặt tỉnh Nghệ An đổ vào các sông suối trung bình là 13,5 tỷ m3 nước ứng với lớp dòng chảy 820 mm với hệ số dòng chảy đạt 0,47. Cũng như mưa, lượng dòng chảy phân bố không đều trên lưu vực. Vùng có lượng dòng chảy lớn nhất thuộc về lưu vực sông Hiếu với lớp dòng chảy đạt tới 960 mm, phần thượng du khuất gió lượng dòng chảy chỉ đạt 560 mm. So với lãnh thổ nước ta, đây là khu vực có lượng dòng chảy thấp (hình 2.5).

Bảng 2.5: Lưu lượng nước trung bình tháng trên các sông tỉnh Nghệ An

Đơn vị: m3/s

Trạm

Sông

F

Tháng

TB

năm


(km2)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Yên Thư­ợng

Cả

23000

234

163

142

145

257

394

537

901

1328

1146

560

279

507

Quỳ Châu

Hiếu

1500

43,3

36,4

31,6

31,3

54,1

79,7

85,7

118

173

156

86,0

55,6

79,2

Nghĩa Khánh

Hiếu

3970

61,0

51,5

45,7

49,5

82,3

116

116

190

332

308

135

73,8

131

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Dòng chảy biến động qua các năm khá lớn, đạt hệ số biến động dòng chảy từ 0,25-0,30, thể hiện tính chất thất thường của lượng dòng chảy trên lưu vực. Lượng dòng chảy năm lớn nhất có thể gấp tới 4 lần năm nước nhỏ nhất. Tuy nhiên trong những năm gần đây lượng dòng chảy trên sông có xu hướng tăng nhưng không lớn (lượng dòng chảy tính đến năm 1999 tăng khoảng 1% so với lượng dòng chảy tính đến năm 1993). Trong năm lượng dòng chảy trên sông còn biến động mạnh mẽ hơn, chia thành hai mùa rõ rệt.



Mùa lũ: xuất hiện trên dòng chính từ tháng (VII-XI) nhưng chiếm tới 73,5% lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng IX chiếm 21,8% lượng dòng chảy năm (bảng 2.7).

Do đặc điểm chế độ mưa lũ không đồng nhất ở hai bờ lưu vực nên lũ ít xuất hiện đồng bộ trên toàn bộ lưu vực vì vậy trên dòng chính sông Cả moduyn dòng chảy lũ không cao, trung bình moduyn đỉnh lũ Mmax = 400 l/s/km2. Do địa hình thấp, trũng và sự chuyển hướng dòng chảy ở đoạn cuối sông Cả ra biển nên lũ trên sông Cả thường xuyên gây ngập lụt cho khu vực đồng bằng hạ du dòng chảy lũ lớn nhất thời kỳ quan trắc được trình bày trong (bảng 2.8).

Bảng 2.6: Mực nước và lượng lũ lớn nhất trên sông

TT

Điểm đo

Sông

F

(km2)



Mực nước lớn nhất

Lưu lượng lớn nhất

H(m)

TGXH

Q(m3/s)

TGXH

1

Cửa Rào

Cả

12800

57,34

27/8/73

5090

27/8/73

2

Dừa




20800

22,50

28/9/78

10200

28/9/78

3

Yên Thượng




23000

12,64

28/9/78

9140

28/9/78

4

Nghĩa Đàn

Hiếu

3970







5750

30/9/62

5

Thác Muối

Giăng

778







5100

27/9/78

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]

Mùa kiệt: moduyn dòng chảy trung bình đạt 10,3 l/s/km2. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất rơi vào tháng (II-IV) chiếm 7,4% lượng dòng chảy năm, tháng III có lượng dòng chảy nhỏ nhất chiếm 2,3% lượng dòng chảy năm. Lượng nước nhỏ nhất đã quan trắc được trên các sông suối của tỉnh được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.7: Lưu lượng kiệt nhất đã quan trắc được trên sông



TT

Điểm đo

Sông

F (km2)

Q(m3/s)

M(l/s/km2)

TGXH

1

Mường xén

Cả

2620

8,6

3,28

21/4/89

2

Cửa Rào




12800

45,2

3,53

15/4/66

3

Dừa




20800

40,4

1,94

6/4/93

4

Yên Thượng




23000

47,8

2,08

24/2/99

5

Nghĩa Đàn

Hiếu

3970

10,4

2,62

23/3/99

6

Thác Muối

Giăng

778

2,67

3,43

14/9/70

Nguồn: Mai Trọng Thông, 2005 [61]


tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương