Nghiên cứu sinh


Tồn đọng thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm môi trường nặng tại một số khu vực



tải về 3.1 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu26.12.2017
Kích3.1 Mb.
#35121
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

4. Tồn đọng thuốc trừ sâu đã làm ô nhiễm môi trường nặng tại một số khu vực

Như đã trình bày trong phần các điểm nóng môi trường, tại một số khu vực như: xóm Hồng Kỳ và Vũ Kỳ thuộc xã Đồng Thành, huyện Yên Thành, xóm 1 và xóm 2 thuộc xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn đã tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu từ thời chiến tranh và tại thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương, xóm Mậu II, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, xã Nghi Mỹ huyện Nghi Lộc, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên đã tồn đọng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm môi trường đất và nước nghiêm trọng, gây tổn hại đến sản xuất và đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là đối với sức khoẻ của con người.

Theo kết quả phân tích thì nguồn nước sinh hoạt bao gồm: nước mặt và nước ngầm tầng nông ở các khu vực này bị ô nhiễm nặng, hàm lượng DDT và -666 rất cao, vượt TCCP nhiều lần. Trong đất, hàm lượng các chất LINDAN, DDT, DDD, DDE đều cao, nhất là LINDAN. Điều đó chứng tỏ ở các khu vực này ô nhiễm thuốc trừ sâu đã thể hiện rất nặng nề, gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho người dân địa phương như: rụng tóc, thần kinh, não, nổi mụn ngứa, ung thư.

Hai kho thuốc ở thị trấn Dùng và xóm Mậu II được đưa vào danh sách các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.


2.4. ĐẶC ĐIỂM PHÂN HÓA CẢNH QUAN SINH THÁI TỈNH NGHỆ AN

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu cảnh quan sinh thái phục vụ phân vùng chức năng môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường



Nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, tiến hành phân chia các đơn vị CQST có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ, không chỉ có giá trị khoa học mà còn mang giá trị thực tiễn đối với từng lĩnh vực ứng dụng cụ thể, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Ở đây, việc nghiên cứu CQST hướng tới phục vụ phân vùng CNMT là những bước cần thiết cho công tác QHMT đđảm bảo sự phát triển theo định hướng bền vững của vùng lãnh thổ.

Việc nghiên cứu, phân tích đặc điểm các thành phần tự nhiên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xây dựng hệ thống phân loại và thành lập bản đồ CQST tỉnh Nghệ An. Do sự phân hóa đa dạng và phức tạp của đá nền, điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật...của lãnh thổ trên cơ sở các quy luật địa đới, phi địa đới và sự tác động qua lại của các nhân tố này đã tạo nên sự khác biệt về tự nhiên giữa các khu vực và trong các đơn vị CQST.

Sự phân hóa không gian của CQST một lãnh thổ là sự tổng hợp về mức độ phân dị của các hợp phần với các chức năng của mỗi hợp phần trong thành tạo cảnh quan là khác nhau. Chính vì vậy CQST tỉnh Nghệ An có tính chất đa dạng, phức tạp trong cấu trúc, chức năng, động lực phát triển, đây là nguồn gốc của vấn đề sử dụng hợp lý TNTN theo hướng bảo vệ môi trường.

2.4.2. Phân loại cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An



Để có được cách nhìn khoa học và tổng thể về điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỉ lệ 1/100.000.

Bản đồ cảnh quan sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An được thành lập dựa trên các nguyên tắc truyền thống trong nghiên cứu cảnh quan học, đó là: 1) phát sinh; 2) tổng hợp, và 3) đồng nhất tương đối.

Theo quan điểm cảnh quan, để thành lập bản đồ CQST, việc đầu tiên là thực hiện việc nghiên cứu, phân tích cấu trúc CQST. Dưới tác động của quy luật địa đới và phi địa đới, các đơn vị CQST được hình thành và tồn tại một cách khách quan trong lớp vỏ cảnh quan. Mỗi đơn vị CQST có một cấu trúc đứng khác biệt và có mối liên hệ với nhau theo sự di chuyển vật chất theo phương nằm ngang, hình thành cấu trúc ngang đặc thù của các đơn vị CQST. Từ việc phân tích hệ thống cấu trúc cho phép xác định các cấp phân vị trong hệ thống phân loại cảnh quan sinh thái.

Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên khá lớn, do vị trí địa lý đặc thù và ĐKTN phức tạp đã tạo ra sự đa dạng và phong phú về cảnh quan sinh thái.

Trước hết về nền vật chất, một yếu tố quan trọng trong thành tạo cảnh quan sinh thái. Lãnh thổ Nghệ An là nơi gặp gỡ của hai miền kiến trúc lớn trong bình đồ kiến trúc chung của lãnh thổ Việt Nam, đó là miền kiến trúc Trường Sơn và miền kiến trúc Tây Bắc Bắc bộ, thuộc rìa phía Đông bắc của địa khối Indosini. Trong giai đoạn thành tạo Paleozoi, Mezozoi, rồi đến tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại, các khối kiến trúc liên tục hoạt động với cường độ khác nhau đã tạo ra những nét lớn của địa hình núi trung bình, núi thấp, đồi và đồng bằng [62].

Khí hậu chịu tác động của hoàn lưu gió mùa với các luồng gió từ Đông bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á tạo nên một cơ chế gió mùa phức tạp trên lãnh thổ. Chính yếu tố nền địa hình và hoàn lưu khí quyển vùng này đã tạo ra sự phân hóa điều kiện sinh khí hậu cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Các điều kiện sinh khí hậu kết hợp với sự đa dạng về vật chất làm cho lớp phủ thổ nhưỡng rất phong phú và đa dạng từ đất mùn alit trên núi cao, đất feralit, đất dốc tụ, đất phù sa, đất cát … Cuối cùng, lớp phủ thực vật là kết quả của điều kiện khí hậu và phát sinh thổ nhưỡng càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều.

Sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường đó, giới thực vật thích nghi và hình thành các đặc tính thường xanh ở các vùng ẩm ướt và rụng lá ở các vùng có mùa khô kéo dài, tạo nên hai quần thể rừng thường xanh mưa mùa và rừng nửa rụng lá trên nền nhiệt - ẩm khác nhau.

Sự đa dạng giữa các thành phần cấu tạo của từng cảnh quan và chúng có mối quan hệ chặt chẽ, luôn xâm nhập vào nhau đã tạo nên một cấu trúc đứng cũng khá đa dạng ở Nghệ An. Căn cứ vào mối liên hệ của thành phần cấu tạo trong cấu trúc đứng của mỗi cảnh quan chúng tôi đã tập hợp các đơn vị CQST theo hệ thống phân vị từ cấp cao xuống cấp thấp như sau:



Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Kiểu → Hạng → Loại cảnh quan sinh thái

Bảng 2.18: Hệ thống phân loại CQST tỉnh Nghệ An



Đơn vị

CQST

Dấu hiệu đặc trưng

Ví dụ

Hệ

Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng

Rừng nhiệt đới gió mùa

Phụ hệ

Đặc trưng bởi chế độ nhiệt ẩm do tính địa đới quy định, kết hợp với hoàn lưu gió mùa, quyết định sự tồn tại và phát triển của các quần thể thực vật.

Rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Lớp

Đặc trưng hình thái phát sinh của đại địa hình lãnh thổ, quyết định các quá trình thành tạo và thành phần vật chất mang tính phi địa đới. Điều kiện sinh thái được quy định bởi sự kết hợp giữa yếu tố địa hình và khí hậu

- Núi

- Đồng bằng



Phụ lớp

Thể hiện cân bằng vật chất giữa các đặc trưng trắc lượng hình thái địa hình, đặc điểm khí hậu và đặc trưng của quần thể sinh vật.

- Núi trung bình

- Núi thấp

- Đồi


Kiểu

Đặc điểm sinh khí hậu quyết định kiểu thảm thực vật phát sinh.

Rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa trên núi thấp.

- Rừng nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa trên đồi.



Hạng

Được phân chia theo tổ hợp địa mạo – thổ nhưỡng, trong đó kiểu địa hình và đá mẹ là cơ sở, nó quy định sự phát triển của các loại đất

Dãy núi khối tảng bóc mòn xâm thực cấu tạo từ đá granit trên núi trung bình.

Loại

Được phân chia theo sự phân hóa của nền nhiệt - ẩm, thổ nhưỡng, quần thể thực vật và các hoạt động nhân tác

Rừng tự nhiên trên dãy núi khối tảng bóc mòn xâm thực cấu tạo từ đá granit núi trung bình

Đặc điểm CQST cho thấy lãnh thổ Nghệ An thuộc hệ cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa, phụ hệ cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Trong đó, phụ Hệ được phân chia thành 2 lớp, 5 phụ lớp, 6 kiểu, 20 hạng và 164 loại CQST. Cấp bậc phân loại và số lượng các đơn vị CQST ở mỗi cấp phân loại được minh hoạ trong sơ đồ (hình 2.11). Sự phân hoá không gian của các đơn vị CQST được thể hiện trên bản đồ CQST tỉnh Nghệ An tỉ lệ 1/100.000 (hình 2.12).


Hình 2.11: Sơ đồ cấp bậc phân vị và số lượng các đơn vị cảnh quan sinh thái tỉnh Nghệ An

TIỀU KẾT CHƯƠNG 2



Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên đa dạng. Bản đồ CQST tỉnh Nghệ An thể hiện sự phân hóa không gian của các thể tổng hợp tự nhiên lãnh thổ và các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Kết quả phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên, tập trung vào các yếu tố thành tạo các CQST trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy vai trò mang tính động lực thành tạo nên cấu trúc và sự phân bố của các CQST rất rõ rệt, biểu hiện sự phân bố rất đa dạng của yếu tố địa hình (địa hình núi, đồi, đồng bằng) cũng như các thành phần khác của cảnh quan: đặc điểm nhiệt ẩm địa phương, lớp vỏ thổ nhưỡng, đặc điểm thủy văn và nguồn nước, các quần xã sinh vật.

Từ kết quả phân tích này đã tiến hành xây dựng hệ thống phân loại cho bản đồ CQST của tỉnh Nghệ An, và thể hiện kết quả nghiên cứu trên bản đồ CQST tỷ lên 1/100.000. CQST tỉnh Nghệ An thuộc hệ CQST rừng nhiệt đới gió mùa, phụ hệ rừng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, phân hóa thành 2 lớp, 5 phụ lớp, 6 kiểu, 20 hạng và 164 loại.

Chương 3
PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN

3.1. XÁC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG

Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên và đặc tính trội về môi trường có thể xác định được ưu thế về CNMT của các đơn vị lãnh thổ tự nhiên thuộc tỉnh Nghệ An như sau:

1. Chức năng cung cấp không gian sống của con người và các thể sinh vật

Con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng,... Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây:

- Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn.

- Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông.

- Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải

- Chức năng giải trí của con người

2. Chức năng cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và vật chất sống

Nhóm chức năng môi trường này gồm:

- Rừng tự nhiên, rừng trồng: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn ĐDSH, lâm sản, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái;

- Cung cấp không gian để sản xuất lương thực và thực phẩm;

- Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất.

3. Chức năng chứa đựng, chịu tải và chuyển hóa chất thải do con người và tự nhiên thải ra trong hoạt động đời sống và kinh tế - xã hội

Một đơn vị tự nhiên cũng có thể là nơi chứa và phân hủy chất thải. Trong quá trình sống và hoạt động sản xuất con người luôn đào thải các chất thải vào môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở Nghệ An đã làm cho lượng chất thải tăng lên không ngừng, khả năng chứa đựng chất thải của môi trường trở nên quá tải dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm.

4. Chức năng điều hòa môi trường, giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và sinh vật

Hệ thống các đơn vị tự nhiên có chức năng điều hòa MT. Trên lãnh thổ Nghệ An, ở các vùng núi do tác động của các hoạt động phát triển KT-XH các tai biến tự nhiên như lũ quét, lũ ống, sạt lở, xói mòn đất đang có xu hướng gia tăng làm suy giảm các chức năng điều hòa môi trường của lãnh thổ. Vì vậy, việc xác định và phục hồi các khu vực tự nhiên có chức năng điều hòa môi trường trên địa bàn nghiên cứu là cần thiết nhằm giảm nhẹ những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất và đời sống của con người.

5. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người về môi trường sống

Trong môi trường có rất nhiều thành phần mang tính di truyền. Chúng bảo tồn cấu trúc và tiến hóa trong không gian và thời gian. Thông tin di truyền đó được bảo lưu và biến đổi. Các chức năng đó bao gồm:

- Nạp thông tin

- Bảo vệ thông tin để di truyền cho đời sau.

Ngoại cảnh và chức năng thông tin luôn gắn chặt với nhau. Vì thế trong việc sử dụng tài nguyên, việc truy tìm nguồn gốc của chúng có ý nghĩa trong việc tận dụng tài nguyên.



Đối với lãnh thổ Nghệ An, nơi có một vườn quốc gia, hai khu bảo tồn tự nhiên và cả miền Tây được công nhận là khu dực trữ sinh quyển thế giới thì chức năng này đặc biệt có ý nghĩa trong việc cung cấp và lưu giữ các nguồn gen, các loài động, thực vật, các HST tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, các di tích văn hóa…

Cần nói thêm rằng, ở Việt Nam hiện nay, các tài liệu nghiên cứu về CNMT rất ít đề cập đến chức năng thông tin. Vì vậy, khi thành lập các bản đồ CNMT, chức năng thông tin thường không được thể hiện trên bản đồ và không giành được sự quan tâm đúng mức, mặc dù trong hầu hết các tài liệu của nước ngoài, khi nghiên cứu về CNMT đều đề cập đến chức năng thông tin vì nó có vị trí quan trọng [82], [92], [96].

3.2. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỈNH NGHỆ AN



3.2.1. Nguyên tắc phân vùng chức năng môi trường

Phân vùng CNMT là sự phân bố lãnh thổ ra các khu vực khác nhau dựa vào các đặc điểm tự nhiên và môi trường của các đơn vị lãnh thổ. Đây là căn cứ khoa học, giúp cho các nhà quy hoạch xem xét các phương án đầu tư phù hợp với các chức năng đó, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, nhằm mục đích PTBV các vùng lãnh thổ. Các nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và trên thế giới đã đưa ra một số nguyên tắc khi thực hiện phân vùng CNMT lãnh thổ, trong đó có 3 nguyên tắc chủ đạo liên quan đến phân tích chức năng tự nhiên, môi trường của các đơn vị tự nhiên (các CQST) nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý TNTN và BVMT lãnh thổ và 3 nguyên tắc cơ bản khi thực hiện phân vùng địa lý tự nhiên nói chung cũng như phân vùng CNMT nói riêng.

Nguyên tắc 1: Phân vùng CNMT phải dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các chức năng tự nhiên – môi trường của các CQST

Thông qua công tác kiểm kê, đánh giá các ĐKTN, tài nguyên tại chỗ hoặc có thể điều động từ ngoài vào và đối chiếu với các hoạt động phát triển để đánh giá mức độ thuận lợi cho các hoạt động này. Để có thể phân vùng, bố trí các hoạt động mới hoặc đã có người ta thường dùng khái niệm “tính thích hợp và mức độ phù hợp của đất” (đất hiểu là nghĩa rộng). Trong trường hợp này các yếu tố được đánh giá thuộc đầy đủ các thành phần như: đá mẹ, độ chia cắt ngang và sâu, độ cao, độ dốc, địa hình, khí hậu, chế độ nước… Thông thường các đánh giá này được tiến hành theo các phương pháp khác nhau. Nguyên tắc này rất được chú trọng trong công tác đánh giá cho cây trồng, vật nuôi. Trong trường hợp có nhiều đối tượng được đánh giá có cấp độ thuận lợi như nhau như hoạt động công nghiệp (thí dụ: thủy điện, khai khoáng, chế biến…) và các hoạt động nông - lâm nghiệp khác thì phải xem xét đến các yếu tố khác. Cần nói thêm rằng mức độ thuận lợi ở đây không hoàn toàn trùng khớp với chức năng ưu thế của lãnh thổ [84]. Thí dụ chức năng phòng hộ chưa chắc đã là thuận lợi nhất cho một vùng CNMT nào đó được phân chia. Do vậy nguyên tắc này phải được nhìn nhận trong tổng thể lãnh thổ cần đánh giá và một đơn vị lãnh thổ có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Các yếu tố tai biến, các hiện tượng cực đoan cũng phải được xem xét, kể cả các hiện tượng xảy ra không theo quy luật. Đánh giá mức độ thuận lợi từng loại chức năng của lãnh thổ phần lớn hiện nay dựa vào phân tích bản đồ CQST. Trịnh Thị Thanh [8] viết: “Nghiên cứu về CQST trên cơ sở các đặc điểm (đồng nhất) về địa hình, lớp phủ thực vật, mực nước ngầm, sự tác động của con người và mức độ tác động của sông biển là cơ sở tốt cho việc quy hoạch…” Các CNMT được thể hiện qua bản chất tự nhiên của các CQ và chừng mực nào đó cũng phụ thuộc vào sự biến đổi của các CQ. Vì vậy khi thực hiện phân vùng CNMT cần đảm bảo một nguyên tắc bao trùm, có ý nghĩa quyết định là dựa trên phân tích các chức năng tự nhiên - môi trường của các CQ để thực hiện việc nhóm gộp các đơn vị CQST có cùng CNMT nào đó vào một đơn vị phân vùng.

Nguyên tắc 2: Tôn trọng ngưỡng chịu tải của môi trường

Mỗi cảnh quan hay các HST đều có các mối cân bằng sinh thái thông qua trao đổi vật chất và năng lượng [96]. Các tác động tự nhiên hay nhân tác có thể dẫn đến sự xáo trộn trong cấu trúc. Sự tiêu thụ quá mức năng lượng và vật chất trong các bậc dinh dưỡng dẫn đến sự dư thừa chất thải khiến cho sự phân huỷ hay tự làm sạch của môi trường đều không còn hiệu quả. Sự kiện "Con dê ăn hết cả thành Rôm" hay sự biến mất của các cánh rừng sồi, giẻ ở Trung Đông vào đầu công nguyên, sự biến mất các nguồn gen do khai thác quá mức hay ô nhiễm... là những bằng chứng của tác động vượt quá mức chịu tải. Nhiều con sông ở nước ta đã trở thành sông chết. Nạn bê tông hoá đô thị dẫn đến ô nhiễm nước, tắc lưu thông.

Khả năng chịu tải (còn gọi là khả năng chịu đựng) là khả năng bảo tồn cấu trúc môi trường dưới các tác động thông qua tính ổn định và khả năng tự phục hồi. Đó là khả năng tự phân hủy chất thải, phát triển sinh khối. Môi trường là một hệ thống tiến hóa do sự phát triển nội tại của nội cấu trúc và các tác động từ bên ngoài. Sự suy thoái chất lượng MT được coi là phá vỡ mức chịu tải MT. Sức chịu tải môi trường ở đây được hiểu như là khả năng thực hiện chức năng của mình dưới các tác động như sử dụng tài nguyên, sản xuất, biến đổi bộ mặt môi trường thông qua các hành động như khai thác, cải tạo bề mặt đổ thải, thay đổi trạng thái cân bằng, như việc chuyển đổi thảm rừng ở đồng bằng hay thung lũng thành thảm cây nông nghiệp tuy đã thay đổi phần lớn cấu trúc CQ, nhưng được con người chăm sóc cẩn thận đã không gây ra các tác động xấu. Phân tích đánh giá khả năng chịu tải của môi trường để tìm ra ngưỡng bảo vệ cấu trúc. Ở đây các khái niệm như khả năng tự phân hủy chất thải động vật và vật chất rơi rụng, khả năng điều hòa, tự làm sạch… vẫn được xác định một cách tương đối đơn giản bằng cách so sánh với các giới hạn cho phép.

Xác định khả năng chịu tải còn được đề cập đến như khả năng ổn định sản xuất, cung cấp hay phân hủy chất thải do các hoạt động sử dụng tài nguyên tại chỗ hoặc đưa từ bên ngoài vào. Lúc đó các chức năng phải được xem xét kỹ lưỡng giữa khả năng sản xuất và cung cấp. Các nhà hoạch định thường tính toán khả năng cung cấp nước, khoáng sản, vật liệu và tỷ lệ duy trì các HST dựa trên các chức năng của vùng để đề ra các biện pháp nâng cao khả năng chịu tải môi trường.




tải về 3.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương