Nghiên cứU, phân tích và ĐÁnh giá DƯ LƯỢng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau, CỦ, quả trêN ĐỊa bàn tỉnh qủang bìNH


Đánh giá tồn dư thuốc BVTV theo vùng trồng rau



tải về 0.91 Mb.
trang16/16
Chuyển đổi dữ liệu11.10.2022
Kích0.91 Mb.
#53521
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Bai so 16 Rau cu qua Sua
15.AP-EPF-Lecanicilliumlecanii-ToxinReviews-15569543.2018
2.2. Đánh giá tồn dư thuốc BVTV theo vùng trồng rau
Thực trạng tồn dư thuốc BVTV trên sản phẩm rau quả của các vùng trồng rau được thể hiện ở bảng 21.
Bảng 21: Tổng hợp số lượng mẫu lấy tại các vùng trồng rau

TT

Vùng lấy mẫu

Ngày lấy mẫu

Số lượng mẫu

Số mẫu phát hiện

1

Xã Võ Ninh

25/05/2012

7

1

2

Gia Ninh

25/05/2012

4

0

3

Xã Hồng Thủy

29/03/2012

5

3

4

Xã Cam thủy

08/03/2012

5

4

5

Xã Thanh Thủy

15/03/2012

12

10

6

Xã Quảng Long

15/12/2012

6

6

7

Xã Đồng Trạch

16/12/2012

10

0

8

Xã Đức Ninh

25/08/2012

04

0

9

Xã Bảo Ninh

25/08/2012

05

3

Tổng cộng




58

27

2.3. Đánh giá tồn dư thuốc BVTV theo thị trường tiêu thụ
Để đánh giá được chất lượng rau quả thương phẩm theo từng vùng tiêu thụ trên địa bàn tỉnh chúng tôi tiến hành lấy mẫu trên 8 chợ trên địa bàn tỉnh với số lượng lấy và thời điểm lấy như bảng 22.
Bảng 22: Tổng hợp kiểm tra tại các chợ

Chợ lấy mẫu

Ngày lấy mẫu

Số mẫu lấy

Tổng số lượng

Số mẫu phát hiện

Ga

18/4/2012

14

37

21

29/6/2012

10

08/8/2012

10

25/8/2012

3

Tréo

08/3/2012

13

42

20

18/4/2012

11

29/6/2012

8

08/8/2012

10

Quán Hàu

13/4/2012

10

30

9

29/6/2012

7

08/8/2012

10

25/8/2012

3

Ba Đồn

27/3/2012

13

46

29

13/4/2012

20

06/7/2012

8

24/8/2012

5

Quy Đạt

27/3/2012

10

36

11

13/4/2012

12

06/7/2012

8

24/8/2012

7

Đồng Lê

27/3/2012

10

30

15

13/4/2012

6

06/7/2012

10

24/8/2012

4

Hoàn Lão

27/3/2012

11

42

17

13/4/2012

16

06/7/2012

8

24/8/2012

7

Đồng Hới

14/2/2011

14

39

20

18/4/2012

15

08/8/2012

8

25/8/2012

2

Tổng




302

142

2.4. Đánh giá tồn dư thuốc BVTV theo loại rau
Để có cái nhìn chi tiết hơn đối với từng loại rau, quả vẫn còn tồn dư thuốc BVTV được thể hiện ở bảng 23.
Bảng 23: Tổng hợp kết quả trên từng loại sản phẩm

Sản phẩm

Đậu côve

Cà chua

Dưa hấu

Hành lá

Dưa chuột

Bắp cải

Rau muống

Tổng số mẫu

26

34

24

37

34

26

19

phát hiện

19

15

13

13

17

17

6

Sản phẩm

Rau răm

Rau khoai

Mướp đắng

Rau cần

Cải

Su hào

Cải cúc

Tổng số mẫu

25

29

34

5

50

2

15

Phát hiện

14

2

17

1

32

0

9

2.5. Đánh giá tồn dư thuốc BVTV theo mùa vụ trồng rau
Để đánh giá về thực trạng sử dụng thuốc BVTV theo mùa vụ chúng tôi tiến hành lấy 3 loại sản phẩm trồng quanh năm và so sánh nồng độ phát hiện theo mùa (chính vụ và trái vụ). Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 24.
Bảng 24: Nồng độ dư lượng thuốc BVTV theo mùa vụ

TT

Loại sản phẩm

Thời gian lấy

Tổng mẫu lấy

Số mẫu nhiễm BVTV

KQ (µg/Kg)

1

Cà chua

Chính vụ

9

7

13.9

Trái vụ

25

8

8.1

2

Hành lá

Chính vụ

12

5

33.0

Trái vụ

26

8

11.4

3

Mướp đắng

Chính vụ

11

8

9.0

Trái vụ

23

9

6.0

4

Cải

Chính vụ

25

24

23.9

Trái vụ

25

8

4.4

Ghi chú: KQ là kết quả trung bình cộng của các mẫu nhiễm dư lượng thuốc BVTV.
3. Đánh giá chung
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá, có thể nhận thấy thực trạng ô nhiễm dư lượng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
- Tỷ lệ mẫu có phát hiện dư lượng thuốc BVTV cao (47%), nhưng có nồng độ tương đối thấp, giao động trong khoảng 5-12µg/kg. Tỷ lệ mẫu bị nhiễm dư lượng vượt giới hạn quy định chưa đến mức báo động (2/360 mẫu).
- Các loại hóa chất BVTV tồn dư trên sản phẩm rau, quả chủ yếu thuộc nhóm phốtpho hữu cơ. Đặc trưng là các loại hoạt chất: Ethoprofos, Methyl parathion, chlorpirifos.
- Phát hiện các hóa chất BVTV cấm sử dụng trong sản phẩm rau quả trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như: GamaBHC, Heptachlor epoxide, Endosulfan I.
- Phát hiện thuốc dùng trong thú y vẫn tồn dư trong sản phẩm rau như: Diclovos, Prothiofos.
- Tỷ lệ phát hiện dư lượng thuốc BVTV trong rau quả tại các vùng trồng rau và trên thị trường là tương đương nhau.
- Mức độ tồn dư thuốc BVTV vào mùa chính vụ cao hơn so với trái vụ từ 2 đến 3 lần.
Chương 4
CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM THUỐC BVTV TRÊN RAU
NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


1. Giải pháp về quản lý trong sản xuất rau
1.1. Khuyến khích hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất rau an toàn
Để đẩy nhanh việc phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian tới, cần có một số giải pháp sau:
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mộ số cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng trồng rau như: cấp nước, cấp điện, giao thông…
- Điều chỉnh quy mô vùng sản xuất rau an toàn cho phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng (không nhất thiết diện diện tích phải lớn hơn 1ha).
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, việc thành lập các tổ hợp tác xã hoặc hợp tác xã sản xuất và kinh doanh rau quả ở vùng quy hoạch nhằm thuận tiện cho việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau.
- Khuyến khích hổ trợ các vùng sản xuất rau an toàn sản xuất theo hướng sử dụng nhà lưới, nhà kính để hạn chế sâu bệnh.
- Phát triển mạnh hình thức hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Có chính sách hỗ trợ người dân trong việc xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình trồng rau công nghệ cao.
1.2. Kiểm soát chất lượng rau
Một số giải pháp để kiểm soát chất lượng rau tại nơi sản xuất:
+ Định kỳ lấy mẫu tại các vùng trồng rau để đánh giá chung tình trạng nhiễm dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm trước thu hoạch.
+ Kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc sử dụng thuốc không đúng.
+ Kiểm tra điều kiện sản xuất rau như nguồn nước, phân bón, đất đai… để có biện pháp điều chỉnh hợp lý trong sản xuất hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng.
+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trường, đặc biệt là việc thu gom, xử lý chai lọ đựng thuốc BVTV để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Tăng cường kiểm tra chất lượng các loại rau kinh doanh tại các chợ không có nguồn gốc và đặc biệt là các loại rau nhập từ ngoại tỉnh nhằm ngặn chặn rau không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường, tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh cho những người sản xuất rau an toàn.
1.3. Phổ biến các kỹ thuật trồng rau an toàn
Để đảm bảo việc sản xuất rau an toàn cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho người dân. Một số giải pháp như sau:
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành: Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Trung tâm Khuyến nông phối hợp thực hiện việc đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ thuật sản xuất rau an toàn đến các hộ nông dân. Hình thức đào tạo phải linh hoạt, có thể đạo tạo trực tiếp (đối với các trang trại trồng rau) hoặc gián tiếp thông qua các cán bộ cấp cơ sở như cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã, hội nông dân xã,... để các cấp cơ sở phổ biến lại kiến thức cho người nông dân.
- Phổ biến kiến thức sản xuất rau an toàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi…
- Triển khai tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn (quy trình VietGAP) cho các hộ trong vùng trồng rau.
- Hỗ trợ đánh giá, chứng nhận và công bố vùng sản xuất rau, quả an toàn phù hợp VietGAP.
- Xây dựng thương hiệu cho vùng trồng rau an toàn.
- Hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho nông dân xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn.
2. Giải pháp quản lý kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
2.1. Đối với đơn vị kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV
- Các đơn vị cấp phép kinh doanh và hành nghề cần có sự phối hợp với nhau trong cấp phép hoạt động cho các đại lý, cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn.
- Tăng cường quản lý các đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. Ngăn chặn việc snả xuất, kinh doanh thuốc BVTV thuộc danh mục cấm, nhập lậu. Khuyến khích các đại lý, cửa hàng thuốc BVTV bán các loại thuốc ít độc, thuốc có nguồn gốc sinh học để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người tiêu dùng.
- Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra các cở sở bán thuốc BVTV không được cấp phép hoặc không duy trì đủ điều kiện kinh doanh như: nhân viên bán hàng không được đào tao, kho hàng không đảm bảo, bán thuốc ngoài danh mục cho phép ... Xử lý nghiêm các tổ chức, hộ gia đình buôn bán thuốc BVTV không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV, buôn bán thuốc BVTV ngoài danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam, thuốc BVTV giả, thuốc BVTV quá hạn sử dụng...
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn cho các chủ cơ sở buôn bán thuốc BVTV, và người nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV đúng kỹ thuật, an toàn, hiệu quả.
2.2. Đối với người trồng rau
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn cho người trồng rau về kiến thức sử dụng thuốc BVTV; cảnh báo những nguy hại đến sức khoẻ và môi trường khi không thực hiện đúng các quy trình sử dụng. Chỉ phun thuốc khi thật sự cần thiết, đảm bảo đúng thuốc, đúng liều, đúng cách, đúng đối tượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly thuốc.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc BVTV như áo mưa, kính, khẩu trang, mặt nạ, găng tay, ủng,… thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ ngay sau khi phun thuốc xong. Có ý thức chấp hành việc thu gom rác thải từ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật.
3. Giải pháp về việc tiêu thụ rau
- Phát triển các cửa hàng, siêu thị cung cấp rau an toàn. Cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các cơ sở kinh doanh nhằm tăng cường khâu tiêu thụ sản phẩm cho các vùng trồng rau an toàn. Hình thành mạng lưới thu mua và cung ứng rau an toàn nhằm bao tiêu đầu ra cho người trồng rau và cung ứng đầu vào cho các cửa hàng rau an toàn. Từ đó, kích thích việc phát triển rau an toàn.
- Tuyên truyền cho các hộ kinh doanh rau về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, không vì hám lợi mà kinh doanh rau không đảm bảo an toàn gây thiệt hại cho người tiêu dùng, phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước để kiểm tra phát hiện rau không đảm bảo chất lượng đặc biệt là đối với rau không rõ nguồn gốc, rau nhập ngoại tỉnh để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.
4. Giải pháp khoa học và công nghệ
- Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kỹ thuật về xử lý rác thải thuốc BVTV ở các khu sản xuất nông nghiệp nói chung và ở các vùng trồng rau nói riêng để thu gom và xử lý thích hợp, không ảnh hưởng đến con người và môi trường.
- Nghiên cứu và nhân rộng các mô hình sản xuất rau ít bị sâu bệnh gây hại như nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV.
5. Nâng cao nhận thức người tiêu dùng
- Thông qua các tổ chức, hiệp hội và các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến cho người tiêu dùng nắm rõ cách phân biệt các loại rau an toàn và quy trình sơ chế rau quả trước khi sử dụng.
- Khuyến cáo chỉ mua các loại rau, quả có nguồn gốc, xuất xứ (tại cửa hàng rau an toàn). Không mua các loại rau quả có nguồn gốc nhất là các sản phẩm nhập lậu.
- Không mua các loại rau, củ, quả tươi, non, xanh hơn bình thường và có màu sáng đẹp. Ví dụ: Giá đỗ quá mập, không có rễ.
- Nên dùng các loại rau quả ít sâu như: bí xanh, bí đỏ, mướp, bầu (rau); khoai lang, hành tây (củ); thì là, hẹ, ngò (rau gia vị),...
- Thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức sai phạm trong việc kinh doanh rau không đảm bảo chất lượng; kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV không rõ nguồn gốc và sai quy định để kịp thời xử lý ngăn chặn.
tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương