Nghiên cứU ĐỊa tầng và trầm tích của cáT ĐỎ khu vực phan thiết và ĐÁnh giá tiềm năng khoáng sản liên quan



tải về 0.59 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.59 Mb.
#12922
1   2   3   4   5   6   7   8   9


Bảng II.1. Tuổi của các đê cát ven bờ và chu kỳ trầm tích vùng Phan Thiết (theo Trần Nghi, 2003)

Chương III

ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN




III.1. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO


Đây là vấn đề phức tạp xưa này được quan tâm nghiên cứu song nhận thức vẫn còn chưa thống nhất bởi lẽ chính quan niệm nguồn gốc và cơ chế thành tạo khác nhau nên dẫn đến hiểu sai về màu sắc, giải thích độ cao phân bố lại theo những hướng khác nhau.

Để làm sáng tỏ được môi trường thủy động lực và lịch sử tiến hóa các thực thể cát đỏ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tiếp cận từ hai nhóm vấn đề:

- Thành phần vật chất và quy luật phân bố.

- Tổ hợp cộng sinh tướng


III.1.1. Thành phần vật chất và quy luật phân bố


Thành phần trầm tích và môi trường thủy động lực có quan hệ nhân quả với nhau, trong đó thành phần khoáng vật, độ hạt và hình thái các hạt vụn là những tiêu chí định lượng quy định tên đá và dấu hiện nhận biết môi trường tin cậy nhất. Chúng tôi chọn các tham số sau đây như những đặc trưng cơ bản của môi trường biển có động lực sóng hoạt động mạnh:

- Hàm lượng thạch anh chiếm trên 90%

- Độ chọn lọc tốt (So≤1,5)

- Độ mài tròn tốt (Ro≥0,5)

- Có mặt vụn vỏ sò hoặc san hô

- Phân lớp ngang song song hoặc xiên chéo mịn

- Chứa cuội đá gốc và tectit mài tròn tốt trong cát thạch anh chọn lọc tốt.

Đối chiếu với những tham số đó, cát đỏ Phan Thiết hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để xếp vào cát biển trong đó hàm lượng thạch anh chiếm từ 92-98%, hế số So dao động từ 1,3-1,8 hệ số mài tròn từ 0,45-0,7. Vụn vỏ sò ốc và san hô kích thước lớn 1-4 cm gặp rất nhiều trong cát đỏ Chí Công và cát đỏ sân bay Phan Thiết. Phân lớp ngang song song, phân lớp sóng ngang và sóng xiên gặp trong tầng cát đỏ Q12-3a ở Hòn Rơm (bắc Mũi Né). Sự xuất hiện nhiều hòn cuội andesit mài tròn tốt kích thước 4-6cm ở cát đỏ Hòn Rơm ở độ cao 70m và phong phú cuội tectit tròn cạnh kích thước 1-4 cm ở cát đỏ Hòn Rơm, Chí Công, cát trắng dính kết tốt ở Suối Tiên, Mũi Né là những bằng chứng hùng hồn cho quá trình đồng trầm tích của cát và cuội bị chung một tác động mạnh của sóng ven bờ. Ở đây cuội tectit được lấy từ mảnh vỡ tectit sắc cạnh cắm trên bề mặt cát đỏ Pleistocen sớm trải qua vận chuyển và tái trầm tích cùng với đê cát giai đoạn sau.


III.1.2. Tổ hợp cộng sinh tướng


Để phân biệt các vùng cát đỏ Phan Thiết có thực sự là do sóng biển ven bờ tạo ra hay đó là một thành tạo do gió, thậm trí do sông như một vài ý kiến đã từng trao đổi. Điều này phải trở lại với nguyên lý cơ bản về quá trình thành tạo tổ hợp cộng sinh tướng đê cát ven bờ là lagoon. Đê cát ven bờ và lagoon là “hai đứa con sinh đôi” của một pha biển tiến, là tổ hợp cộng sinh đặc thù của ven biển miền Trung Việt Nam, nơi có cấu tạo địa chất độc đáo và một địa hình bờ biển trực diện với hướng gió bốn mùa. Biển Đông có năng lượng sóng lớn và thường xuyên có sóng bão vừa là yếu tố phá hủy bờ chọn lọc vật liệu, vừa có yếu tố chuyển tải cát theo phương thức dồn đẩy từ đáy biển áp sát vào bờ khi biển dâng để rồi tạo nên những công trình đê cát khổng lồ có tính đột phá gối trên các gờ nâng kiến tạo có vai trò như bẫy chắn cát. Các đê cát phát triển cả chiều rộng và chiều cao vươn lên theo mực biển dâng. Đồng thời các lagoon ở phía trong được hình thành và liên thông với biển qua một cửa lạch thoát triều hiện trở thành một dòng sông chảy dọc đê cát trước khi đổ vào biển như sông Lũy đổ vào Phan Rí Cửa, sông Lòng Sông đổ vào Vĩnh Hảo, sông Mương Mán đổ vào vịnh Phan Thiết... Trong quá trình tiến hóa một số lạch triều bị chết, lagoon đoạn tuyệt với biển như Bàu Trắng. Tổ hợp cộng sinh tướng đê cát – lagoon có thể được minh họa bằng hay mặt cắt tiêu biểu:

a. Mặt cắt ở Mương Mán (xem hình III.2):

- Đê cát nam Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) rộng từ 5-10km, cao 100m gối trên một cấu trúc nổi cao kiểu phân bậc do nâng khối tảng. Ở đây thấy rõ 3 thế hệ đê cát chồng phủ lên nhau có tuổi từ Q11 đến Q12-3


- Lagoon Văn Lâm – Mương Mán hiện là một đồng bằng có trầm tích Đệ từ mỏng lót đáy đồng bằng thành phần bao gồm cuội sạn tướng aluvi-proluvi bị phủ bởi trầm tích cát bột sét vũng vịnh.

b. Mặt cắt ở Sông Lũy (xem hình III.1):

- Hai đê cát ven bờ tạo nên một đới đê cát rộng từ 10-20km chạy từ Lương Sơn qua Bàu Trắng đến Thiện Ái, cao 120m kể cả phần cát đụn do gió là cao tới 160m.

- Phía Tây là lagoon “Sông Lũy” nay được lấp đầy trầm tích cuội sạn (tập dưới) tuổi N2-Q11 và cát bột sét tập trên của Pleistocen muộn đến Holocen, Sông Lũy là điển hình của lạch thoát triều tàn dư

Giữa hai đê cát lớn là một lagoon (Bàu Trắng) phát triển từ Q11 đến Q13b . Sau đó lagoon bị lấp cạn và đoạn tuyệt với biển rồi dần dần biến thành một hồ nước ngọt tương tự Bàu Tró ở Đồng Hới, Quảng Bình.


III.2. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN


Qua kết quả thu thập và tổng hợp tài liệu đã chứng minh được các thành tạo cát đỏ Phan Thiết có tiềm năng rất lớn về sa khoáng. Hàm lượng các khoáng vật nặng biến thiên ổn định theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu. Bởi vậy để tính tài nguyên dự tính và tài nguyên dự báo cho các thành tạo cát đỏ Phan Thiết, lựa chọn phương pháp khối địa chất là tối ưu.

III.2.1. Công thức tính tài nguyên


Theo phương pháp khối địa chất, tài nguyên tổng khoáng vật nặng có ích trong sa khoáng được tính theo công thức như sau:

Q = V*d*C = S*m*d*C (tấn)

Trong đó:

- Q: tài nguyên tổng khoáng vật nặng có ích (ilmenit + rutil + anatas + leucoxen + zircon + monazit).

- V: thể tích khối tính tài nguyên, đơn vị tính m3.

- S: diện tích khối tính tài nguyên, đơn vị tính m2.

- m: chiều dày trung bình của khối tính tài nguyên, đơn vị tính m.

- d: thể trọng quặng, đơn vị tính (tấn/m3).

- C: hàm lượng khoáng vật nặng có ích tính theo %.

III.2.2. Các thông số tính tài nguyên


- Diện tích (S)

Ranh giới khối tính tài nguyên và thân quặng được bao bởi các đường thẳng, tạo thành các hình đa giác. Diện tích khối là diện tích các hình đa giác đó, việc tích diện tích khối thực hiện trực tiếp trên máy tính bằng phần mềm mapinfo, đơn vị tính diện tích là m2.



- Chiều dày (m)

+ Chiều dày thân quặng theo công trình là tổng chiều dài các mẫu đạt hàm lượng  0,2% và chiều dày các lớp kẹp ≤2,5 m (nếu có) tham gia tính tài nguyên. Theo cách tính này, nếu trong 1 khối tài nguyên có nhiều công trình hàm lượng trung bình khoáng vật nặng có ích trong khoảng từ 0,2 đến 0,45% làm cho hàm lượng trung bình khối <0,45% không đáp ứng được chỉ tiêu tính tài nguyên. Trường hợp này được phép rà soát, loại bỏ các mẫu có hàm lượng từ thấp đến cao trong 1 số công trình theo thứ tự: loại bỏ các mẫu hàm lượng thấp ở phần cuối công trình trước đến phần giữa sau đó mới xét đến phần trên công trình. Mục đích sao cho hàm lượng trung bình khoáng vật nặng có ích khối đạt 0,45%. Chiều dày quặng theo công trình được tính :

Trong đó:

- mi: Chiều dài mẫu thứ i (i = 1 - n).

- n: Số lượng mẫu có hàm lượng đạt chỉ tiêu (0,2%) và số mẫu có hàm lượng thấp được tham gia tính tài nguyên.

- i = 1, 2, 3, ....., n.

+ Chiều dày quặng trung bình của khối tính tài nguyên hoặc của thân quặng được tính theo phương pháp trung bình số học:




Trong đó: - mi: Chiều dày thân quặng ở công trình thứ i.

- n: Số lượng công trình tham gia khối tính tài nguyên.

- i = 1, 2, 3, ....., n.

- Hàm lượng

Do chiều dài lấy mẫu trong các công trình thay đổi, chiều dày quặng ở các công trình cũng có sự khác nhau nên hàm lượng trung bình tổng khoáng vật nặng có ích (ilmenit, zircon, rutil, anatas, leucoxen, monazit), hàm lượng zircon hoặc các khoáng vật sét trong từng công trình hay khối tính tài nguyên đều được tính theo công thức trung bình gia quyền:



Trong đó: - Ci: hàm lượng khoáng vật nặng có ích của mẫu hay công trình thứ i.

- n số lượng mẫu của công trình hay số lượng công trình tham gia tính tài nguyên.

- m chiều dày quặng theo công trình hay chiều dài mẫu trong công trình tham gia tính tài nguyên.

- i = 1, 2, 3, ....., n.

- Thể trọng quặng

Từ kết quả phân tích 40 mẫu thể trọng nhỏ và kết quả phân tích 59 mẫu cơ lý đất toàn diện, thể trọng quặng để tính tài nguyên được lấy theo chỉ tiêu thể trọng ở trạng thái khô của kết quả phân tích. Thể trọng từng thân quặng được tính bằng trung bình số học thể trọng khô của các mẫu lấy trên thân quặng đó.



Ảnh III.1. Mặt cắt cát đỏ khu vực Sông Lũy – Phan Thiết (theo Trần Nghi, 1998)


Ảnh III.2. Mặt cắt cát đỏ vùng Mương Mán – Nam Trung Bộ (theo Trần Nghi, 1998)

III.2.3. Kết quả dự tính và dự báo tài nguyên


- Tài nguyên dự tính đối với tổng khoáng vật nặng có ích là 337.795.549 tấn.

- Tài nguyên dự báo đối với tổng khoáng vật nặng có ích là 220.151.432 tấn.

- Tổng tài nguyên dự tính và dự báo đối với khoáng vật nặng có ích là 557.946.981 tấn.

Kết quả tính tài nguyên khoáng vật nặng có ích được thể hiện trong các bảng tổng hợp tài nguyên sa khoáng các khu vực điều tra được trình bày tại các Bảng III.1 sau đây.



Bảng III.1. Kết quả tính tài nguyên khoáng vật nặng có ích

Số TT

Khu vực

Khu

Vị trí

Số hiệu thân quặng

Diện tích khối (m2)

Chiều dày quặng trung bình khối (m)

HL trung bình quặng theo khối (%)

Thể trọng (tấn/m3)

Tài nguyên dự tính
(tấn)

Tài nguyên dự báo(tấn)

1

Tuy Phong - Bắc Phan Thiết

Tuy Phong

Tiểu khu
Bình Thạnh

1TP

10.462.402

43,9

0,774

1,57

 

5.581.315

1TP

6.730.054

35,6

0,841

1,57

 

3.163.473

Diện tích khác

1TP

9.159.838

52,4

0,528

1,57

 

3.978.805

Tiểu khu
Bình Thạnh

3TP

4.713.638

18,9

0,880

1,57

 

1.230.836

Diện tích khác

2TP

26.836.767

17,6

0,711

1,57

 

5.272.446

3TP

42.036.339

10,4

0,686

1,57

 

4.708.494







99.939.038

29,8

0,737

1,57




23.935.369

Bắc Phan Thiết

Tiểu khu
Lương Sơn

4BP

18.081.797

71,6

0,652

1,62

13.674.682

 

4BP

18.566.717

51,9

0,856

1,62

13.362.609

 

4BP

29.443.223

81,6

0,779

1,62

30.319.915

 

4BP

24.585.089

97,9

0,652

1,62

25.422.432

 

4BP

27.970.541

95,2

0,593

1,62

25.580.411

 

4BP

27.815.939

94,9

0,545

1,62

23.306.199

 




146.463.306

82,2

0,680

1,620

131.666.248




Diện tích rừng phòng hộ

4BP

30.093.294

101,7

0,640

1,62

 

31.731.140

4BP

29.014.224

130,5

0,686

1,62

 

42.078.534

4BP

33.565.734

119,6

0,622

1,62

 

40.451.323

4BP

36.844.905

93,4

0,512

1,62

 

28.543.636

4BP

39.113.157

91,7

0,504

1,62

 

29.284.496




168.631.314

107,4

0,593

1,620

 

172.089.129

Tiểu khu Hồng Thắng

4BP

10.005.181

107,5

0,563

1,67

10.112.494

 

Tiểu khu
Hồng Sơn

4BP

12.758.407

89,4

0,649

1,62

11.992.057

 

4BP

32.457.211

105,2

0,738

1,62

40.822.379

 

4BP

31.033.516

76,8

0,575

1,62

22.201.129

 

4BP

23.869.637

101,6

0,665

1,62

26.126.196

 

4BP

26.611.032

83,5

0,576

1,62

20.734.124

 

4BP

32.420.245

68,2

0,580

1,62

20.775.126

 

4BP

23.774.839

63,9

0,594

1,62

14.619.075

 




182.924.887

84,1

0,625

1,620

157.270.086

 

Diện tích khác

4BP

1.835.695

23,7

0,666

1,62

 

469.395

4BP

8.708.647

40,4

0,617

1,62

 

3.516.675

5BP

7.101.280

17,7

0,551

1,62

 

1.121.958




17.645.622

27,3

0,611

1,620

 

5.108.028

2

Hàm Thuận Nam

Nam Phan Thiết

Tiểu khu
Tiến Thành

6NP

43.516.883

52,8

0,466

1,63

17.452.805

 

6NP

46.895.083

57,4

0,456

1,63

20.007.446

 




90.411.966

55,1

0,461

1,630

37.460.251




Rừng đặc dụng

6NP

33.301.764

51,0

0,493

1,63

 

13.648.092

6NP

9.646.457

52,5

0,610

1,63

 

5.035.523




42.948.221

51,8

0,552

1,630

 

18.683.615

Hàm Tân

Tiểu khu
Tân Bình

7HT

1.996.334

13,2

0,619

1,63

265.880

 

8HT

5.266.191

12,0

0,494

1,63

508.853

 




7.262.525

12,6

0,557

1,630

774.733







Tiểu khu
Tân Thắng

9HT

3.022.431

20,9

0,497

1,63

511.737

 

10HT

1.627.197

5,1

0,460

1,63

 

62.224

10HT

3.081.789

12,0

0,453

1,63

 

273.067




7.731.417

12,7

0,470

1,630

511.737

335.291

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

337.795.549

220.151.432



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương