Nghiên cứU ĐỊa tầng và trầm tích của cáT ĐỎ khu vực phan thiết và ĐÁnh giá tiềm năng khoáng sản liên quan



tải về 0.59 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.59 Mb.
#12922
1   2   3   4   5   6   7   8   9

I.3. KINH TẾ, NHÂN VĂN

I.3.1. Giao thông


Khu vực nghiên cứu có Quốc lộ 1A chạy qua, cách bờ biển từ vài trăm mét đến vài chục kilomet. Đặc biệt, để phục vụ cho phát triển kinh tế và nhu cầu đi lại những năm gần đây các đường liên huyện, liên xã được mở rộng, nâng cấp hoặc làm mới; đường ven biển được trải nhựa có thể đi dọc ven biển. Hệ thống đường sắt đi qua có ga chính, thuận tiện cho giao thông và vận chuyển hàng hóa. Tỉnh Bình Thuận có cảng Phan Thiết và sắp mở cảng Kê Gà phục vụ cho giao thông đường thủy (xem Hình I).

I.3.2. Dân cư


Dân cư trong vùng chủ yếu là người Kinh, ngoài ra có ít người Chăm, người Hoa. Người dân tập trung với mật độ cao ở các thị trấn, thị xã và thành phố. Họ sống với các ngành nghề đa dạng: Công, nông, ngư nghiệp và buôn bán. Các miền quê ven biển mật độ dân thưa thớt hơn, nghề nghiệp chủ yếu nông, ngư nghiệp, một bộ phận buôn bán nhỏ. Trên diện tích điều tra chủ yếu là các cồn cát, bãi cát khô hạn nên mật độ dân cư rất thưa thớt.

Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm…được xây mới hoặc cải tạo nâng cấp khang trang hơn. Điều kiện trường học và chế độ chăm sóc y tế tương đối tốt. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương ven biển trong vùng công tác người dân trình độ dân trí còn thấp, nạn mù chữ vẫn chưa được xóa bỏ một cách triệt để.


I.3.3. Các hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng


Tiềm năng đa dạng cho phát triển du lịch là ưu điểm nổi bật của tỉnh Bình Thuận với khí hậu quanh năm nắng ấm. Cảnh quan tự nhiên, phong phú, độc đáo không chỉ có ở vùng bờ biển phía đông mà cả các vùng trung du, đồi núi phía tây của tỉnh nhưng chưa được khám phá và khai thác hết tiềm năng. Hệ thống giao thông và các dịch vụ hạ tầng phục vụ du lịch đã và đang được đầu tư khá đồng bộ. Từ tiềm năng trên, những năm qua, Bình Thuận đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại địa phương.

Một lợi thế khác của Bình Thuận là có bờ biển dài, diện tích cồn cát hoang hóa rất lớn quanh năm lộng gió nên có khả năng xây dựng các tổ hợp nhà máy điện gió, tỉnh và Chính phủ đã chấp thuận cho doanh nghiệp xây dựng một số nhà máy điện gió ở các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam. Tuy nhiên, đến nay chỉ có nhà máy điện gió ở Tuy Phong đang hoạt động.


I.4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

I.4.1. Giai đoạn trước năm 1975


Trước ngày Miền Nam giải phóng (năm 1975), các tài liệu nghiên cứu địa chất và khoáng sản nói chung và sa khoáng ven biển nói riêng ở các tỉnh phía Nam còn mang tính sơ lược.

- Từ năm 1922 đến 1952, có sự nghiên cứu đáng kể của các nhà địa chất Pháp: E.Saurin, Fromaget, Hoffet, Shepard thể hiện qua việc lập các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 tờ Nha Trang, bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2.000.000 toàn Đông Dương, bản đồ địa chất đáy biển tây Thái Bình Dương.

- Từ năm 1954 đến năm 1975 có các công trình nghiên cứu liên quan đến sa khoáng ven biển của các nhà địa chất: Plarala, Nguyễn Hữu Khổ, Nông Văn Bé, Noskes, Fontaine, Nguyễn Tấn Thi, Phạm Tuyết Nhung. Tuy nhiên, các công trình này hoặc mang tính dàn trải hoặc cục bộ, không được ứng dụng thực tiễn.

I.4.2. Giai đoạn sau năm 1975


Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các công trình nghiên cứu địa chất và khoáng sản được xúc tiến khá toàn diện và có hệ thống.

- Năm 1975 - 1979, Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và n.n.k đã thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ Miền Nam.

- Năm 1980 - 1982, chuyên gia Liên Xô (cũ) cùng các nhà địa chất của Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tiến hành đề tài nghiên cứu ilmenit ven biển Việt Nam.

- Năm 1983, Đào Thanh Bình - Phạm Văn Hát đã tiến hành tìm kiếm tỉ mỉ ilmenit Chùm Găng, Hàm Tân, Thuận Hải. Phạm vi nghiên cứu thuộc địa phận 3 xã: xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam; xã Tân Hải, Tân Bình, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Trong công trình này, các tác giả đã xác định tích tụ cát vàng có nguồn gốc gió vQ23 ven biển Hàm Tân (từ sông Dinh đến mũi Kê Gà) có triển vọng về sa khoáng ilmenit, zircon. Hàm lượng ilmenit từ 20 - 80 kg/m3, zircon từ 8 đến 20 kg/m3. Trữ lượng 1.954.454 tấn ilmenit; 420.542 tấn zircon. Riêng khu mỏ Chùm Găng các tác giả đã tính trữ lượng cấp C2 cho ilmenit là 374.093,37 tấn; 68.377,29 tấn zircon.

- Năm 1984, Nguyễn Viết Thắm và n.n.k hoàn thành "Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá triển vọng cát trắng và sa khoáng dọc biển từ Hòn Gốm đến Vũng Tàu". Trong báo cáo này các ông đã đề cập đến các điểm tụ khoáng tạo ra các thân quặng ilmenit có giá trị công nghiệp: Hòn Gốm, Thiện Ái, Mũi Né, Hàm Tân. Tuy nhiên, chỉ nhắc đến một cách sơ lược.

- Năm 1985 - 1988, Đào Thanh Bình tiến hành thăm dò sơ bộ mỏ sa khoáng ilmenit - zircon Hàm Tân, Thuận Hải. Tác giả tính tổng trữ lượng khoáng vật quặng (ilmenit, zircon, rutin, leucoxen, anatas) cấp C1 + C2 trong cân đối cho toàn khu mỏ Hàm Tân 569.377 tấn; ngoài cân đối là 586.042 tấn.

- Năm 1985 - 1989, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k nghiên cứu về triển vọng sa khoáng titan ven biển Việt Nam đã đề cập tương đối hệ thống về đặc điểm, điều kiện địa chất thành tạo các mỏ sa khoáng titan ven biển Việt Nam. Trong đó, các tác giả có sự cảnh báo về triển vọng sa khoáng trong cát đỏ.

- Năm 1988, Nguyễn Đức Thắng và n.n.k đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, tỷ lệ 1:200.000. Công trình này đã xếp các thành tạo bở rời ven biển Nam Trung Bộ thuộc trầm tích Đệ Tứ và đã sơ bộ phân chia theo nguồn gốc trầm tích và phân chia đến bậc. Trong tờ Phan Thiết, tác giả đã mô tả hệ tầng Phan Thiết chứa khoáng vật nặng: ilmenit 2 - 5 kg/m3, rutil 0,06 - 0,15 kg/m3, zircon 0,2 - 0,5 kg/m3.

- Năm 1989, Nguyễn Hữu Nghê trong “Báo cáo tìm kiếm nước dưới đất vùng Phan Rang - Tháp Chàm, 1989” đã nhận định: trầm tích biển tướng bar cát hệ tầng Phan Thiết (mbQ12-3pt) rất giàu khoáng vật quặng. Hàm lượng ilmenit từ 2 đến 3 kg/m3 đến 1% trong cát; rutin 65- 150 g/m3; zircon từ 230 đến 250 g/m3.

- Năm 1991 - 1994, Nguyễn Biểu và n.n.k đã điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản sa khoáng ven bờ (0 - 30 m nước) Miền Trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Công trình này đã nhắc đến các điểm sa khoáng Mũi Né, Bình Nhơn, Hàm Tân, La Gi, Hòn Gốm, Ba ngòi - Cam Ranh... đây là tài liệu quý, có tính định hướng cho công tác tìm kiếm sa khoáng tiếp theo.

- Năm 1998, Hoàng Phương và n.n.k đã hoàn thành công trình đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết, tỷ lệ 1:50.000. Các điểm sa khoáng ven biển được đề cập: Mũi Né, Thiện Ái, Bình Nhơn và các phân vị trầm tích Đệ Tứ có dấu hiệu chứa ilmenit có giá trị.

- Năm 1997 - 2001, Nguyễn Văn Cường và n.n.k tiến hành đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo, tỷ lệ 1:50.000. Trong công trình này, ngoài các loại khoáng sản: thiếc, đồng, vàng, sắt... nước khoáng, vật liệu xây dựng, cát thuỷ tinh; các tác giả đã đề cập đến khu mỏ ilmenit, zircon Hàm Tân. Tổng hợp kết quả một số lỗ khoan máy, các tác giả đã lưu ý cần tìm kiếm các thân quặng ilmenit bị chôn vùi trong tích tụ cát đỏ hệ tầng Phan Thiết.

- Năm 2005, Đào Mạnh Tiến và n.n.k trong “Báo cáo điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30 m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng ở tỷ lệ 1:50.000” đã nhận định: sa khoáng titan - zircon phân bố chủ yếu trong trầm tích Holocen (nguồn gốc biển, gió) và trong cát đỏ hệ tầng Phan Thiết.

- Tháng 8/2007, Nguyễn Văn Thuấn, Võ Quang Bình; sau khi nghiên cứu kết quả các lỗ khoan tay trong Đề án: “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu”, đã nhận định trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết có khả năng chứa sa khoáng titan - zircon công nghiệp. Từ nhận định này, Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ đã thi công 18 lỗ khoan máy trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận. Các lỗ khoan có chiều sâu từ 25,5 m đến 103,5 m. Căn cứ kết quả khoan máy, các tác giả kết luận: tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết chứa sa khoáng titan - zircon có triển vọng công nghiệp với tài nguyên dự báo hàng trăm triệu tấn. Các tác giả đề nghị: cần tổ chức điều tra, đánh giá và thăm dò sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Năm 2004 - 2008, Trần Văn Thảo và n.n.k Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ thi công đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu” trên diện tích 785,5 km2 thuộc tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các tác giả đã khoanh định các diện tích có triển vọng sa khoáng với tổng tài nguyên dự tính và dự báo cấp 333 + 334a là 61.988.848 tấn khoáng vật nặng có ích, trong đó cấp 333 là 2.605.012 tấn.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương