Nghiên cứU ĐỊa tầng và trầm tích của cáT ĐỎ khu vực phan thiết và ĐÁnh giá tiềm năng khoáng sản liên quan



tải về 0.59 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.59 Mb.
#12922
1   2   3   4   5   6   7   8   9

I.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

I.2.1. Đặc điểm địa hình


Dải ven biển từ Ninh Thuận đến bắc Bà Rịa - Vũng Tàu, với chiều dài gần 300 km có mặt các dạng địa hình: địa hình núi, địa hình đồi, địa hình đồng bằng. Địa hình núi chiếm diện tích nhỏ, thường phân bố ở phía tây đới ven bờ; địa hình này có độ cao từ 500 m đến 1.000 m, thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, địa hình phân cắt khá mạnh. Địa hình đồi, đồi thấp phân bố rải rác ven bờ, có khi tạo thành các mũi nhô ra biển. Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, bề mặt nghiêng thoải dần ra biển với độ cao tuyệt đối từ vài mét đến gần hai trăm mét.

I.2.2. Mạng sông, suối, bàu nước và bờ biển


Trong vùng nghiên cứu có các sông điển hình như: sông Lũy, sông La Ngà, sông Cái ... các đặc trưng chính của các sông thể hiện theo Bảng I.3
Bảng I.3. Các đặc trưng chính của sông ngòi

Tỉnh

Sông chính

Độ cao nguồn

(m)


Diện tích lưu vực

F (km2)



Chiều dài

sông


L ( km)

Độ rộng bình quân

B (km)


Hệ số hình dạng

()


Hệ số uốn khúc

(K)


Độ dốc sông

(J0/00)



Mật độ lưới sông

( km/ km2)



Bình Thuận

Sông Luỹ

1.200

1.910

98

31,0




1,69

12,3




Sông La Ngà

1.500

4.170

272

26,1




3,02




0,58

Vào mùa khô phần lớn các sông đều có dòng chảy yếu, nhiều chỗ có thể lội qua được. Mùa mưa nước khá lớn, có thể gây lũ lụt song chỉ mang tính tức thời. Nhìn chung, các sông không có khả năng giao thông đường thủy. Trên lưu vực các sông là mạng lưới các suối nhỏ, phần hạ lưu mật độ khá dày. Các suối này về mùa khô phần lớn bị cạn kiệt hoặc dòng chảy rất yếu.

Các bàu nước tù có trữ lượng lớn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và nông nghiệp tại một số địa phương như: Bàu Trắng, Bàu Me, Bàu Tàn, Bàu Thêu…

Quá trình xâm thực, tích tụ và phát triển đường bờ tạo ra dạng địa hình bờ đặc trưng với các bán đảo, mũi nhô ra biển: Mũi La Gàn, Mũi Né, Mũi Kê Gà, các vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: vũng Trâu Nằm, vịnh Phan Thiết, vũng Tàu, vũng Ninh Chữ... các yếu tố đó làm cho địa hình đường bờ thêm phức tạp.


I.2.3. Thảm thực vật


Hầu hết các núi đều bị trọc hóa bởi hoạt động canh tác hoặc đốn củi của con người. Hiện nay, một số núi thực vật được trồng mới hoặc tái sinh nhưng chưa đủ phủ xanh hoàn toàn đồi trọc. Thảm thực vật tự nhiên ở núi, đồi và các bãi cát chủ yếu là cây thân thảo, cây dây leo, cây thân mộc kém phát triển. Tuy nhiên, có một số khu vực thực vật tự nhiên được bảo tồn khá tốt như: rừng đặc dụng Tà Kou, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

I.2.4. Khí hậu, hải văn


I.2.4.1. Khí hậu

a/ Nhiệt độ

Khu vực tỉnh Bình Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết các nơi đều có nhiệt độ trung bình năm dao động từ 26,5 - 27,00C. Trong 3 năm gần đây, nền nhiệt độ của Bình Thuận vẫn ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) một ít.

Theo đúng quy luật hàng năm, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường xảy ra vào tháng 2 (24,5 - 24,70C), sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào các tháng 4, 5 (27,9 - 28,40C) sau đó lại giảm dần đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, từng năm cụ thể tháng lạnh nhất trong mùa đông là tháng 12 hoặc tháng 1, đôi khi là tháng 2. Tháng nóng nhất có thể là tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 7, tháng 8. Nhiệt độ trung bình trong 3 năm: từ 2007 đến năm 2009 được trình bày trong Bảng I.4

Bảng I.4. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (2007 - 2009)

Đơn vị: (0C)



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB Năm

Trạm

Phan Thiết

25,3

24,7

27,4

28,4

27,9

27,7

27,2

27,2

27,0

27,1

26,3

25,9

26.8

b/ Chế độ mưa

Ở khu vực tỉnh Bình Thuận khí hậu có sự phân hóa theo 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau với lượng mưa phổ biến từ 270 - 470 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa Tây Nam. Lượng mưa có sự phân hóa theo các vùng rất rõ rệt, ở phía bắc và trung tâm phổ biến từ 1.100 mm đến 1.200 mm, xấp xỉ TBNN, còn khu vực phía nam và vùng núi phía tây phổ biến từ 1.800 mm đến 2.500 mm, cao hơn TBNN từ 100 mm đến 200 mm. Tổng lượng mưa trung bình của 3 năm 2007 - 2009 tại tỉnh Bình Thuận từ 1.200 m đến 2.500 mm gần bằng đến cao hơn trung bình nhiều năm.

c/ Độ ẩm

Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 76% đến 81%, ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Độ ẩm tương đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch 2 đến 4%, riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa độ ẩm không khí chênh lệch 4 đến 7%. Độ ẩm cao nhất tháng trùng với mùa mưa, độ ẩm thấp nhất trùng với tháng mùa khô (xem Bảng I.5).



Bảng I.5. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (2007 - 2009)

Đơn vị: (%)



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB Năm

Trạm

Phan Thiết

77

76

79

81

85

82

84

84

83

85

82

79

81


d/ Nắng

Khu vực Bình Thuận đều có thời gian nắng lớn. Tổng số giờ nắng trung bình năm từ 2.660 đến 2.700 giờ. So với trung bình nhiều năm, tổng số giờ nắng những năm gần đây thấp hơn từ 100 - 150 giờ (xem Bảng I.6)



Bảng I.6. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (2007 - 2009)

Đơn vị: (giờ)



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm

Trạm

Phan Thiết

219

242

286

256

223

221

215

223

173

201

195

229

2682

e/ Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi ở khu vực Bình Thuận tương đối ổn định. Tổng lượng bốc hơi trung bình 3 năm gần đây đạt từ 1.500 - 1.700 mm. Tổng lượng bốc hơi trong tháng dao động từ 112 mm đến 149 mm, tháng có tổng lượng bốc hơi cao nhất là tháng 4 đạt 149 mm (trùng với mùa khô) và tháng thấp nhất là tháng 6 đạt 112 mm (trùng với mùa mưa) (xem Bảng I.7)



Bảng I.7. Tổng lượng bốc hơi khả năng tháng và năm (2007 - 2009)

Đơn vị: (mm)



Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cả năm

Trạm

Phan Thiết

139

121

146

149

113

112

115

116

117

133

113

133

1507


f/ Các hiện tượng thời tiết khác

- Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): mùa bão ở khu vực Bình Thuận từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm, nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11. Mùa bão xảy ra trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa đông và dải hội tụ nhiệt đới theo chu kỳ khí hậu tự nhiên cũng hoạt động ở vĩ độ này.

- Gió Tây khô nóng: hàng năm vào khoảng hạ tuần tháng 4, gió Tây khô nóng xuất hiện ở những vùng thung lũng thấp, vào giữa và cuối tháng 5 thì xuất hiện hầu hết những vùng còn lại. Tuy nhiên, có những năm thời tiết khô nóng xuất hiện rất sớm, từ trung tuần tháng 3. Thời gian kết thúc của loại thời tiết này cũng khác nhau khá nhiều qua các năm, trung bình khoảng hạ tuần tháng 8 và thượng tuần tháng 9. Gió Tây khô nóng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và các hoạt động sản xuất.

- Gió mùa Đông Bắc: riêng tỉnh Bình Thuận hầu như ít chịu ảnh hưởng. Đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên ảnh hưởng đến khu vực thường từ tháng 10, song cũng có năm mới tháng 11 hoặc thậm chí đến tháng 12. Thời gian kết thúc thường vào tháng 4, nhưng thỉnh thoảng có năm đến tháng 5 vẫn còn.

- Dông: mùa dông ở Bình Thuận gắn liền với thời kỳ gió mùa mùa hạ và bắt đầu thời kỳ gió mùa mùa đông, mạnh nhất vào gần thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hạ hoạt động mạnh và kết thúc gió mùa. Dông ở vùng núi hay thung lũng nhiều hơn vùng đồng bằng ven biển. Tỉnh Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh mẽ nhất, nên dông kèm theo lốc xoáy thường hay xảy ra ở vùng núi của tỉnh.

I.2.4.2. Hải văn

Hoàn lưu: Khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8, khi gió mùa tây nam mạnh, tạo nên xoáy nghịch quy mô lớn ở nam Biển Đông. Vào các tháng 12 đến tháng 2 năm sau, thời kỳ gió đông bắc mạnh trên Biển Đông xuất hiện một hoàn lưu xoáy thuận quy mô lớn. Dưới tác động của các khối nước bên ngoài Biển Đông do chế độ gió mùa đã hình thành 3 loại cấu trúc nước Biển Đông: cấu trúc nhiệt đới, cấu trúc nhiệt đới biến tính và cấu trúc nhiệt đới xích đạo (theo Lê Đức Tố, 2003)

Sóng: trên Biển Đông nhìn chung không lớn, phụ thuộc vào chế độ gió mùa, gió mùa đông bắc gây ra sóng lớn hơn gió mùa tây nam. Sóng do gió mùa đông bắc cao cấp V (2,0 - 3,5 m) chiếm 20 - 30%, trong khi gió tây nam chỉ chiếm 10 - 20%.

Thủy triều: Ven biển Nam Trung Bộ thủy triều mang tính bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Tại Bình Thuận chế độ bán nhật triều không đều, độ cao triều cường 2,0 - 3,5 m.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương