Nghiên cứU ĐỊa tầng và trầm tích của cáT ĐỎ khu vực phan thiết và ĐÁnh giá tiềm năng khoáng sản liên quan



tải về 0.59 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.59 Mb.
#12922
1   2   3   4   5   6   7   8   9

KẾT LUẬN

Cát đỏ Phan Thiết là một hiện tượng địa chất Đệ Tứ độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Chúng được thành tạo trong môi trường biển có hoạt động của sóng mạnh thể hiện qua các chỉ số định lượng: thạch anh trên 90% chọn lọc tốt, độ mài tròn từ tốt đến trung bình, cát phân lớp mịn, chứa vở sò và cuội biển (bảng II.1).

Các thực thể cát đỏ nguyên là các đê cát ven bờ được thành tạo trong 3 pha biển tiến tương ứng với 3 chu lỳ gian băng:

- Gunz-Mindel (Q11)

- Mindel – Ris (Q12-3a) và

- Ris – Wurm (Q13b).

tạo nên một phức hệ đê cát đỏ ven bờ cổ kỳ vĩ bao gồm 3 chu kỳ trầm tích khuyết phủ chồng lên nhau. Mỗi chu kỳ trầm tích thiếu phần trầm tích lục địa được thành tạo lúc biển thoái. Thay vào đó là sự tạo một bề mặt xâm thực do quá trình phong hóa thấm đọng, xói mòn, biển động và tái phân bố do gió các thành tạo cát bùn có trước.

Quá trình thành tạo màu đỏ của cát liên quan chặt chẽ với cơ chế phong hóa thấm đọng và đặc thù khí hậu khô nóng của Phan Thiết có thể chia làm 3 giai đoạn hay 3 chu kỳ tạo vỏ phong hóa cát, tương ứng với 3 chu kỳ băng hà: Mindel (cuối Q11 đầu Q12), Ris (cuối Q12 đầu Q13a), và Wurm (cuối Q13b đầu Q2). Màu đỏ của cát là màu thứ sinh liên quan đến sự mất nước triệt để của Fe2O3.nH2O biến thành hematit màu đỏ rượu vang trong điều kiện khí hậu khô nóng. Từ 3 vỏ phong hóa của cát đỏ có thể đối sánh với 3 bậc thềm mài mòn tích tụ với địa hình và tuổi các đê cát đỏ. Nằm kẹp giữa thềm mài mòn – tích tụ và thềm cát là các lagoon, tiền thân của đồng bằng hiện tại.

Vấn đề nguồn gốc của cát đỏ và cơ chế thành tạo đã được nghiên cứu và làm khá rõ, có thể khẳng định về xuất xứ của những nguồn cát khổng lồ từ lục địa mà quá trình vận chuyển huy động vào đáy biển phải do những hệ thống sông và dòng chảy tạm thời ở miền Trung Việt nam và không loại trừ cả cửa sông MêKông. Trong các pha biển thoái các dòng sông cũng vươn dài theo đường bờ cổ ra thềm lục địa và chuyển tải một lượng cát khổng lồ vào đáy biển. Các dòng chảy ven bờ có xu hướng đi từ bắc xuống nam và nền đáy biển Nam Trung Bộ từ đảo Phú Quý vào Nam Bộ rất nông và bằng phẳng, vì vậy đây là những “bẫy” tích tụ cát với một khối lượng lớn chuẩn bị cho các giai đoạn tiếp theo đưa cát vào bờ như phân tích ở trên.

Hàm lượng felspat từ 2-5%, hàm lượng bột sét(<0,1 mm) từ 8-15% và nhiều hạt vụn thạch anh có nguồn gốc biến chất (quazit) sắc cạnh chứa trong cát đỏ Phan Thiết là điểm khác cơ bản với cát Bắc Trung Bộ thạch anh đơn khoáng chọn lọc và mài tròn tốt, hầu như không chứa bột sét và rất hiếm gặp felspat.

Điều đó chứng tỏ nguồn vật liệu cung cấp cho cát đỏ một phần không nhỏ là từ các vỏ phong hóa ven biển Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và sông Cửu Long.

Các thành tạo cát đỏ Phan Thiết có tiềm năng rất lớn về sa khoáng. Hàm lượng các khoáng vật nặng biến thiên ổn định theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu. Kết quả tính tài nguyên là 557.946.981 tấn.



Cần tiếp tục nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử hình thành sa khoáng và quy luật phân bố của chúng, khả năng tích tụ sa khoáng trong trầm tích biển ven bờ để đánh giá triển vọng sa khoáng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





  1. Lê Đức An, 1978. Những phát hiện mới về tectit và ý nghĩa của chúng trong việc nghiên cứu địa chất – địa mạo lãnh thổ phía Nam Việt Nam.

  2. Đào Thanh Bình, Phạm Văn Hát, 1983. Báo cáo địa chất kết quả tìm kiếm tỷ mỷ ilmenit Chùm Găng - Thuận Hải. Lưu trữ địa chất.

  3. Nguyễn Thanh Bình, 1988. Báo cáo kết quả công tác thăm dò sơ bộ mỏ sa khoáng ilmenit - ziricon Hàm Tân - Thuận Hải. Lưu trữ địa chất.

  4. Nguyễn Biểu và n.n.k, 1995. Báo cáo điều tra địa chất và khoáng sản ven bờ (0 - 30n nước) miền trung (Nga Sơn - Vũng Tàu). Lưu trữ địa chất.

  5. Nguyễn Xuân Bao và n.n.k, 1996. Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất hiệu đính tỷ lệ 1:200.000 loạt tờ Bến Khế - Đồng Nai. Lưu trữ địa chất

  6. Nguyễn Văn Cường và n.n.k. 2001; Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Hàm Tân - Côn Đảo. Lưu trữ địa chất.

  7. Fontaine H., 1972. Nhận xét về các thành tạo Đệ tứ Miền duyên hải Nam trung bộ. Arch. Geol Viet Nam, N-15. Bản dịch của Nguyễn Anh Tuấn.

  8. Nguyễn Kim Hoàn và n.n.k, 1985. Báo cáo đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản titan sa khoáng ven biển Việt Nam. Lưu trữ địa chất.

  9. Đinh Thanh Hoàng, 2010. Báo cáo thăm dò mỏ sa khoáng titan -zircon khu Long Sơn-Suối Nước, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết, Bình Thuận. Lưu trữ địa chất.

  10. Trương Công Hữu, 1996. Báo cáo kết quả điều tra địa chất bổ sung khu mỏ ilmenit Gò Đình - Hàm Tân - Bình Thuận. Lưu trữ địa chất.

  11. Trần Nghi, Nguyễn Biểu, Bùi Công Quế, 1996. Quy luật phân bố sa khoáng biển trong trầm tích Đệ tứ ở Việt Nam. Tạp chí địa chất, A/237:18-24, Hà Nội.

  12. Trần Nghi, Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Vũ Văn Vĩnh, Ma Kông Cọ, Trịnh Nguyên Tính, 1998. Môi trường và cơ chế thành tao cát đỏ Phan Thiết. Tạp chí địa chất, A/245 : 10-20. Hà Nội.

  13. Trần Nghi, 2003. Trầm tích luận. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

  14. Trần Nghi, 2005. Trầm tích biển. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

  15. Trần Nghi, 2010. Trầm tích luận trong địa chất biển và dầu khí. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

  16. Hoàng Phương và n.n.k, 1997. Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết. Lưu trữ địa chất.

  17. Trần Văn Thảo, 2008. Báo cáo điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Khánh hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưu trữ địa chất.

  18. Nguyễn Viết Thắm, 1984. Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá triển vọng cát trắng và sa khoáng ven biển từ Hòn Gốm đến Vũng Tàu. Lưu trữ địa chất.

  19. Nguyễn Đức Thắng và n.n.k, 1988. Báo cáo công tác lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai tỷ lệ 1/200.000. Lưu trữ địa chất.

  20. Đào Mạnh Tiến và n.n.k, 2005. Báo cáo điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển Nam Trung Bộ từ 0 - 30 m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng ở tỷ lệ 1:50.000. Lưu trữ địa chất.












Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương