Ngữ Văn 12 – chương trình chuẩn



tải về 2.22 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích2.22 Mb.
#35906
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

D.Đánh giá: HS qua BT thực hành.
E.Hoạt động nối tiếp: Soạn bài tác gia Nguyễn Tuân.Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 38-39
LUYỆN TẬPVẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp học sinh hiểu được thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và việc vận dụng kết hợp các phương thức đó đem lại những lợi ích gì đối với công việc làm văn.
2. Nắm được kiến thức và cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong một bài văn nghị luận để nâng cao hiệu quả nghị luận của bài văn đó.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.
C. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG ngữ văn 11
D. Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:Nhắc lại các phương thức biểu đạt đã học
3. Bài mới:
Lời vào bài: Trong bài văn nghị luận, việc kết hợp các phương thức biểu đạt, tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự hấp dẫn, sinh động cho bài văn nghị luận. Để sử dụng tốt các phương thức biểu đạt trong bài văn, chúng ta cùng đi vào “luyện tập” vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.

Hoạt động của GV &HS




Ho¹t ®éng cña thÇy, trß

Néi dung kiÕn thøc

I. Về lí thuyết

1. Vì sao trong một đoạn hay một bài chúng ta có những lúc cần vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu ta, biểu cảm?

2. Muốn cho sự vận dụng các phương thức biểu đạt có tác dụng, chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ.

- Người ta còn phải kết hợp với phương thức thuyết minh. Đúng hay sai?



3. Đọc các đoạn văn tham khảo.

II. Củng cố

III. Luyện tập

Câu 1


a)

b)


A. Luyện tập trên lớp :

I. Về lí thuyết

1.

- Chúng ta đã biết trong giao tiếp có 6 phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính công vụ. Song mục đích giao tiếp cho thấy một kiểu văn bản không chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt (tất nhiên phải xác định một phương thức là chính) nó phải kết hợp với nhiều phương thức biểu đạt khác.



Ví dụ:

Thuyết minh kết hợp với miêu tả để dựng lại cảnh đó trước mắt người đọc, phải phát biểu cảm xúc. Trong văn nghị luận đôi khi phải dựng lại một vài chi tiết của cảnh vật, hành động con người...

2.

- Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải nảy sinh từ mục đích và nội dung nghị luận. Tách khỏi mục đích và nội dung thì vận dụng các phương thức biểu đạt sẽ không còn ý nghĩa, sức sống, sẽ trở nên giả tạo, khiên cưỡng.



Ví dụ:

Khi phân tích tính dân tộc đậm đà trong bài thơ Việt Bắc (mục đích) cần phải xác định được nội dung: căn cứ vào mục đích, nội dung ấy mà vận dụng các phương thức biểu đạt. Cụ thể là:

- Cảm nhận (phương thức biểu cảm) giọng điệu ngọt ngào qua sự hiệp vần của thơ lục bát.

- Miêu tả chi tiết về cuộc sống thiên nhiên, con người Việt Bắc.

Đấy mới là thực sự vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

- Đúng: Đôi khi phải thuyết minh tức là giới thiệu khái quát sự việc.

Ví dụ: Khi nghị luận về tâm trạng của Thuý Kiều trong cảnh trao duyên, người viết sử dụng một chút thuyết minh. Chỉ còn lại một đêm để sáng ngày mai theo Mã Giám Sinh đi trên con đường “Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh”, Thuý Kiều trằn trọc không sao ngủ được. Chỉ có một mình một bóng, nàng tâm sự với Thuý Vân, trao duyên cho Thuý Vân, cậy em trả nghĩa cho Kim Trọng...

3. Đọc các đoạn văn tham khảo.

II. Củng cố

III. Luyện tập

Câu 1


Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).

- Không chính xác. Vì cái hay phụ thuộc vào nhận rõ yêu cầu và mục đích nghị luận để có hoặc không sử dụng các phương thức miêu tả, tự sự, thuyết minh.

- Không chính xác. Vì sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm có đúng lúc, đúng chỗ hay không để từng yếu tố ấy phát huy hết hiệu quả của nó trong văn nghị luận.

- Hiện nay vấn đề bạo lực gia đình đang được đặt ra. Các cơ quan, đơn vị, làng, xóm, gia đình cần phải quan tâm tới vấn đề này. Bạo lực gia đình sẽ đẩy những người phụ nữ với tư cách là vợ, là mẹ tới cuộc sống âm thầm, cam chịu. Bạo lực gia đình biến những người đàn ông với tư cách là chồng, là cha trở nên tàn bạo, độc ác. Bạo lực gia đình là nguyên nhân đẩy những người con phải sông mặc cảm đôi khi liều lĩnh. Bạo lực gia đình là thủ phạm làm tan nát hạnh phúc. Đau xót biết bao nhiêu.


Mdyc



Tiết thứ :


Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......


Tên bài : ĐÀN GHITA CỦA LORCA

(Thanh Thảo)


A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca qua mạch cảm xúc và sy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.

2/ Kỹ năng: - Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức thơ mang phong cách siêu thực,tượng trưng .

3/ Thái độ: - Có tri thức đọc hiểu bài thơ viết theo phong cách hiện đại. Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP : Quy nạp, tích hợp, phát vấn, nêu vấn đề

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.

C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.

D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12.................../...................12..................../..........................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề: vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca và biểu tượng NT của ông trong mạch cảm xúc và suy tư đa chiều , vừa sâu sắc , vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ - Vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại.

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy, trß

Néi dung kiÕn thøc

HĐ1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

HS thực hiện


Đặc điểm thơ Thanh Thảo ?

HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm
HS nêu xuất xứ

Theo em bài thơ có bố cục như thế nào ?

HĐ 3 : Đọc hiểu văn bản

Hãy tìm những hình ảnh có khả năng gợi liên tưởng ?

Em liên tưởng đến điều gì qua hình ảnh đó ?

Cảm nhận của em khi đọc khổ thơ ?


Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều h/ả thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật gì ?

Cái chết oan khuất của Lor- ca nói lên điều gì ?

Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor ca như thế nào?

Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ mang ý nghĩa ẩn dụ gì ?

HĐ4:


Nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung ?

I.TÌM HIỂU CHUNG:

1.Tác giả:

- Tên khai sinh: Hồ Thành Công, sinh năm 1946 tại

Quảng Ngãi.

- Tốt nghiệp khoa văn ĐH tổng hợp HN.

- Trực tiếp tham gia chiến đấu ở miền Nam.

- Từ sau 1975 hoạt động văn nghệ và báo chí.

- Từng giữ chức vụ : Chủ tịch hội đồng thơ, hội đồng văn VN , chủ tịch hội văn học Quảng Ngãi …

- Có các sáng tác hay và độc đáo về chiến tranh và thời hậu chiến.

Các tác phẩm: Những người đi tới biển( 1977), Khối vuông Ru-bích( 1985), Những ngọn sóng mặt trời(1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc( 2002-Trường ca)…

Những năm gần đây: viết báo, tiểu luận phê bình. Đóng góp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.



+ Đặc điểm thơ:

- Là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về cuộc sống.

- Luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

- Viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí. Hướng tới những vẻ đẹp của nhân cách: nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực và yêu tự do. Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người sống có nghĩa khí như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xênhin,Lor-ca...


2.Tác phẩm: “ Đàn ghi ta của Lor-ca”.

a.Xuất xứ:

+ Trích trong tập “ Khối vuông Ru- bích

+ Tiêu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt và phóng túng, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.

b.Bố cục: Ba phần

+ Phần 1( Sáu dòng đầu ) : người nghệ sĩ tự do , cô đơn Lorca .



Phần 2( Tiếp đó đến “ Không ai chôn cất tiếng đàn”): Một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.

Phần 3( Còn lại): Niềm xót thương Lor-ca những suy tư về cuộc giải thoát và giã từ của Lor-ca.

c.Chủ đề:

Bài thơ miêu tả Lor-ca, một nghệ sĩ tự do có lí tưởng mới về nghệ thuật, sống cô đơn trong khung cảnh chính trị Tây Ban nha . Đồng thời thể hiện niềm xót thương của tác giả và những suy tư về cuộc giải thoát , giã từ của Lor- ca.



II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:

1/ Hình ảnh Lor-ca, con người tự do, cô đơn: - Lor- ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha:

- Áo choàng đỏ gay gắt: gợi nhớ tới môn đấu bò tót, nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của Tây Ban Nha

+ Vầng trăng

+Yên ngựa.

+ Cô gái Di- gan.

+Mô phỏng nốt nhạc ghi ta “ li-la-li-la-li-la

 Tất cả làm nổi bật không gian văn hóa TBN.

- Tấm áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường.Đây không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua TBN với NT cách tân của Lor-ca.

=> Hình tượng Lor- ca nổi bật trên nền văn hóa TBN,đó là con người tự do, là ca sĩ dân gian, cô độc, lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước cùng với Vầng trăng chếnh choáng, Trên yên ngựa mỏi mòn.Anh dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn , khát vọng yêu thương của nhân dân TBN.



2 Cái chết oan khuất của Lor- ca:

- Lor-ca bị bọn phát xít Prăng-cô giết và ném xác xuống giếng để phi tang.

- Để miêu tả sự việc bi phẫn này, Thanh Thảo sử dụng nhiều h/ả thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật :

Đối lập:

+ Tự do của người nghệ sĩ >< Thế lực tàn bạo của phát xít.

+ Tiếng hát yêu đời, vô tư >< Hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết máu).

+ Tình yêu, cái đẹp >< Hành động tàn ác, dã man.



Nhân cách hóa: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy => Tạo sức ám ảnh mãnh liệt đối với độc giả.

Hoán dụ:

+ Tiếng hát: chỉ Lor- ca.

+ Tấm áo choàng bê bết đ :chỉ cái chết.

- Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn => Mỗi so sánh này cũng làm nổi bật tình yêu, cái đẹp, cái chết, nỗi đau trong tư tưởng, khát vọng tình cảm của Lor- ca.

 Cái chết oan khuất của Lor- ca gây cho độc giả sự phẫn nộ và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.



3 Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor- ca:

+ Niềm xót thương Lor- ca chuyển hóa thành niềm tin về sự bất tử của tiếng đàn Lor- ca:

+ Tiếng đàn tượng trưng cho NT của Lor-ca.Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể hủy diệt nổi. Nó sẽ sống, lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.

+ Tiếng đàn còn là nỗi xót thương của mọi người trước cái chết của một thiên tài.



    • Thanh Thảo đã thật sự cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Lor- ca ra đi bất ngờ khiến hành trình cách tân nghệ thuật của ông bị dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu .Lor- ca đã dặn ”Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”,

 Lời dặn đó thể hiện nhân cách nghệ sĩ ,tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước TBN của Lor- ca.Ông cho rằng cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để thi ca đó không trở thành vật cản trở sự sáng tạo NT giúp NT đi tới, vươn cao hơn.

4.Tiếng đàn trong bài thơ:

Chuỗi âm thanh Li-la-li-la-li-la”luyến láy sau hai câu đầu như khúc dạo đầu Và chuỗi âm thanh ấy còn được dùng để kết thúc bài thơ như nốt nhạc cuối của bản nhạc mang ý nghĩa của sự tri âm và kính trọng đối với người nhạc sĩ, nhà thơ TBN Lor-ca.



III.TỔNG KẾT:

  1. Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.

+ Sử dụng hình ảnh, biểu tượng- siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.

+Tạo màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ.

+Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.



  1. Nội dung:

Qua bài thơ, tác giả thể hiện nỗi đau và sự xúc động sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lor-ca , người nghệ sĩ khao khát tự do, dân chủ , luôn mong muốn sự cách tân NT và NT phải luôn phát triển không ngừng. Tình yêu con người, nghệ thuật và khát vọng tự do mà Lor- ca hằng ôm ấp là cái đẹp mà sự tàn ác không thể nào hủy diệt được.

  1. Củng cố : Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh Ph.G. Lorca qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca ?

Ghi nhớ SGK

  1. Dặn dò : Xem lại bài học về các thao tác lập luận ở lớp 11, Sưu tầm các đoạn văn hay có vận dụng kết hợp các thao tác lập luận


Tiết thứ : 41 + Tự chọn 14


Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......


Tên bài : Bác ơi !

Tố Hữu

A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức : Giúp học sinh cảm nhận đựoc nỗi đau đớn của nhân vật trữ tình trước sự ra đi đột ngột của Bác qua những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với tâm hồn Việt Nam. Đó cũng là tấm lòng dân tộc VN đối với Bác

2/ Kỹ năng: đọc hiểu

3/ Thái độ : Yêu lãnh tụ, yêu quý nền văn học dân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP : - Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.



C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.



D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12.................../...................12..................../..........................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề :

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy - trß

Néi dung kiÕn thøc

HĐ1:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn

GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn

Sau đó mời một HS trả lời các nội dung liên quan đến tác giả và tác phẩm.

Về thơ viết về Bác, Tố Hữu có những đóng góp gì cho thơ ca Việt Nam?

Hãy nêu những tác phẩm nổi bật?

HS trả lời, GV thâu tóm vấn đề.

Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

GV nên có một vài bài giới thích thêm về không khí của toàn dân tộc trong những ngày Bác mất.
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

1. GV yêu cầu 1 HV đọc văn bản. GV chú ý giọng đọc và ngữ điệu cho HS. Vì đây là bài thơ thể hiện niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Bác, nên cần thể hiền giọng xúc động nghẹn ngào, ngợi ca tôn vinh.

Sau đó, GV có thể đọc mẫu vài khổ thơ để HS nắm bắt được giọng điệu bài thơ.

2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản dựa vào câu hỏi hướng dẫn đọc thêm.

a. Em hãy xem xét bốn khổ thơ đầu của bài thơ và cho biết: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời đã được diễn tả như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về hình tượng thơ ở khổ thơ này? Viết “con chạy về thăm Bác” có ý nghĩa biểu đạt cảm xúc ra sao?


- Em có suy nghĩ gì về cảnh vật xung quanh với Bác ở khi Bác đã đi xa?

- Khổ thơ thứ 3 có từ ngữ, hình ảnh nào đáng chú ý?

- Vì sao tác giả lại nhấn mạnh hình ảnh “miền Nam” ở đây theo em miền đất này có ý nghĩa gì trong tim Bác?

- Trong khổ thơ thứ 4 có cách diễn đạt nào hình ảnh nào đặc sắc trong việc diễn tả nỗi đau trước sự ra đi của Bác?

- Em hãy khái quát về cảm xúc của các nhân vậuatrwx tình ở bốn khổ thơ đầu?

HS trả lời. GV thâu tóm vấn đề

GV dẫn dắt để HS chuyển sang tìm hiểu sáu khổ thơ tiếp theo

b. Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như thế nào?

Em có suy nghĩ gì về lí tưởng và lẽ sống của Bác?

Liệt kê ra những hình ảnh đó và phân tích giá trị biểu hiện của chúng?

GV yêu cầu vài HS bình những từ ngữ, hình ảnh hay, đồng thời yêu cầu HS đánh giá khái quát về hình tượng Hồ Chí Minh ở khía cạnh niềm vui và tình thương.

- Nghệ thuật của các khổ thơ trên có gì đáng chú ý? Nhận xét về các tác dụng của biện pháp nghệ thuật?

- Bác Hồ ra đi để lại gì cho non sông đất nước?

- Em có cảm nghĩ gì về di sản mà Bác Hồ để lại cho dân tộc Việt Nam?

Câu thơ: “hơn tượng đồng phơi những lối mòn” có ý nghĩa thế nào trong việc khẳng định vị thế của Bác, khẳng định con người, nhân cách cao đẹp của Bác?

c. GV dẫn dắt HS chuyển sang tìm hiểu ba khổ thơ cuối. Nếu có thời gian yêu cầu một HS đọc lại ba khổ thơ cuối.

- Em hãy nêu rõ cảm xúc của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Bác (ở ba khổ thơ cuối)

- Tác giả suy tưởng gì về cái chết của Bác Hồ? Có ý kiến cho rằng Bác sống mãi với dân tộc Việt Nam. Ý kiến của em về nhận định này?

HS trả lời. GV nhận xét câu trả lời và tóm lại vấn đề.

Những câu thơ nào, hình ảnh nào nói lên sự ảnh hưởng diệu kì từ cuộc đời Bác, con người Bác đối với người dân Việt Nam?

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung vấn đề.

Trước sự ra đi của Bác, tác giả đã nói gì với Bác? Điều đó thể hiện qua ý thơ, hình ảnh thơ nào?

HĐ3:


- GV hướng dẫn HS tổng kết bài học.

GV yêu cầu 2 HS tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Sau đó, GV tổng kết bài học.

GV dặn dò HS.


I. Tiểu dẫn

1. Tố Hữu và những sáng tác về Bác Hồ

- Tố Hữu là nhà thơ có sáng tác nhiều nhất, hay nhất, cảm động nhất về Bác.

- Tố Hữu đã nói hộ cho bao tấm lòng người con Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.

- Các sáng tác:

. Hồ Chí Minh

. Sáng tháng năm

. Theo chân Bác

2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Bác ơi!

- Là tiếng khóc đau thương ngọt ngào của nhà thơ trước sự kiện có thật:

+ Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần.

+ Giữa là lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang gay go ác liệt.

+ Bài thơ “Bác ơi” ra đời ít ngày sau đó, như một tiếng khóc tiễn biệt vì lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.



II. Đọc - hiểu

1. Đọc văn bản

- Bốn khổ thơ đầu: Giọng nghẹn ngào - tiếc thương, ngậm ngùi.

- Sáu khổ thơ tiếp: Giọng hồi tưởng suy tư sâu lắng.

- Ba khổ thơ cuối: Lời thề hứa, giọng thơ tôn vinh ngợi ca công ơn người.
2. Tìm hiểu văn bản

a. Bốn khổ thơ đầu.

- Khái quát về nỗi đau đớn của cả đất nước, cả vũ trụ, cỏ cây và con người.

+ Suốt mấy hôm

+ Đời tuôn nước mắt.

+ Trời tuôn mưa.

Cái chết của Người, sự ra đi của Người đã làm lay động tới cả những thực thể tưởng là vô tri vô giác.

- Nỗi đau đớn được nhà thơ hình tượng hoá bởi một nhân vật cụ thể “con chạy về thăm Bác”.

+ Với hình tượng thơ này tác giả có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc với rất nhiều cung bậc khác nhau.

Dưới cái nhìn của người con về thăm Bác cảnh vật mang đầy tâm trạng.

+ Ướt lạnh vườn rau, gốc dừa.

+ Lối sỏi, thang góc, chuông nhỏ.

+ Phòng lặng, rèm buông tắt ánh đèn.

- Khái quát bối cảnh đất nướ khi Bác ra đii:

+ Miền Nam đang thắng

+ Rước Bác vào thăm

- Hình ảnh:

+ Trái bưởi

+ Hoa nhài

+ Mặt hồ

Trong bốn khổ thơ đầu, cùng với nghệ thuật đối lập và cách dùng hình ảnh quen thuộc gần gũi, tác giả đã diễn tả nỗi đau sự mất mát to lớn và đột ngột trước sự ra đi của người.

b. Sáu khổ thơ tiếp theo.

Hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:

- Về lý tưởng và lẽ sống của Người

+ Ôm cả non sông mọi kiếp người

+ Tự do cho mỗi đời nô lệ

+ Nâng niu tất cả chỉ quên mình

+ Bác đau: dân nước, năm châu; Bác lo: muôn mối; Bác yêu: ngọn lúa, cành hoa; Bác nhớ: miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung.

+ Bác nghe từng bước ra tiền tuyến; lắng mỗi tin mừng...

- Nghệ thuật.

+ Cấu trúc trùng lặp

+ Điệp từ.

+ Phóng đại.

+ Tượng trưng.

- Món quà di sản người để lại:

+ Bác để tình thương cho chúng con

+ Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng

c. Ba khổ thơ cuối

- Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà là tiếng lòng cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam.

- Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác.

+ Không dám khóc nhiều

+ Chúng còn cùng nhau tiến lên

+ Nguyện cùng Người vươn tới mãi

III. Tổng kết dặn dò

1. Tổng kết

a. Giá trị nội dung

- Bác ơi là tiếng khóc bi tráng trước sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Bác ơi là lời thầm hứa đi theo con đường Bác đã chọn cho dân tộc Việt Nam.

b. Giá trị nghệ thuật.

- Kết hợp tự sự và trữ tình.

- Lời thơ giản dị, dễ vào lòng người.

- Giọng thơ lúc đau đớn xót xa, lúc hồi tưởng hoài niệm, khi khoẻ khoắn rắn rỏi



2. Dặn dò

- Học thuộc lòng bài thơ

- Chuẩn bị bài Tự do : đọc kỹ tp, trả lời câu hỏi HDHB




Tiết thứ : 41 + Tự chọn 14

Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......


Tên bài : TỰ DO

P. Ê-LUY-A



A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1/ Kiến thức: phân tích được hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo thể hiện khát vọng tự do của tác giả đồng thời cũng là của nhân dân Pháp qua bài thơ.

2/ Kỹ năng: Nhận thức được sức mạnh và giá trị của tự do chân chính.

3/ Thái độ: Yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP : - Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.



C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.



D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12.................../...................12..................../..........................

2/ Kiểm tra bài cũ : Cảm nhận của em về bài thơ Bác ơi.

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề : Chúng ta đã được biết đến nền văn học Pháp với các tên tuổi vĩ đại như Ban-dắc, Huy-gô. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một tác giả nổi tiếng của nền văn học này. Đó là P.Ê-luy-a với tác phẩm Tự do. Một tác phẩm làm rung cảm mãnh liệt hàng triệu trái tim vì tính nhân văn sâu sắc của nó.

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy - trß

Néi dung kiÕn thøc

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu Tiểu dẫn.

GV yêu cầu HS đọc Tiểu dẫn, gọi HS khác trình bày những nét cơ bản về tác giả P.Ê-luy-a.

GV bổ sung những nét cơ bản dễ hiểu nhất về chủ nghĩa siêu thực.

- Khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện ở Pháp năm 1922.

- Hướng tới hiện thực cao siêu chỉ trực giác mới nắm bắt được.

- Khai thác mối quan hệ giữa thực và mộng, vô thức và ý thức.

Hình thức tác phẩm xáo trộn, không tuân theo lô-gíc thông thường.

GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh ra đời và những kiến thức liên quan đến bài thơ “Tự do”.

(Đối với HS lớp chọn văn, có thể yêu cầu các em trình bày những kiến thức thu nhận được về bài “Tự do” ở các tài liệu ngoài SGK. GV yêu cầu HS trình bày ngắn gọn trước lớp)

Hoạt đọng 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

1. GV yêu cầu HS đọc văn bản cho cả lớp nghe. Chú ý điều chỉnh đọc đúng giọng: lúc trầm lắng, khi sôi nổi, mãnh liệt.

2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản, cảm nhận chung của em về bài thơ này?

Gọi HS trả lời: Mỗi HS có thể có cách cảm nhận khác nhau.

GV nhận xét câu trả lời của HS và hướng dẫn các em đến cách hiểu chung nhất.

b. Theo em bài thơ này có thể tiếp cận tìm hiểu bằng cách nào?

HS có thể trả lời nhiều cách tiếp cận bài thơ.

GV giới thiệu một cách tiếp cận: Đi từ những dấu hiệu nghệ thuật để tìm hiểu nội dung tư tưởng.

? Kiểu câu kết “Tôi viết tên em” ở cuối mỗi khổ thơ cho em suy nghĩ gì?

HS trả lời:

? Theo em kết cấu ý nghĩa trùng điệp này là gì?

Từ đó cho ta thấy gì về cảm xúc của nhân vật trữ tình?

HS trả lời. GV nhận xét câu trả lời và hoàn thiện vấn đề.


? Em có suy nghĩ gì về cách lặp từ theo kiểu xoáy tròn “trên – trên”.

Theo em “trên” trong bài thơ được sử dụng với những ý nghĩa nào? Có phải nó chỉ được hiểu là giới từ chỉ nơi chốn, địa điểm?

HS thảo luận.

Hãy liệt kê ra những địa điểm, nơi chốn mà nhà thơ viết từ “tự do” lên đó? Cảm xúc của em khi bắt gặp những hình ảnh này?

? Khi giới từ “trên” được hiểu là ý nghĩa thời gian thì “tự do” được viết như thế nào?

Sau khi HS trả lời, GV cần giải thích đôi chút về ranh giới giữa thời gian và không gian trong quan niệm của trường phái siêu thực.

? Nhân vật trữ tình muốn gửi đi thông điệp gì thông qua cách diễn đạt đầy ý nghĩa này?

? Theo em, chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

Mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và “em”.
? Ở cuối bài thơ, thay bằng “viết tên em” tác giả “gọi tên em - tự do”, em có suy nghĩ gì về sự thay đổi này?

? Đặt trong bối cảnh lịch sử của nước Pháp, bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

GV yêu cầu HS nhắc lại bối cảnh lịch sử nước Pháp. Mở rộng thêm: Trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã được in ra nhiều bản, rải bằng máy bay xuống các vùng mất tự do bị Đức chiếm đóng.
HĐ 3: Tổng kết - Dặn dò

Gọi HS tổng kết bài học.


Tổng kết giá trị nghệ thuật bài thơ?



I. Tiểu dẫn

1. Tác giả P.Ê-luy-a (1895-1952) nhà thơ Pháp.

- Tham gia nhiều hoạt động chính trị: Chống chiến tranh, chống đế quốc, chống phát xít.

- Từng tham gia trào lưu siêu thực

- Viết hơn 60 thi phẩm

- Ông tạo ra một hình thức mới mẻ, giàu trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn.

- Dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực khá đậm nét.

2. Tác phẩm

- Bài thơ ra đời trong thời kì nước Pháp bị phát xít Đức xâm lược.

- In trong tập “Thơ ca và chân lí”, 1942

- Được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp

- Gồm 21 khổ thơ

- Nguyên văn bài thơ không có vần không có dấu chấm câu.

II. Đọc - hiểu

1. Đọc

2. Tìm hiểu văn bản



a. Cảm nhận chung về bài thơ:

- Bài thơ là một khúc ca bày tỏ khát vọng và sự say đắm tự do.

- Được thể hiện bởi hình thức nghệ thuật đặc biệt với tầng lớp hình ảnh từ ngữ lặp lại, chồng lên nhau, nối tiếp nhau.

- Tự do - từ một đối tượng trìu tượng nhưng trong bài thơ đã được nhân hoá thành một nhân vật có linh hồn thực sự.

Cách tiếp cận bài thơ:

- Tiếp cận bài thơ không đi theo từng khổ thơ, đoạn thơ.


- Tìm hiểu bài thơ theo những dấu hiệu nghệ thuật.


- Nghệ thuật tạo câu trùng điệp “Tôi viết tên em”.

+ Tạo nhạc điệu cho bài thơ. Người đọc liên tưởng tới những nốt nhấn của một bản giao hưởng. Nó dội vào lòng người nghe, nó khắc sâu vào tâm trí.

+ Sự lặp lại nhiều lần như vậy thành một xác tín, một niềm tin vững chắc, một sự khẳng định chắc chắn, vững bền không thể đổi thay.

+ Những lời tự nhủ, những lời khắc cốt ghi tâm ấy cũng chính là cách để nhà thơ thể hiện sự tôn thờ, đề cao tự do.

Đó là khát khao mãnh liệt của tác giả để vươn tới tự do.

- Cách lặp từ theo kiểu xoáy trong “trên – trên”.

+ Tạo nhạc điệu nốt nhấn cho bài thơ.

+ Là cách thức tối ưu để tác giả bày tỏ tình yêu của mình với tự do.

- Giới thiệu từ “trên” chỉ địa điểm.

+ Giới từ “trên” xuất hiện nhiều lần trải dài liên tiếp trong toàn bộ bài thơ.

+ Địa điểm mang tính cụ thể, hữu hình: trang vở, bàn học, đất cát, tuyết, mũ áo vua quan.....

+ Địa điểm mang tính trừu tượng: Thời thơ ấu, điều huyền diệu đêm đêm các mùa những mảnh trời trong xanh, những khoảnh khắc hừng đông...

Tự do không chỉ được gắn với những vật cụ thể đang hiện hữu mà hiện diện trong mọi không gian mà “tôi” chiếm lĩnh ngự trị. Nó hiện diện trong giấc mơ, trong trí tưởng tượng, trong hồi ức và trong tất cả những gì không thể cảm nhận bằng trực giác thông thường.

- Giới từ “trên” chỉ thời gian (trên = khi, lúc).

+ Trường phái siêu thực không phân biệt ranh giới rõ rệt giữa không gian, thời gian.

+ “Tôi” viết tên “em” khi đang tuổi ấu thơ, ban đêm, ban ngày, lúc hừng đông, lúc đêm tối, khi ở ngoài đại dương mênh mông hay trên núi cao hiểm trở, lúc bão giông hay khi bình yên..

Dù ở nét nghĩa nào thì “tôi” đều biểu hiện tự do cháy bỏng, mãnh liệt. “Tôi” đã bị thu phục hoàn toàn bởi “em”. “Em” tức “tự do” đã ngự trị “tôi”, chiếm trọn không gian của “tôi”, chiếm hết thời gian của “tôi” và suy nghĩ hành động của “tôi” luôn hướng về “em.

- Cái tôi thi sĩ trong bài thơ.

+ Chủ thể trữ tình “tôi” đồng nhất với tác giả Ê-luy-a.

+ Nghệ thuật nhân hoá “em” (chính là tự do) với ý nghĩa này, tự do đã trở thành một nhân vật có hồn, được xem như máu thịt, tâm hồn xem như những gì đáng yêu, đáng trân trọng nhất.

+ Gọi tên em: Cảm xúc đã thốt nên lời. Điều này thể hiện cao trào của cảm xúc yêu tự do đã đẩy lên đỉnh điểm. Đây cũng là kiểu kết cấu vòng tròn, và bởi vậy bài thơ kết thúc nhưng lại mở ra một thế giới cảm xúc mới, mở ra một kiểu kết cấu mới. Bài thơ kéo dài đến vô tận và tự do cùng thế giới bất tận của nó tuôn chảy không ngừng, không điểm dừng.

- Hoàn cảnh nước Pháp: mất tự do, nhiều vùng bị phát xít Đức chiếm đóng. Bài thơ là bài thánh ca, nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do.

Ý nghĩa thời sự bài thơ còn nguyên vẹn giá trị cho đến nay khi mà trên thế giới còn nhiều đất nước bị xâm lược, nhiều con người mất tự do.

III. Tổng kết

1. Giá trị nghệ thuật

- Kiểu kết cấu trùng điệp.

- Nghệ thuật nhân hoá.

- Nghệ thuật liệt kê hình ảnh.

2. Giá trị nội dung

- Là bài thơ ngợi ca tự do thể hiện niềm say đắm tự do một cách mãnh liệt



3. Củng cố - dặn dò

a. Củng cố

Đây là bài thơ có sự ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa siêu thực. Có những hình ảnh trìu tượng khó hiểu nhưng tìm hiểu bài thơ theo dấu hiệu sẽ giải mã được hình ảnh thơ.

b. Dặn dò


Tiết thứ : 42


Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......


Tên bài : Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Hiểu được thế nào là kết hợp các thao tác lập luận, những lợi ích to lớn của việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận đối với công việc làm văn.

2/ Kỹ năng: Nắm được kiến thức và có khả năng kết hợp một số thao tác nghị luận cơ bản để có thể nâng cao hiệu quả làm vănn nghị luận đối với công việc làm văn nghị luận.

3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học dân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP : - Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.



C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.



D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12.................../...................12..................../..........................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề : Ở các buổi học trước chúng ta đã được học về các thao tác lập luận riêng lẻ. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để biết cách vận dụng tổng hợp, hài hoà các thao tác ấy trong khi làm văn. Vì thực tế cho thấy rằng không một bài văn nào có thể thành công nếu ta chỉ dùng duy nhất một thao tác lập luận.

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy - trß

Néi dung kiÕn thøc

HĐ 1:

Hướng dẫn học sinh luyện tập tại lớp.

GV yêu cầu HS xem xét và trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK đưa ra. Các em có thể hoạt động tập thể theo nhóm, tổ hoặc lập cá nhân.

Bài tập 1:

- Hãy nhắc lại những thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác?

Ở câu hỏi này, HS chỉ cần nhớ lại, tái hiện lại kiến thức đã học (cả ở cấp II) về các thao tác lập luận.

GV yêu cầu nhiều HS tham gia trả lời câu hỏi, trình bày kiến thức của mình, chủ yếu để các em nhớ lại, củng cố lại kiến thức và đặc biệt là xâu chuỗi lại kiến thức ở các bài học rải rác từng cấp học.

GV có cách điều chỉnh thích hợp với những câu trả lời thiếu sót hoặc sai lệch về kiến thức. Đồng thời cần nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm nhất để các em ghi nhớ.

- Đối với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, GV cần có những giải thích thật thấu đáo. Vì những yếu tố này tưởng là xa lạ với văn nghị luận nhưng kì thực nếu biết vận dụng hợp lí chúng sẽ làm văn nghị luận bớt khô khan, trừu tượng.

Bài tập 2: (SGK).

1. GV đã yêu cầu HS soạn bài ở nhà, nên không cần đọc văn bản trước lớp, chỉ yêu cầu HS theo dõi và làm theo hướng dẫn trong SGK.

- HS chỉ ra cụ thể từng thao tác, đưa ra dẫn chứng cho từng thao tác (không trả lời chung chung).

Bài tập 3: (SGK)

GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài mà SGK nêu ra. Đặc biệt nhấn mạnh bài viết phải vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau. HS viết bài dựa trên gợi ý của SGK, tuân thủ theo các bước. HS làm trong khoảng 15 – 20 phút.

GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. Tuỳ theo lượng thời gian mà GV yêu cầu số lượng HS trình bày nhiều hay ít. Yêu cầu HS chỉ ra trong bài đã sử dụng thao tác lập luận nào?

Các HS khác sẽ nhận xét, đánh giá tổng thể. Sau đó có thể cho HS tham khảo bài nghị luận mẫu, có sự vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.

3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận

GV hướng dẫn HS thực hành, viết văn bản kết hợp các thao tác nghị luận.

HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà (SGK).

BT1: Sưu tầm hai đoạn văn (hoặc bài văn hay) trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận.

BT2: Viết bài văn nghị luận có vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau theo chủ đề: Một tác phẩm văn học mới ra đời và đang được nhiều người quan tâm bàn luận.

BT3: Yêu cầu HS đọc văn bản đọc thêm “Máy nhận xét nhỏ về nghệ thuật viết tiểu thuyết” (Nguyễn Đình Thi) để nắm về việc vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận.

HĐ3: Tổng kết – dăn dò

GV yêu cầu một HS tổng kết bài học, hoặc GV tổng kết, nhấn mạnh lại một lần nữa tầm quan trọng vừa việc kết hợp các thao tác lập luận khi làm văn nghị luận.

GV dặn dò HS.


1. Ôn tập về các thao tác lập luận và những đặc trưng cơ bản của thao tác lập luận.

- Thao tác lập luận phân tích: chia đối tượng ra thành nhiều yếu tố, bộ phận nhỏ để có thể nhận biết đối tượng một cách cặn kẽ, thấu đáo.


- Thao tác lập luận so sánh: Làm rõ thông tin về sự vật bằng cách đem nó đối chiếu với đối tượng sự vật khác quen thuộc hơn, cụ thể hơn để chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.

- Thao tác lập luận giải thích: Là giảng giải về các vấn đề liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người nghe, người đọc hiểu tường tận.

- Thao tác lập luận chứng minh: Mục đích của chứng minh là làm người ta tin tưởng về những ý kiến, nhận xét có đầy đủ căn cứ từ trong những sự thật hoặc chân lí hiển nhiên.

- Thao tác lập luận bác bỏ: Chính là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người đọc tán đồng với nhận xét đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng trong đời sống hoặc trong văn học.

- Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh: Những yếu tố này có thể đem lại sự cụ thể, sống động cho văn nghị luận.
2. Tìm hiểu về sự vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận:

- Các thao tác lập luận trong đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập.

+ Thao tác lập luận phân tích.

+ Thao tác lập luận chứng minh.

+ Thao tác lập luận bình luận.

+ Thao tác tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Các thao tác này được vận dụng tổng hợp, kết hợp rất linh hoạt trong đoạn trích.

3. Viết bài văn nghị luận vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận


II. Luyện tập ở nhà

Bài tập 1: Sưu tầm bài văn hay

Bài tập 2: Viết bài văn

Bài tập 3: Đọc văn bản SGK.


III. dặn dò

- Khi làm văn nghị luận, điều quan trọng là phải biết vận dụng các thao tác lập luận. Đó là mấu chốt để có bài nghị luận thành công.

- Vận dụng, kết hợp phải hài hoà, hợp lí, tránh lạm dụng thái quá một vài thao tác nào đó.

2. Dặn dò

- Làm bài tập về nhà (hẹn thời gian kiểm tra bài).

- Chuẩn bị bài mới.



Tiết thứ :


Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......


Tên bài : QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

A/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Giúp học sinh -Nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu

2/ Kỹ năng: Hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học

3/ Thái độ: Yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.



B/ PHƯƠNG PHÁP : - Phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.



C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, TKBG

GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.

2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.



D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12.................../...................12..................../..........................

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/ Bài mới

a) Đặt vấn đề :

b) Triển khai bài:



Ho¹t ®éng cña thÇy - trß

Néi dung kiÕn thøc

HĐ1:Tìm hiểu chung

- Đọc tiểu dẫn SGk và nêu :

-Nêu khái niệm:Văn học là gì?
Thảo luận nhóm và nêu lên sự khác nhau :

- Cho Hs đọc mục I trong Sgk trang 178 và trả lời các câu hỏi.

-Lịch sử vh khác với QTVH như thế nào

- Bản thân vh và toàn bộ đời sống Vh khác nhau ntn?

- Giữa VH và lịch sử có mối quan hệ ra sao?
- Mối quan hệ giữa các thời kỳ văn học ntn?

- Qui luật bảo lưu và tiếp biến là gì ?

-có nền văn học nào tồn tại, phát triển mà không cần giao lưu? Vì sao

HĐ2:Tìm hiểu các Trào lưu VH

- Yêu cầu HS theo dõi SGK

- Trào lưu Vh là gì?

- Có phải mỗi trào lưu chỉ có một khuynh hướng, một trường phái ?

- Phân nhóm thảo luận và trình bày hiểu biết về các trào lưu

*Thảo luận nhóm



* Nhóm 1:

-VH thời phục hưng

- Chủ nghĩa cổ điển

Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý

* Nhóm 2 :

- Chủ nghĩa lãng mạn



Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý

* Nhóm 3 :

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán

- Chủ nghĩa hiện thực XHCN

Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý

* Nhóm 4 :

- Chủ nghĩa siêu thực

- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý

Hãy nêu các trào lưu lớn trên thế giới ?

- Nêu đặc trưng của Vh thời phục hưng

- Nêu đặc trưng, tác giả tiêu biểu của Chủ nghĩa cổ điển ?

- Chủ nghĩa lãng mạn có những đặc trưng nào ?

- Chủ nghĩa HTPP có những đặc trưng ntn ?


Chủ nghĩa hiện thực XHCN có những đặc trưng nào ?

- Chủ nghĩa siêu thực có những đặc trưng ntn ?


- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có những đặc trưng, tác giả tiêu biểu nào ?

Nhận xét chung các nhóm, kết luận

I. Quá trình văn học:

1. Khái niệm:

- Văn học là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội luôn vận động biến chuyển

- Diễn tiến của Vh như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại thay đổi có mối quan hệ khắng khít với thời kỳ lịch sử

- Quá trình văn học là diễn tiến, hình thành, tồn tại, phát triển và thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.



* Những quy luật chung tác động đến quá trình văn học

+ Qui luật VH gắn bó với đời sống xã hội.

Bản chất của đời sống Xh trong từng thời kỳ lịch sử sẽ qui định nội dung, tính chất của Vh

+ Qui luật kế thừa và cách tân

Kế thừa là dựa trên nền tảng truyền thống, là cơ sở tồn tại của Vh.

Cách tân là làm ra cái mới, làm choVh luôn vận động và phát triển

+ Qui luật bảo lưu và tiếp biến.

Văn học mỗi dân tộc để tồn tại và phát triển phải giao lưu với Vh các nước khác đồng thời biết chọn lọc, cải biến để làm giàu cho Vh dân tộc mình.



2. Trào lưu văn học:

Trào lưu văn học là một hiện tượng có tính chất lịch sử. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại.

*Các trào lưu văn học lớn trên thế giới:

a.Văn học thời phục hưng ( ở Châu Âu vào TK XV- XVI)

- Đặc trưng : Đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ.

- Tác giả tiêu biểu : Sêch-xpia ( Anh), Xec- van- tec (TBN)

b Chủ nghĩa cổ điển(Pháp VàoTK XVII)

- Đặc trưng : Coi Văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề cao lý trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ.

- Tác giả tiêu biểu : Cooc- nây,

Mô-li-e ( Pháp )



c. Chủ nghĩa lãng mạn : ( Ở các nước Tây âu sau cách mạng tư sản Pháp 1789)

-Đặc trưng : Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thề giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có vẻ đẹp khác thường

- Tác giả tiêu biểu :V.Huygô(Pháp)

F. Si-le ( Đức)



d. Chủ nghĩa hiện thực phê phán

( Châu âu TKXIX )

- Đặc trưng : Thiên về những nguyên tắc sáng tác khách quan. thường lấy đề tài từ đời sống hiện thực, xây dựng những tính cách điển hình, vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thể.

-Tác giả tiêu biểu : H. Ban- dăc( Pháp) L. Tôn-tôi ( Nga)



e. Chủ nghĩa hiện thực XHCN

( TK XX sau Cách mạng tháng 10 Nga)

- Đặc trưng : Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng

-Tác giả tiêu biểu:M.Gooc-ki(Nga)

Giooc – giơ A-ma- đô ( Braxin)

g.Chủ nghĩa siêu thực: ( Pháp-Vào 1922)

-Đặc trưng : Quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của người nghệ sĩ

- Tác giả tiêu biểu:A. Brơ- tôn ( Pháp )

h. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo:

( Mỹ La tinh sau thế chiến thứ hai)

- Đặc trưng : Coi thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo , các huyền thoại, truyền thuyết

-Tác giả tiêu biểu : G. Mac- ket.

* Ở Việt Nam :

- Trào lưu xuất hiện vào những năm 30 của TK XX.

+ Trào lưu lãng mạn

+ Trào lưu hiện thực phê phán

+ Trào lưu hiện thực XHCN


HĐ3 : Phong cách văn học

Cho HS đọc và tìm hiểu VB

- Đọc VB và tìm hiểu nội dung cơ bản

- Khái niệm

- Tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ

- Phong cách Vh là gì ?

-Phong cách Vh có những biểu hiện gì ?




II. Phong cách văn học :

1. Khái niệm :

-Phong cách Vh là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong tác phẩm.

- PCVH nẩy sinh do chính nhu cầu, đòi hỏi sự xuất hiện cái mới và nhu cầu của quá trình sáng tạo Vh

- Qúa trình Vh được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.

- Phong cách in dậm dấu ấn dân tộc và thời đại

2. Những biểu hiện của phong cách văn học :

- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá .

-Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm

- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp kỹ thuật mang dấu ấn riêng.

- Thống nhất từ cốt lõi, nhưng có sự triển khai đa dạng đổi mới.

- Có phẩm chất thẩm mỹ cao, giàu tính nghệ thuật.



HĐ 4: Tổng kết

Cho HS đọc ghi nhớ Sgk trang 183



III. Ghi nhớ : Sgk trang 183



HĐ 5: Luyện tập

-Cho HSlàmluyện tập Sgk trang183



V. Luyện tập :Căn cứ hướng dẫn Sgk trang 183


4. Củng cố : - Quá trình phát triển của văn học ntn?

- Phong cách văn hoc là gì ?



5. Dặn dò : Đọc lại VB, nắm vững ý chính

Soạn bài “ Người lái đò sông Đà




Tiết thứ : TC16 + 46 + 47


Ngày soạn : ...../..../200

Ngày dạy : 12 ........../..........12.........../......



Tên bài : NGÆÅÌI LAÏI ÂOÌ SÄNG ÂAÌ


NGUYÃÙN TUÁN ( 1910-1989)

A MUÛC TIÃU

1/ Kiãún thæïc: - Giuïp hoüc sinh hiãøu âæåüc:

- Nhæîng cäúng hiãún xuáút sàõc cuía Nguyãùn Tuán â/v nãön vh hiãûn âaûi

- Loìng yãu næåïc, tinh tháön dán täüc qua nhiãöu tp thuäc giai âoaûn saïng taïc træåïc vaì sau CM

- PC ngth âäüc âaïo, nhæîng âoïng goïp cuía äng vaìo ngth viãút tuìy buït, buït kyï vaì sæû phaït triãøn cuía

vàn xuäi ngth

2/Kyî nàng - Reìn kyî nàng phán têch, täøng håüp vàn hoüc sæí

3/ Thaïi âäü : - Bäöi dæåîng cho HS loìng tæû haìo træåïc taìi nàng thå cuía dán täüc



tải về 2.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương