ĐẶng đĂng khoa sản xuất phân bón lá



tải về 4.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/52
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2022
Kích4.1 Mb.
#53227
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Quy trình sản xuất kẹo Noutgar
 
(Phạm Đình Dũng và Trần Văn Lâm, 2013). 



Da cá
Có 60 - 70% là nước, một ít chất vô cơ chủ yếu là protit và chất béo. Protit 
của da cá gồm nguyên keo, elastin, keratin, albulin, albumin trắng và albumin đen. 
Da cá dùng để nấu keo.(Phạm Đình Dũng và Trần Văn Lâm, 2013) 
Vảy cá
Là vật biến hình của lớp da ngoài và lớp da thật của da cá, vảy cá nhám hình 
gai, ngoài có tính chất men, bên trong là chất canxi. Vảy cá dùng để nấu keo, 
guamin kết tủa phân ly được từ trong vảy cá có thể làm hạt trân châu và thuốc đánh 
bóng các sản phẩm bằng nhựa, loại muối guamin hút được bẳng axit có thể bào chế 
thành dược phẩm. 
Bong bóng cá 
Chủ yếu là collagen, dùng để nấu keo hoặc phơi khô làm dược phẩm (Viện 
Cisdoma, 2005). 
Vây cá 
Tương tự như xương sụn, protein trong vây cá chủ yếu là chondromucoid, 
collagen, chondroalbumin, đối với vây cá sau khi chế biến các chất tan phân ly thành 
arginin, histidin và lysine chiếm 1/3 tổng lượng acid amin. Thường lấy vây đuôi, 
bụng, ngực của một số loài cá nhám để đem chế biến thành sản phẩm vây cá. (Phạm 
Đình Dũng và Trần Văn Lâm, 2013). 
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong cá tra (trên trọng lượng khô)
Chỉ tiêu 
Kết quả (%) 
Protein thô
46 
N
7,36 
Đạm amin
0,56 
K
2
O
1,07 
P
2
O
5
6,33 



1.1.3. Tình hình nuôi cá tra trong nước 
Cá thuộc họ Pangassidae (Họ cá tra) với tên Việt có những loài sau: 
- Helicophagus waandersii – Cá tra chuột. 
- Pangasius gigas – Cá tra dầu. 
- Pangasius kunyit – Cá tra bần. 
- Pangasius hypophthalmus – Cá tra nuôi 
- Pangasius micronema – Cá tra. 
- Pangasius larnaudii – Cá vồ đém. 
- Pangasius sanitwongsei – Cá vồ cờ. 
- Pangasius bocourti – Cá xác bụng (Cá basa). 
- Pangasius macronema – Cá xác bầu. 
- Pangasius conchophilus – Cá hú. 
- Pangasius polyuranodon – Cá dứa. 
- Pangasius krempfy – Cá bông lau. 
Trong số 13 loài này, có hai loài cá đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Loài 
cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) được ghi tên trong sách đỏ từ năm 1996. Loài cá 
tra dầu (Pangasius gigas) có tên trong sách đỏ từ năm 2002. Ngoài ra có một số loài 
đã trở thành cá nuôi, vài loài được nuôi với tầm vóc quy mô. 
Đồng bằng sông Cửu Long vốn có truyền thống nuôi cá tra từ lâu đời. Cá tra 
được nuôi phổ biến trong ao, đăng quầng, bãi bồi và nuôi lồng bè trên các con sông 
lớn thuộc tỉnh An Giang, Đồng Tháp. 
Theo thống kê Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2016, t
ình hình 
nuôi cá tra vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, sự không ổn định giá cá tra nguyên liệu 
thể hiện rõ rệt qua từng quý và thị trường tiêu thụ đã khiến cho người nuôi chưa 
thực sự yên tâm sản xuất. Sản lượng 9 tháng đầu năm giảm nhưng lại tăng vào 
những tháng cuối năm. Tính chung cả năm, sản lượng cá tra, ước đạt 1.150 nghìn 
tấn, giảm 5,6% so với năm 2015, sản lượng cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu 
Long chiếm 99,2% sản lượng của cả nước, ước đạt 1.189 nghìn tấn tăng 4,2% so 
với năm 2015, trong đó Đồng Tháp đạt 403,4 nghìn tần (+0,8,%), An 



Giang đạt 280,5 ngàn tấn (+12,8%). Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có 
đường biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động nuôi trồng thủy 
sản. Đối với cá tra – basa: là loài cá nước ngọt sống khắp lưu vực sông Mê Kông, ở 
những nơi mà nước sông không bị nhiểm mặn từ biển. Với đặc tính này nên những 
tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu thường rất thuận lợi cho việc nuôi cá tra, basa. 
Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, 
Vĩnh Long, Bến Tre. Sản lượng cá tra nguyên liệu năm 2014 đạt 1.190 nghìn tấn, 
trong đó có 5 tỉnh vừa nêu cũng là những tỉnh có sản lượng cá tra lớn nhất (đều trên 
100.000 tấn/năm), cung cấp trên 87% sản lượng cá tra chế biến của cả nước. Ngành 
hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp lớn cho phát triển ngành thuỷ 
sản nói chung cũng như vào phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL nói riêng. Chỉ 
trong thời gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệu 
tấn. Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở 
chế biến phi lê cá tra đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,71 tỷ USD vào năm 
2016. Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 
1.150.500 tấn trong năm 2013, tăng hơn 50 lần. Sản lượng cá tra năm 2016 đạt 1,15 
triệu tấn với diện tích khoảng 5.050 ha. 
Hiện nay cá tra đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh trong vùng. Những năm gần 
đây, việc nuôi loài cá này phát triển mạnh nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và cung 
cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Đặc biệt từ khi chúng ta hoàn toàn chủ 
động về giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và có những bước phát triển 
vượt bậc. 

tải về 4.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương