ĐẶng đĂng khoa sản xuất phân bón lá



tải về 4.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/52
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2022
Kích4.1 Mb.
#53227
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Quy trình sản xuất kẹo Noutgar
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 
 
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Sử dụng enzyme 
có trong phế phẩm dứa để thủy phân phụ phế phẩm cá tra tối ưu trong điều kiện 
pH= 6, nhiệt độ bình thường phòng thí nghiệm, khoảng thời gian là 12 ngày và tỷ lệ 
dứa và cá tra là 0,75 : 1.
Ý nghĩa thực tiễn: Việc tận dụng phụ phế phẩm cá tra và phế phẩm dứa để 
tạo chế phẩm phân bón lá giúp làm giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời 
cung cấp phân bón sạch cho nền nông nghiệp hữu cơ, giảm chi phí cho việc nhập 
phân bón từ nước ngoài. 
 
 



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
 
1.1. 
GIỚI THIỆU VỀ CÁ TRA 
Cá tra có tên khoa học là Pangasianodon hypophthalmus trước đây còn có 
tên là P.micronemus, là một loài cá nuôi truyền thống trong ao của nông dân các 
tỉnh ĐBSCL. Ngoài tự nhiên cá sống ở lưu vực sông Mê Kông (Thái Lan, Lào, 
Cam-pu-chia và Việt Nam) (Nguyễn Văn Thường và ctv, 2000). 
Cá tra có đặc điểm phân loại như sau: 
- Bộ cá nheo Silurformes. 
- Họ cá tra Pangasiidae 
- Giống cá tra dầu Pangasianodon
- Loài cá tra Pangasianodon hypophthalmus
1.1.1. Các đặc điểm sinh học cá tra 
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mê Kông bao gồm các nước: Lào, Việt Nam, 
Cam-pu-chia, và Thái Lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mê Kông và ở 
sông Chao Praya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, 
cá bột và cá giống tra được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ 
thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam, do cá có tập tính di 
cư ngược dòng sông Mê Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát 
chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Cam-pu-chia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 
đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm (Nguyễn Chung, 
2007). 
Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, 
miệng rộng, có hai đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống 
được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7 – 10), có thể chịu được nước phèn với pH 
> 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 15
0
C, nhưng chịu nóng tới 39
0
C. (Nguyễn Chung, 
2007). 
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn 
nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho 



ăn đầy đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. 
Ngoài ra khi khảo sát cá bột vớt trên sông, còn thấy trong dạ dày của chúng có rất 
nhiều phần cơ thể và mắt cá con loài khác. Dạ dày của cá phình to hình chữ U và co 
giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột 
ngay dưới bóng khí và tuyến sinh dục. Dạ dày to và ruột ngắn là đặc điểm của cá 
thiên về ăn thịt. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy và ăn tạp thiên về động vật 
nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn bắt buộc khác như mùn bã hữu cơ, thức ăn có 
nguồn gốc động vật. Trong ao nuôi cá tra có khả năng thích nghi với nhiều loại thức 
ăn khác nhau như cám, rau, động vật đáy (Nguyễn Chung, 2007). 
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ cá tăng nhanh về 
chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đạt chiều dài 10-12 cm. Từ khoảng 2,5 kg 
trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Cỡ cá trên 10 
tuổi tự nhiên (ở Cam-pu-chia) tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống 
trên 20 năm hoặc có mẫu cá dài tới 1,8m. Độ béo Fulton của cá tăng dần theo trọng 
lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái và 
độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản (Nguyễn Chung, 2007). 

tải về 4.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương