ĐẶng đĂng khoa sản xuất phân bón lá



tải về 4.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/52
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2022
Kích4.1 Mb.
#53227
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Quy trình sản xuất kẹo Noutgar
MỞ ĐẦU 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phân bón là yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất cây trồng trong thời 
đại ngày nay. Vì vậy, hàng năm nước ta đã tốn một khoản ngoại tệ lớn để nhập khẩu 
phân bón. Chỉ tính riêng quý 1 năm 2017, cả nước đã chi 338 triệu USD để nhập 
1,22 triệu tấn phân bón, chủ yếu là phân vô cơ. Việc lạm dụng phân vô cơ có nguy 
cơ làm tăng hàm lượng NO
3
trong nông sản, nguy hại đến sức khỏe con người. Sử 
dụng phân vô cơ lâu ngày sẽ làm thoái hóa môi trường đất và ô nhiễm môi trường. 
Do vậy, nền sản xuất nông nghiệp thế giới đang quay trở lại con đường sản xuất
nông nghiệp hữu cơ, trong đó, phân bón vô cơ được thay bằng phân bón hữu cơ. 
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, ngành nuôi trồng thủy hải sản cũng đóng góp quan 
trọng cho nền kinh tế của Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội thủy sản Việt Nam 
(VASEP), năm 2016, khu vực ĐBSCL chiếm khoảng 5.050 ha diện tích nuôi cá tra 
với sản lượng là 1,15 triệu tấn, cung cấp cho hơn 70 nhà máy chế biến mặt hàng
phi lê cá tra đông lạnh. Theo ước tính, phần phụ phế phẩm cá tra trong chế biến phi 
lê chiếm đến từ 65 – 70% trong lượng thân cá. Điều này đồng nghĩa với việc phát 
sinh một lượng phụ phế phẩm rất lớn khoảng 700.000 – 800.000 tấn bao gồm đầu, 
xương, ruột, vi cá,…(Phạm Đình Dũng, Trần Văn Lâm, 2013). Phần phế phẩm này 
thường được bán với giá rất rẻ hoặc bỏ đi và gây ô nhiễm môi trường (Cao Thị 
Huỳnh Châu, 2007). Trong khi những phần phụ phẩm đó chứa nhiều protein và acid 
béo không sinh cholesterol, cộng với khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, 
enzyme, kích thích tố, chất màu và chất tạo hương (Ngọc Diệp, 2010) có thể sản 
xuất thành phân bón chứa acid amin nhờ sự thủy phân của enzyme.
Ở Việt Nam, dứa được trồng ở khắp nơi, chỉ tính riêng ở huyện Tiên Phước, 
tỉnh Tiền Giang diện tích dứa với hơn 15.000 ha, sản lượng khoảng 250.000 
tấn/năm. Lượng phế phẩm của dứa chiếm hơn 70% trọng lượng trái dứa (Lại Thị 
Ngọc Hà, 2009). Khảo sát 2 giống dứa trồng phổ biến ở Việt Nam là giống Queen 
và giống Cayenne, Nguyễn Thị Cẩm Vi, 2011, cho biết enzyme bromelain một loại 



enzyme protease có mặt ở hầu hết các bộ phận của trái dứa như: vỏ, lá, chồi, cuống, 
lõi và thịt quả. Như vậy, khi sử dụng trái dứa để chế biến và ăn tươi, chúng ta đã bỏ 
phí một lượng rất lớn enzyme bromelain. Nếu sử dụng lượng enzyme này để thuỷ 
phân phụ phế phẩm từ ngành chế biến cá tra không những giúp làm giảm ô nhiễm 
môi trường mà còn tạo ra được một lượng phân hữu cơ quý giá phục vụ cho nền sản 
xuất nông nghiệp sạch của nước nhà.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài ”Sản xuất phân 
bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp”. 

tải về 4.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương