Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài


Chương 4 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GEODATABASE ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUẢNG BÌNH



tải về 353.46 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
1   2   3   4   5   6

Chương 4

THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU GEODATABASE ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN QUẢNG BÌNH

1. Cấu trúc mô hình Geodatabase


Geodatabase là định dạng chính để thao tác với dữ liệu địa lý của ArcGIS. Thành phần cơ bản của một dataset bao gồm:

Feature class: Lưu trữ các loại đối tượng địa lý có thể hiện không gian là điểm, đường, vùng và ghi chú (annotation).

Table: Lưu trữ các loại dữ liệu phi không gian dưới dạng bảng thông tin.

Rater: Lưu trữ dữ liệu ảnh.



Trên cơ sở phân tích tính hợp lý của quy mô nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý theo cấu trúc Personal Geodatabase.


1.1. Cơ sở toán học của Geodatabase


Thông số kỹ thuật chi tiết về cơ sở toán học của cơ sở dữ liệu bản đồ nền chi tiết như sau:

a) E-líp-xô-ít quy chiếu WSG-84 với kích thước bán trục lớn: 6.378.137m; độ dẹt: 1/298, 257223563.

b) Vị trí ellipsoid Quốc gia WGS84 được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ việt nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.

c) Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính.

d) Hệ thống toạ độ phẳng UTM quốc tế được thiết lập trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.

e) Lưới chiếu bản đồ: Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3o có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0 = 0,9999 để thành lập các bản đồ nền có tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/2.000; Kinh tuyến trục là 1060 cho tỉnh Quảng Bình.


1.2. Cơ sở địa lý của hệ thống


Cơ sở địa lý là phần nền của bản đồ chuyên đề, được xem như cái sườn để định vị chính xác nội dung chuyên môn. Khi sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu địa lý tỉnh Quảng Bình sẽ giúp cho việc định hướng và xác định các đối tượng không gian liên quan nhanh chóng và chính xác hơn giúp cho công tác phân tích chuyên đề được dễ dàng.

1.3. Nguồn dữ liệu xây dựng bản đồ


Cơ sở dữ liệu địa lý tỉnh Quảng Bình là sự kết hợp giữa nguồn cơ sở dữ liệu bản đồ nền có sẵn (thừa kế của các công trình khoa học trước đây), kết quả khảo sát thực địa và kết quả phân tích các tư liệu viễn thám của đề tài.

Khuôn dạng dữ liệu địa lý của hệ thống được chuẩn hóa theo định dạng chuẩn về cơ sở dữ liệu chạy trên nền của hệ phần mềm ArcGIS (ESRI). Bộ phần mềm ArcGIS cung cấp đủ các giải pháp để xây dựng một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh và có khả năng khai thác hết các chức năng GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop, máy chủ (bao gồm Web), hoặc hệ thống thiết bị di động.


1.4. Cấu trúc Geodatabase


Toàn bộ dữ liệu địa lý Quảng Bình được thống kê qua bảng sau:

Bảng thống kê cơ sở dữ liệu địa lý Quảng Bình

STT

Tên dữ liệu

Chuẩn dữ liệu

Định dạng

Thư mục chứa

1

Báo cáo tổng hợp

Microsoft Office

Word

Báo cáo tổng hợp

2

Báo cáo tóm tắt

Microsoft Office

Word

Báo cáo tóm tắt

3

Các báo cáo chuyên đề

Microsoft Office

Word

Các báo cáo chuyên đề

4

Các hình ảnh

Image

Jpeg

- Ảnh thực địa

- Ảnh sưu tầm



5

Dữ liệu nền

Vector

Geodatabase

- Uyban_xa

- Uyban_huyen

- Ranhgioivungnghiencuu

- Ranh gioi_xa

- Ranh gioi_huyen

- Ranhgioi_tinh

- Ranhgioi_quocgia

- Diadanh



6

Bản đồ hiện trạng thảm thực vật

Vector

Geodatabase

thamthucvat

7

Bản đồ địa chất thủy văn Quảng Bình

Vector

Geodatabase

- Diachat_TV

- Tuoi_Diachat



8

Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ

Vector

Geodatabase

- Dia_chat_QB

9

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Quảng Bình

Vector

Geodatabase

- HTSDD_2010

10

Bản đồ độ dốc Quảng Bình

Raster

Geodatabase

- Do_doc

11

Bản đồ hệ số C

Raster

Geodatabase

- Hesoxoimon_C

12

Bản đồ hệ số K

Raster

Geodatabase

- Hesoxoimon_K

13

Bản đồ hệ số LS

Raster

Geodatabase

- Hesoxoimon_LS

14

Bản đồ hệ số R

Raster

Geodatabase

- Hesoxoimon_R

15

Bản đồ lượng mưa trung bình năm

Raster

Geodatabase

-Luongmuatrungbinhnam

16

Bản đồ xói mòn tiềm năng

Raster

Geodatabase

- Tiemnangxoimon

17

Bản đồ hiện trạng xói mòn

Raster

Geodatabase

- Hientrangxoimon




Bản đồ phân vùng tiềm năng nông lâm ngư nghiệp vùng đồng bằng ven biển đồi núi thấp

Vector

Geodatabase

-Tiem nang nong lam ngu

18

Bản đồ phân vùng tiềm năng đất đai







- Tiem nang dat dai

19

Các ảnh vệ tinh hiện trạng sử dụng đất 2001, 2005, 2010 đã xử lý

Raster

Geodatabase

- Grid_HTSDD_2001

- Grid_HTSDD_2005

- Grid_HTSDD_2010


20

Các ảnh vệ tinh thảm thực vật Quảng Bình 2001, 2005, 2010 đã xử lý

Raster

Geodatabase

- Grid_HTTTV_2001

- Grid_HTTTV_2005

- Grid_HTTTV_2010

1.5. Cấu trúc thuộc tính các lớp chuyên đề trong Geodatabase


Cấu trúc thuộc tính các lớp chuyên đề trong Geodatabase gồm:

- Bản đồ hiện trạng thảm thực vật.

- Bản đồ địa chất thủy văn Quảng Bình.

- Bản đồ địa chất trầm tích Đệ Tứ.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Bản đồ độ dốc.

- Bản đồ xói mòn tiềm năng.

- Bản đồ hiện trạng xói mòn.

- Bản đồ phân vùng tiềm năng đất đai.

- Bản đồ phân vùng tiềm năng nông lâm ngư nghiệp.


2. Xây dựng và khai thác cơ sở d liệu địa lý


ArcGIS có thể làm việc với dữ liệu không gian thuộc một trong các định dạng như sau:

- Định dạng Shapefile

- Định dạng Coverage.

- Tổ chức coverage trong ArcInfo.

- Định dạng Geodatabase.

- Định dạng file CAD.

- Dữ liệu dạng bảng xác định vị trí.

- Dữ liệu dạng ảnh.

- Sử dụng dữ liệu địa lý từ mạng internet.

2.1. Khai thác thông tin trong Arccatalog


Đề tài đã hướng dẫn các bước sử dụng và khai thác thông tin trong ArcCatalog, như cách khởi động ArcCatalog, hình thức hiện thị dữ liệu, kết nối đến thư mục…

2.2. Khai thác, biên tập dữ liệu thuộc tính trong Arcmap


Đề tài đã hướng dẫn các bước khai thác, biên tập dữ liệu thuộc tính trong ArcMap như các cách khởi động ArcMap; Các liên kết dữ liệu GIS_Geodatabase Quảng Bình trong ArMap; Giao diện trong ArcMap; Các công cụ trong ArcMap; Quản lý dữ liệu trong ArcMap; Biên tập dữ liệu đồ họa trong ArcMap.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận


Kết quả đề tài đã tổng hợp được một khối lượng lớn tài liệu do nhiều tác giả đã thực hiện trước đây cùng nhiều kết quả biên hội điều tra bổ sung và nghiên cứu của Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững tại thành phố Huế và Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh.

Việc ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS đã khiến cho công tác phân tích và tổng hợp dữ liệu mang tính hệ thống và có định hướng, đây là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt đối với các bản đồ chuyên đề đòi hỏi nhiều thông tin, sự biến đổi của đối tượng nghiên cứu qua từng giai đoạn thời gian và không gian rộng lớn, cũng như mang tính cập nhật đối với yêu cầu nghiên cứu cho hiện tại.

Kết quả nghiên cứu địa chất trầm tích Đệ Tứ 1:50.000 thể hiện được 14 đơn vị có nguồn gốc từ cổ đến trẻ. Từ các đặc điểm và phân bố của các đơn vị này cho thấy có mối liên hệ về bản chất với tài nguyên đất. Qua đó, góp phần đánh giá chính xác hơn bản chất đất đai vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình. Mỗi bản chất của đơn vị trầm tích đều có một ý nghĩa trong sử dụng đất và tiền đề tìm kiếm khoáng sản. Đặc biệt là làm rõ được quy mô, bản chất và ranh giới giữa cồn cát trắng và cồn cát xám vàng. Qua đó, có thể đề xuất bố trí cây trồng và khai thác tiềm năng các cồn cát có hiệu quả lớn.

Trữ lượng khai thác tiềm năng tầng nước ngầm nông trong vùng cát ven biển không lớn. Do đó, nhìn về lợi ích lâu dài, nhất là các tiềm năng chưa được khai thác như: du lịch, nghỉ dưỡng, kinh tế biển…, cần hạn chế khai thác phục vụ nuôi trồng thủy sản có thể làm suy thoái và ô nhiễm tầng nước ngầm nông.

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, diện tích các loại thảm thực vật tỉnh Quảng Bình có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, diện tích rừng trong giai đoạn này tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là đối tượng rừng trồng có diện tích 46.043ha năm 2001, đến năm 2010 tăng lên 138.065,04ha, gấp 3 lần so với năm 2001.

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, mục đích sử dụng đất tỉnh Quảng Bình biến động mạnh nhất ở rừng trồng và nhóm đất chưa sử dụng. Đặc biệt từ năm 2000 đến 2005, diện tích rừng trồng tăng 1,78 lần, trung bình mỗi năm tăng 89,29km2, và tăng 1,35 lần trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, diện tích của nhóm đất chưa sử dụng giảm mạnh, hầu hết chuyển sang rừng trồng, đất nông nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng, từ 1026,49km2 năm 2001 còn lại 420,82km2 năm 2005. Tốc độ phát triển đất ở và đất chuyên dụng của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn này còn thấp, thể hiện ở biến động diện tích không lớn, từ 240,81km2 lên 286,84km2 năm 2010, trung bình mỗi năm 4,6km2. Điều này cho thấy, sử dụng đất tỉnh Quảng Bình giai đoạn này còn chưa hợp lý, cần có sự đánh giá lợi ích lâu dài của diễn biến sử dụng đất để có những giải pháp kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Mức độ xói mòn đất tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình khá lớn, tuy nhiên hiện trạng xói mòn đất hiện tại chưa đến mức báo động do diện tích lớp phủ rừng chiếm tỷ lệ lớn, tuy nhiên cần phải có các biện pháp phủ xanh và ngăn ngừa thích hợp đối với những khu vực có hiện trạng xói mòn lớn hơn 10 tấn/ha/năm nhằm tránh nguy cơ thoái hóa và sa mạc hóa đất đai.

Tiến hành phân chia tổng quát vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình thành 3 vùng tiềm năng nông-lâm-ngư nghiệp, bao gồm:

- Vùng có khả năng nông nghiệp.

- Vùng có khả năng cây lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản – du lịch.

- Vùng có khả năng cây công nghiệp – cây ăn quả - cây lâm nghiệp.

Tất cả các vùng tiềm năng được thể hiện trên bản đồ phân vùng tiềm năng nông – lâm – ngư nghiệp, tỉ lệ 1:50.000 cho cả vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình.

Tuy có một số khó khăn và hạn chế về điều kiện tự nhiên như: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng nhưng tiềm năng nông-lâm-ngư nghiệp vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp còn lớn và giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình. Trong đó, vùng đồi núi thấp vẫn còn nhiều tiềm năng cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm.

Cần áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ sản xuất, khắc phục tập quán sản xuất giản đơn của người dân, đặc biệt là đẩy mạnh công tác khuyến nông, phát huy các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Trước mắt, sớm có kế hoạch bổ sung nghiên cứu các giải pháp thủy lợi đảm bảo thoát lũ nhanh và giữ được nước mạnh trong mùa cạn. Phát triển nhanh kinh tế trồng cây công nghiệp lâu năm trên vùng đồi núi thấp.

Phát triển du lịch vùng cát ven biển sẽ đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế, môi trường, xã hội. Đặc biệt là cần bảo vệ tầng nước ngầm nông trong vùng cát để phát triển du lịch.



Phải thật sự quan tâm đến lợi ích dân sinh, phát huy thế mạnh vùng cồn cát ven biển và vùng đồi núi thấp còn nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

2. Kiến nghị


Tiếp tục nghiên cứu tiềm năng tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng gò đồi núi thấp nhằm phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến 2020.




tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương