Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài



tải về 353.46 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
  1   2   3   4   5   6
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồ Đình Duẩn

Đồng chủ nhiệm: TS. Lê Ngọc Thanh

2. Tổ chức chủ trì đề tài: Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển bền vững tại TP.Huế

3. Cấp quản lý: Cấp tỉnh

4. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay các tài liệu chuyên đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung khá đầy đủ, được thực hiện bởi nhiều đề tài, dự án khác nhau. Các nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cung cấp một khối lượng lớn tài liệu, số liệu liên quan.

Tuy nhiên, để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần phải hệ thống hóa, sử dụng và khai thác một cách hiệu quả toàn bộ các tài liệu này. Sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên theo các tiêu chí thống nhất và xây dựng một cơ sở dữ liệu nhất quán trên nền tảng công nghệ thông tin - ở đây là GIS và Viễn thám - để quản lý và khai thác một cách thuận tiện và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho tỉnh Quảng Bình trong những năm trước mắt và lâu dài.

Những kết quả của đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Quảng Bình” là cơ sở khoa học phục vụ triển khai các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,…), bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ và bền vững.


5. Mục tiêu của đề tài


- Biên hội, điều tra bổ sung, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình bằng các công cụ của GIS và Viễn thám, xây dựng các công cụ khai thác cơ sở dữ liệu này.

- Xây dựng các luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên của tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:

- Địa chất trầm tích Đệ Tứ - Địa mạo và khoáng sản.

- Cấu trúc địa chất.

- Tài nguyên đất.

- Hiện trạng và diễn biến sử dụng đất.

- Sinh thái (Rừng - Thảm thực vật.

- Biên hội đặc điểm khí hậu, thủy – hải văn.

- Biên hội và điều tra đặc điểm địa chất thủy văn của khu vực cát ven biển.

- Phân tích, đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình.

7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


Để thực hiện mục tiêu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có; các tài liệu, tư liệu có liên quan được lưu trữ.

- Các phương pháp nghiên cứu địa chất.

- Các phương pháp nghiên cứu về đất.

- Các phương pháp nghiên cứu địa vật lý.

- Các phương pháp nghiên cứu sinh thái.

- Phương pháp Viễn thám (Remote Sensing) và Hệ thông tin địa lý (GIS).

- Phương pháp bản đồ.

- Phương pháp sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

- Phương pháp đánh giá tổng hợp liên ngành có hệ thống và có định hướng (chú ý đến đặc điểm chung của khu vực Bắc miền Trung).



8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học phục vụ triển khai các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,…), bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ và bền vững.



9. Kinh phí thực hiện đề tài

10. Thời gian thực hiện đề tài

11. Bố cục đề tài

Bố cục đề tài gồm có mở đầu, 4 chương và kết luận, kiến nghị:

- Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Chương 2: Điều kiện kinh tế - xã hội.

- Chương 3: Phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội.

- Chương 4: Thiết kế cơ sở dữ liệu Geodatabase điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Bình.

- Kết luận và kiến nghị.
B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

MỞ ĐẦU


Quảng Bình là một tỉnh chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự chuyển đổi này đã giúp Quảng Bình đạt được những thành tựu vượt bậc trong những năm qua. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy còn rất nhiều những thách thức cần phải được đưa vào bài toán tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tầm nhìn xa hơn. Do đó, cần phải có một nghiên cứu có tính hệ thống làm nền tảng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và bền vững.

Hiện nay các tài liệu chuyên đề về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và một số vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung khá đầy đủ, được thực hiện bởi nhiều đề tài, dự án khác nhau. Các nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cung cấp một khối lượng lớn tài liệu, số liệu liên quan.

Tuy nhiên, để phục vụ cho việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần phải hệ thống hóa, sử dụng và khai thác một cách hiệu quả toàn bộ các tài liệu này. Sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên theo các tiêu chí thống nhất và xây dựng một cơ sở dữ liệu nhất quán trên nền tảng công nghệ thông tin - ở đây là GIS và Viễn thám - để quản lý và khai thác một cách thuận tiện và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường cho tỉnh nhà trong những năm trước mắt và lâu dài.

Những kết quả của đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS điều tra, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Quảng Bình” là cơ sở khoa học phục vụ triển khai các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,…), bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ và bền vững.



Chương 1

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Vị trí địa lý


Tỉnh Quảng Bình nằm ở vĩ độ từ 16055'12'' đến 18005'12'' Bắc và kinh độ 105036'55'' đến 106059'37'' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 116,04km và có diện tích 20.000km2 thềm lục địa; phía tây giáp nước CHDCND Lào với 201km đường biên giới.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065 km2, dân số năm 2008 là 857,82 nghìn người, chiếm 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước.

Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới và 6 huyện là Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ (4 huyện giáp biển); Tuyên Hoá, Minh Hoá (hai huyện miền núi); 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 10 phường, 8 thị trấn và 141 xã.

2. Địa chất - địa mạo

2.1. Đặc điểm địa chất


Trên cơ sở các tài liệu của Tổng cục Địa chất Việt Nam đã xuất bản, đề tài nghiên cứu đã nêu đặc điểm các thành tạo trước Đệ Tứ, bao gồm: Các thành tạo cổ sinh (Paleozoi); Các thành tạo trung sinh (Mesozoi); Các thành tạo tân sinh (Kainozoi).

2.2. Đặc điểm tân kiến tạo, địa mạo

Đề tài đã nêu rõ đặc điểm tân kiến tạo, địa mạo Quảng Bình như đặc điểm kiến tạo khu vực, cấu trúc nếp uốn; đặc điểm hoạt động tân kiến tạo liên quan đến phát triển địa hình; đặc điểm địa mạo các loại khu vực địa hình Quảng Bình.

3. Khí hậu


Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt.

- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24-25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

Đề tài đã nêu các đặc điểm về khí hậu Quảng Bình như: Chế độ bức xạ, chế độ nhiệt, chế độ mưa, ẩm, bốc hơi, các loại hình thể thời tiết nguy hiểm…


4. Thủy văn

4.1. Chế độ thủy văn

4.1.1. Hệ thống sông suối


Quảng Bình có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Gianh và hệ thống sông Kiến Giang. Ngoài ra còn có sông Roòn, sông Lý Hoà, sông Nhật Lệ và sông Dinh. Tính từ Bắc xuống Nam có các lưu vực: sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Trong đó sông lớn nhất là sông Gianh có chiều dài 158km, diện tích lưu vực 4.680km2.

Các sông Quảng Bình có trữ năng thủy điện khá lớn.


4.1.2. Các công trình thuỷ lợi


Toàn tỉnh Quảng Bình có khoảng 123 hồ lớn nhỏ, dung tích khoảng 343 triệu m3 nước, trong đó 30 hồ có dung tích từ 0,8 triệu m3.

4.2. Đặc điểm địa chất thủy văn khu vực cát ven biển


Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình được phân chia thành 3 tầng chứa nước lỗ hỗng.

Nước lỗ hỗng tồn tại trong các thành tạo Kainozoi, hệ Đệ Tứ được phân thành các tầng chứa nước sau (kể từ trên xuống):

- Tầng chứa nước hệ Đệ Tứ không phân chia (q).

- Tầng chứa nước Holocen (qh).

- Tầng chứa nước Pleistocen (qp).

4.3. Đánh giá nước ngầm tầng nông trong cát ven biển tỉnh Quảng Bình

Đề tài đã đánh giá chất lượng nước ngầm tầng chứa nước (qh), diễn biến mực nước ngấm, trữ lượng khai thác tiềm năng nước ngầm tầng nông vùng cát ven biển Quảng Bình.



tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương