Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài


Thổ nhưỡng và tài nguyên đất



tải về 353.46 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
1   2   3   4   5   6

5. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất

5.1. Thổ nhưỡng


Căn cứ vào kết quả điều tra thực địa và số liệu phân tích, căn cứ vào hướng dẫn phân loại đất của FAO-UNESCO, đất Quảng Bình chia thành 10 nhóm - 23 đơn vị đất và 56 đơn vị đất phụ.

5.2. Ứng dụng viễn thám nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất

5.2.1. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất


Để tiến hành nghiên cứu không gian lãnh thổ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Quảng Bình với tỷ lệ 1:50.000, việc sử dụng nguồn ảnh viễn thám thu nhận từ vệ tinh Landsat là phù hợp.

Bộ ảnh viễn thám được sử dụng bao gồm ảnh Landsat7 ETM+ và ALOS Avinir-2, gồm có:



Bảng bộ ảnh viễn thám sử dụng

STT

Scene ID

Thời gian

Độ phân giải

1

LE71260482010073EDC00

14/03/2010

30m

2

ALAV2A163093260

15/02/2009

10m

Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập, đề tài đã thống kê được diện tích các loại hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Bình năm 2010 như sau:



Bảng diện tích các loại hình sử dụng đất tỉnh Quảng Bình năm 2010

STT

Loại hình sử dụng

Ký hiệu

Diện tích (km2)

Tỷ lệ (%)

1

Đất nông nghiệp

NNP

635,09

7,88

2

Rừng trồng

RT

1368,53

16,98

3

Rừng tự nhiên

RTN

5396,01

66,96

4

Đất ở và đất chuyên dùng

OTC&CDG

286,84

3,56

5

Đất sông suối kênh rạch

SON

76,12

0,94

6

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

295,47

3,67

 

Tổng

 

8058,06

100,00

5.2.2. Nghiên cứu diễn biến sử dụng đất


Báo cáo nghiên cứu đề tài đã thể hiện các số liệu diễn biến sử dụng đất, nguyên nhân diễn biến sử dụng đất các giai đoạn từ 2000-2010.

5.3. Nghiên cứu xói mòn tiềm năng và hiện trạng xói mòn đất


Để nghiên cứu xói mòn tiềm năng và hiện trạng xói mòn đất, đề tài sử dụng công thức mất đất phổ dụng:

A = R. K. L. S. C. P

Trong đó:

A: là lượng đất mất hằng năm (tấn/ha); R: hệ số xói mòn bởi mưa; K: hệ số xói mòn của đất; LS: hệ số chiều dài sườn và độ dốc; C: hệ số thảm phủ; P: hệ số bảo vệ đất.

Kết quả phân tích cho thấy, tỉnh Quảng Bình có khoảng 241.252,43ha diện tích đất có độ dốc cấp I (độ dốc nhỏ hơn 3 độ) chiếm 30,16% tổng diện tích, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển; 78.681,60ha diện tích đất có độ dốc cấp II (độ dốc từ 3-8 độ) chiếm 9,84%; 108.318,13ha diện tích đất có độ dốc cấp III (độ dốc từ 8-15 độ) chiếm 13,54%; 90.337,53ha diện tích đất có độ dốc cấp IV (độ dốc từ 15-20 độ) chiếm 11,29%; 80.150,43ha diện tích đất có độ dốc cấp V (độ dốc từ 20-25 độ) chiếm 10,02%; và 201.114,24ha diện tích đất có độ dốc cấp VI (độ dốc lớn hơn 25 độ) chiếm 25,14% tổng diện tích toàn tỉnh.



tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương