Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài


Dân cư và lực lượng lao động



tải về 353.46 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
1   2   3   4   5   6

2.1. Dân cư và lực lượng lao động


2.1.1. Dân cư

Theo số liệu thống kê, năm 2008 dân số Quảng Bình có 857.818 người, trong đó nữ có 435.235 người chiếm 50,7%; dân số thành thị 124.404 người, chiếm 14,5% dân số. Người Kinh chiếm hơn 98,5%, có 15 tộc người thiểu số chỉ chiếm 1,5%. Mật độ dân số trung bình năm 2008 là 108 người/km2. Dân cư bố không đều. Thành phố Đồng Hới có mật độ 696 người/km2, huyện Quảng Trạch 336 người/km2, huyện Minh Hoá 33 người/km2, huyện Tuyên Hoá 71 người/km2.



2.1.2. Lực lượng lao động

Tính đến năm 2008, số dân trong độ tuổi lao động khoảng 480 ngàn người (chiếm 55,7% dân số), trong đó có 432 ngàn người tham gia lao động trong các ngành kinh tế (chiếm 50% dân số). Hàng năm Quảng Bình được bổ sung khoảng 6,7 ngàn người lao động, nhưng lực lượng lao động đã được qua trình độ đào tạo ở Quảng Bình chỉ chiếm 36%, trong đó qua đào tạo nghề chiếm 20%.


2.2. Giáo dục đào tạo và phát triển nguồn lực


Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo được tăng lên năm 2009 đạt 36%, trong đó đào tạo nghề là 20%. Hệ thống dạy nghề của tỉnh được tăng cường, thiết bị ngày càng hiện đại. Quy mô tuyển sinh vào các trường và cơ sở dạy nghề tăng. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề chưa có bước đột phá, nhìn chung còn hạn chế, thiếu đồng bộ.

2.3. Y tế, dân số - gia đình và trẻ em


Mạng lưới các cơ sở y tế phát triển rộng khắp, 100% xã, phường có trạm y tế. Cơ sở vật chất và máy móc thiết bị y tế được tăng cường đầu tư, nâng cấp theo hướng chuẩn quốc gia về y tế xã, hiện có 99/159 xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (chiếm 62,3%). Cán bộ y tế được chăm lo đào tạo, nhất là các tuyến ở cơ sở, 100% thôn bản có nhân viên y tế, 143/159 trạm y tế có bác sĩ (chiếm 89,9%). Hàng năm có hơn 1,2 triệu lượt người khám và chữa bệnh, đảm bảo đủ các loại thuốc thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân.

2.4. Giải quyết việc làm và thực hiện chính sách xã hội


Đẩy mạnh đào tạo nghề, triển khai sàn giao dịch việc làm để tạo cơ hội tìm việc; Phát triển các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu lao động nên công tác giải quyết việc làm có chuyển biến. Năm 2009 giải quyết việc làm cho 29.300 lao động, xuất khẩu lao động 2.115 người, giảm tỷ lệ thất nghiệp còn 1,4%.

Công tác bảo trợ xã hội và xóa đói giảm nghèo được sự quan tâm của các cấp, các ngành, thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, tạo nhiều cơ hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Năm 2009 đã giảm được 3,5% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 19,64% xuống còn 16,1%; có 15.446 người được hưởng trợ cấp xã hội; hỗ trợ gạo cho nhân dân vùng khó khăn, thiếu đói do thiên tai.


3. Đánh giá tác động tai biến môi trường đến sự phát triển kinh tế - xã hội


Trong đề tài này, việc đánh giá tác động của các tai biến môi trường đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chủ yếu đánh giá tác động của bão, ô nhiễm môi trường, trượt lở, xói mòn.

3.1. Bão

Đề tài đã đề cập khá rõ về các hình thế thời tiết nguy hiểm như gió Tây nam khô nóng, bão và áp thấp nhiệt đới, giông lốc, mưa đá... Mức độ nguy hiểm của các dạng thời tiết bất lợi trong thời gian gần đây là rất lớn và rất khó dự đoán. Các cơn bão lớn như Xangsane (2006) hay Mekkhala (2008) gần đây đã gây thiệt hại to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và được xếp vào 5 cơn bão nguy hiểm nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm nay.



3.2. Xói mòn

Quảng Bình là một tỉnh có sự phân dị về địa hình mạnh mẽ, độ dốc Quảng Bình tập trung chủ yếu ở cấp I (nhỏ hơn 3 độ) chiếm 30, 16% ở vùng đồng bằng và cấp VI (lớn hơn 25 độ) 25,14% ở vùng núi phía Tây. Chính sự phân dị lớn về địa hình như vậy, mà cấp độ xói mòn tiềm năng của tỉnh chủ yếu cấp I (0-49.99 tấn/ha/năm) ở vùng đồng bằng và cấp VIII (lớn hơn 3.200 tấn/ha/năm) ở vùng núi phía Tây Bắc và Tây Nam.

Qua kết quả nghiên cứu, mức độ xói mòn hiện tại của tỉnh chưa đến mức đáng báo động, tuy nhiên không vì thế mà không có các biện pháp phòng ngừa cũng như lựa chọn các loại hình sử dụng đất hợp lý nhằm tránh nguy cơ thoái hóa đất.

Ngoài ra, xói mòn đất làm giảm năng suất cây trồng và tăng chi phí sản xuất cây lương thực. Xói mòn làm giảm khả năng giữ nước của đất khiến việc sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất.



3.3. Trượt lở

Trượt lở, sụt lún đất xảy ra gây nhiều tác động bất lợi đối với tình hình sản xuất của người dân cũng như tính mạng và tài sản con người. Một trong những tác động lớn của dạng tai biến này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là làm biến dạng các công trình xây dựng. Ngoài ra còn tác động mạnh đến môi trường, làm biến đổi thảm thực vật rừng, nhiều cây lớn bị gãy đổ, cây con không thể phát triển, làm giảm khả năng giữ nước kéo theo nhiều tác động tiêu cực khác như xói mòn rửa trôi lớp đất mặt, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đặc biệt là độ đục và hàm lượng chất rắn trong nước tăng cao.



3.4. Ô nhiễm môi trường

Theo báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho thấy tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh như sau:



3.4.1. Môi trường nước

3.4.1.1. Môi trường nước mặt

Trên địa bàn Quảng Bình trong những năm gần đây chưa có dấu hiệu ô nhiễm đáng kể, tuy nhiên một số lúc, một số nơi đã có những dấu hiệu gia tăng một số tác nhân ô nhiễm như dầu mỡ, hoá chất nông nghiệp nước thải sản xuất, đặc biệt là nước mặt trên các đoạn sông đi qua khu dân cư tập trung, khu vực đô thị và khu vực có mật độ sản xuất công nghiệp lớn.

3.4.1.2. Môi trường nước ngầm

Nhìn chung qua các kết quả khảo sát cho thấy nước dưới đất chưa có dấu hiệu gia tăng các thành phần chất lượng. Tuy nhiên, một số nơi chủ yếu là vùng cát ven biển đã có hiện tượng xâm nhập mặn ở mức độ nhẹ do hoạt động nuôi tôm trên cát. Chất lượng nước dưới đất có sự biến động theo mùa rõ rệt, vào mùa khô mức nước dưới đất hạ thấp, nước dưới đất chủ yếu được cung cấp bởi các mạch ngầm nên hàm lượng các ion trong nước tăng. Nhưng ngược lại vào mùa mưa hàm lượng chất rắn tổng số và coliform lại tăng cao hơn.

3.4.1.3. Nước biển ven bờ

Kết quả qua trắc năm 2008 của Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các bãi tắm Nhật Lệ, Đá Nhảy, Quảng Phúc đang ở gần mức cảnh báo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến phát triển du lịch vùng ven biển tỉnh Quảng Bình. Tại các biển Ngư Hòa, Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Nam, Cửa Phú là các khu vực có hoạt động nuôi trồng thủy sản, nước thải nuôi tôm không qua xử lý xả thẳng trực tiếp ra biển làm gia tăng đáng kể hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các biển này, trong thời gian dài với tải lượng lớn có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của hải sản tự nhiên. Dọc bãi biển Nhật Lệ, vào mùa du lịch nước thải, chất thải từ hệ thống nhà hàng, khách sạn, góp phần đáng kể vào việc gây nhiễm bẩn khu vực biển. Qua đó nhận thấy mức độ tác động của các hoạt động kinh tế xã hội của các vùng ven biển như: hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản, dịch vụ kinh doanh du lịch, đến chất lượng nước biển ven bờ ngày càng rõ nét.

3.4.2. Môi trường không khí

Theo kết quả tiến hành thực hiện quan trắc theo định kỳ của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Quảng Bình cho thấy, chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có sự gia tăng về nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh, đặc biệt NO2 đã bị ô nhiễm tại một số vị trí là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Khí NO2 đo được chủ yếu do khí thải của các phương tiện cơ giới sử dụng nhiên liệu diezen trong quá trình lưu thông. Tuy nhiên sự ô nhiễm này chỉ mang tính tức thời, cục bộ, xảy ra trong phạm vi hẹp cho nên chưa thể đánh giá được chất lượng môi trường không khí xung quanh đã bị suy giảm.



3.4.3. Chất thải rắn

Theo điều tra sơ bộ của Công ty Công trình đô thị Quảng Bình, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong những năm gần đây tăng cao so với những năm về trước. Trong đó nguồn rác thải sinh hoạt khó kiểm soát, phụ thuộc vào ý thức người dân.

Tình trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều bất cập, thiếu đầu tư đồng bộ, chôn lấp chưa hợp vệ sinh, chưa đúng kỹ thuật. Trong các năm gần đây UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tuy đã có sự quan tâm đầu tư về thu gom rác thải nhưng tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn đông dân cư, thị tứ, thị trấn chưa đạt 50% lượng rác thải thải ra. Tại thành phố Đồng Hới, tỷ lệ này cũng mới đạt khoảng 61-63%.

Chương 3

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TỰ NHIÊN, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Phân tích, đánh giá tiềm năng tự nhiên

1.1. Cơ sở đánh giá


Dựa vào việc điều tra, phân tích 4 mặt cắt tổng hợp I, II, III, IV và rút ra nhận xét về mối quan hệ gữa hiện trạng sử dụng đất và các yếu tố tự nhiên liên quan. Qua đó có cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tiềm năng đất đai, một loại tài nguyên quan trọng nhằm định hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đến ngành nông - lâm - ngư nghiệp vùng đồng bằng ven biển và vùng gò đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình, là ngành kinh tế cần được đầu tư phát triển sâu về chất lượng trong xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông, lâm, ngư nghiệp.

1.2. Phân vùng tiềm năng tài nguyên đất vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp


1.2.1. Nguyên tắc phân vùng

Đất vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình được phân chia thành 3 vùng chính: vùng đất phù sa, vùng đất cát ven biển, vùng đất vỏ phong hóa đá gốc. Các vùng đất sẽ được phân thành 15 tiểu vùng đất và mỗi tiểu vùng sẽ gồm có một số khu đất tương ứng... dựa vào các yếu tố địa hình, địa chất trầm tích và đất.



1.2.2. Tiềm năng tài nguyên đất vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp

Đất vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình được phân thành 3 vùng đất, 14 tiểu vùng và 24 khu đất.




tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương