Nghiên cứU, ĐIỀu tra, XÁC ĐỊnh các loại sâU, BỆnh hại chủ YẾu trên cây cao su tại quảng bình và ĐỀ xuất biện pháp phòng trừ TỔng hợP



tải về 0.55 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31978
  1   2   3   4   5
NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA, XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI SÂU,

BỆNH HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY CAO SU TẠI QUẢNG BÌNH

VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP
A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1. Tên chủ nhiệm đề tài: ThS. Từ Minh Hải

2. Cơ quan chủ trì đề tài: Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Bình

3. Cấp quản lý đề tài: Cấp tỉnh

4. Tính cấp thiết của đề tài

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình tính đến năm 2012 diện tích cao su toàn tỉnh là 17.330,5ha. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây tình hình sâu, bệnh gây hại trên cây cao su đang ngày càng gia tăng về diện tích và mức độ gây hại. Trong năm 2010 và 2011 đã có hơn 5.000ha cao su bị nhiễm bệnh phấn trắng, trong đó có trên 50% diện tích cao su khai thác bị rụng toàn bộ lá. Bệnh đã làm giảm thời gian khai thác từ 2-3 tháng, ảnh hưỡng rất lớn đến năng suất, sản lượng mủ, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người trồng cao su. Ngoài ra các bệnh như héo đen đầu lá, nứt thân xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cao su khai thác, đặc biệt một số vườn cao su tiểu điền bị chết không rõ nguyên nhân cũng gây thiệt hại khá nghiêm trọng.

Nguyên nhân sâu, bệnh hại cây cao su tăng ngoài yếu tố thời tiết bất lợi, sử dụng giống không thích hợp, trình độ trồng và chăm sóc của người sản xuất còn thấp... thì nguyên nhân chủ yếu đó là các cơ quan chuyên môn chưa xác định được thành phần sâu, bệnh và đặc điểm phát sinh gây hại, từ đó việc hướng dẫn phòng trừ chưa kịp thời và hiệu quả chưa cao.

Vì vậy, muốn phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây cao su cần thiết phải có sự nghiên cứu, xác định rõ thành phần sâu, bệnh hại và đặc điểm phát sinh gây hại từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ môt cách có hiệu quả



5. Mục tiêu của đề tài

- Xác định được thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu và đặc điểm phát sinh gây hại trên cây cao su tại Quảng Bình.

- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp các đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình.

6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên 2 loại hình cao su là cao su kiến thiết cơ bản và khai thác.

- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện điều tra thực trạng, xác định thành phần sâu bệnh hại trên 4 vùng sinh thái gồm: huyện Minh Hóa, huyện Bố Trạch, địa bàn Công ty TNHH MTV Việt Trung, địa bàn Công ty TNHH MTV Lệ Ninh.

7. Phương pháp nghiên cứu của đề tài


  • Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất cây cao su:

+ Điều tra thực trạng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người trồng cao su.

+ Thu thập số liệu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cao su từ các năm trước tại các đơn vị, công ty có diện tích cao su lớn.

+ Tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, sau đó đánh giá thực trạng sản xuất cây cao su tại Quảng Bình.


  • Phương pháp nghiên cứu, xác định thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu và đặc điểm phát sinh gây hại trên cây cao su.

8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả đề tài là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn trong việc phòng chống sâu, bệnh hại cây cao su.



9. Kinh phí thực hiện đề tài: 449.138.000 đồng

10. Thời gian thực hiện đề tài: 15 tháng (7/2012 - 9/2013)

11. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng phát triển cây cao su ở Việt Nam

1.1. Tình hình phát triển cao su ở Việt Nam

Cây cao su được đưa vào Việt Nam năm 1897 do dược sĩ hải quân Pháp Edouard Raoul đưa đến bằng hạt cao su từ Java Indonesia.

Đến năm 1914, tại Suối Dầu - Nha Trang đã có khoảng hơn 300ha cao su.

Năm 1923, cây cao su bắt đầu được trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên và mãi đến năm 1960 mới phát triển mạnh. Năm 1975, Việt Nam có khoảng 65.000ha, phân bố Đông Nam Bộ khoảng 58.000ha, Tây Nguyên khoảng 3.482ha, các tỉnh miền Trung và Khu IV cũ khoảng 3.636ha .

Sau ngày hoà bình thống nhất đất nước (30/4/1975), diện tích cao su được trồng mới tăng mạnh nhưng chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa). Từ năm 1977, cao su ở Tây Nguyên phát triển trở lại do các Nông trường của Quân đội trồng. Đến năm 1985, cao su được trồng phổ biến ở Tây Nguyên do các doanh nghiệp nhà nước thuộc Cục Cao su (nay là Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam) đầu tư trồng.

Theo chiến lược phát triển cao su của Chính phủ Việt Nam, diện tích cao su định hình năm 2010 là 700.000a và tới năm 2020 là 1 triệu ha, trong đó cao su tiểu điền sẽ là 50%. Trong giai đoạn 2005-2015, diện tích cao su tiểu điền cần phát triển khoảng 180.000ha, còn cao su quốc doanh chỉ mở rộng thêm khoảng 70.000ha.



Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam


Năm

Diện tích (ha)

Diện tích tăng (ha)

Diện tích khai thác (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất

(Kg/ha/năm)

1976

76.600

-

-

39.100

-

1980

87.700

11.000

41.100

41.100

703

1985

180.200

92.500

63.650

47.900

753

1990

221.700

57.900

81.100

57.900

714

1995

278.400

56.700

146.900

124.700

849

2000

412.000

17.100

231.500

290.800

1.256

2005

482.700

28.625

334.210

481.600

1.441

2006

522.200

39.500

356.400

565.400

1.586

2007

556.300

34.100

377.800

605.800

1.603

2008

618.600

62.300

399.000

662.900

1.661

2009

674.200

55.600

421.600

723.700

1.717

2010

740.000

65.800

438.000

754.200

1.721

2011

790.000

50.00

450.000

780.000

1.733

Nguồn: Tổng cục Thống kê VN 2011
Tổng sản lượng cao su của Việt Nam trong năm 2011 tăng nhẹ đạt 780.000 tấn so với 754.200 tấn vào năm 2010 do diện tích được mở rộng thêm 50.000ha, tương ứng với 790.000ha và với diện tích khai thác ước đạt 450.000ha.

1.2. Thực trạng sử dụng giống của cao su Việt Nam

Trước năm 2006 các dòng vô tính được sử dụng là những giống được Tổng công ty Cao su Việt Nam khuyến cáo theo đề xuất của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam. Những giống được sử dụng nhiều là ở Đông Nam Bộ là RRIV 2, PB260, PB255 với năng suất từ 1,6-1,8 tấn/ha/năm. Ở Tây Nguyên và miền Trung, giống được sử dụng nhiều nhất là GT1, PB260, PB235, RRIV4. Giai đoạn 2006-2010 các giống được khuyến cáo trồng với diện tích lớn là giống RR600, PB260, GT1, RRIV 3.



Bảng 2: Cơ cấu giống cao su khuyến cáo cho giai đoạn 2006 – 2010

Đông Nam Bộ

Tây Nguyên 1 (< 600m)

Tây Nguyên 2 (600–700m)

Nam Trung Bộ

Bắc Trung Bộ

BẢNG 1 : 50-55 % diện tích, mỗi giống < 20% diện tích

RRIV 3

PB 260

PB 260

PB 260

RRIM 712

PB 255

RRIM 600

RRIC 121

RRIM 600

RRIM 600

PB 260

RRIV 3

GT 1

RRIV 3

GT 1

BẢNG 2: 40% diện tích, mỗi giống < 10% diện tích

RRIV 1

RRIC 121

PB 312

PB 255

RRIC 100

RRIV 2

PB 312

RRIC 100

PB 312

RRIC 121

RRIV 5

RRIV 1

RRIM 600

RRIM 712

PB 255

LH 83/85

RRIV 2

LH 82/92

RRIC 121

PB 260

LH 83/87

RRIV 4

LH 83/732

RRIV 1

PB 312

LH 88/72

LH 83/732

 

RRIV 2

RRIV 1

LH 88/236

LH 83/85

 

RRIV 4

RRIV 3

LH 90/952

LH 83/87

 

RRIV 5

LH 82/92

IRCA 130

 

 

 

 

RRIV 4

 

 







Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

Để kịp thời giải quyết những bất cập và những thay đổi liên quan trong giai đoạn mới Tập đoàn CNCS Việt Nam đã quyết định khuyến cáo cơ cấu giống cho giai đoạn 2011-2015 như sau (Bảng 1.3).



Bảng 3: Cơ cấu giống cao su khuyến cáo cho giai đoạn 2011-2015


Đông Nam Bộ


Tây Nguyên 1 (< 600m)


Tây Nguyên 2 (600-700m)


Nam Trung Bộ


Bắc Trung Bộ


Tây Bắc

(< 600m)


BẢNG 1: 60% diện tích; mỗi giống <20% diện tích

RRIV 1

PB 260

PB 260

RRIM 600

RRIM 600

RRIM 600

RRIV 5

PB 312

PB 312

RRIM 712

RRIM 712

RRIM 712

RRIV 124

RRIM 600

RRIM 600

PB 260

RRIC 100

RRIC 121

PB 255

RRIC 121




RRIC 100

RRIC 121

RRIV 1


BẢNG 2: 30% diện tích; mỗi giống <10% diện tích

RRIV 106

RRIV 1

RRIV 106

RRIV 1

RRIV 1

RRIV 106

RRIV 107

RRIV 5

RRIV 124

RRIV 5

RRIV 103

RRIV 124

RRIV 114

RRIV 103

RRIV 103

RRIV 106

RRIV 106

IAN 873

RRIV 109

RRIV 106

RRIV 111

RRIV 107

RRIV 124

PB 312

RRIV 120

RRIV 107

RRIC 121

RRIV 124

IAN 873

GT 1

PB 260

RRIV 124

GT 1

RRIC 121

GT 1

YITC 77-4

IRCA 130

PB 255




PB 255
















PB 312








BẢNG 3: 10% diện tích; trồng đến 10ha mỗi giống

Các dòng vô tính dãy RRIV100 (RRIV101 đến 125) và dãy RRIV 200 (RRIV 201-214) ngoài các dòng RRIV có ở bảng 1 và bảng 2 nêu trên (Danh sách kèm theo); IRCA 41, IRCA 230, PB 311, Haiken 1, Yun 77-2, SCATC 88/13... và những dòng vô tính khác được sự đồng ý của Ban Quản lý Kỹ thuật - VRG.



Nguồn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam

2. Tình hình nghiên cứu về sâu, bệnh hại cao su

2.1. Tình hình nghiên cứu sâu, bệnh hại cao su trên thế giới

Sâu, bệnh hại cây trồng là một vấn đề nan giải đối với sản xuất nông nghiệp. Hàng năm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra ước tính khoảng 24,8 tỷ USD. Đối với các nước đang phát triển với 56,8% dân số sản xuất nông nghiệp, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại áp dụng chưa được triệt để, thiệt hại do bệnh hại gây ra lớn hơn gấp nhiều lần.

Bệnh hại cao su chủ yếu do nấm, chưa có kết luận bệnh do vi khuẩn, siêu vi khuẩn hay tuyến trùng làm thiệt hại đến kinh tế [Điều tra J.R, Weir (1976) ghi nhận: 353 nấm, 2 vi khuẩn, 4 tảo, 10 tầm gửi].

Theo Chee (1976) cây cao su bị trên 540 loài vi sinh vật tấn công, trong đó có 24 loài có tầm quan trọng về kinh tế, tuy sự hiện diện và tầm quan trọng về phương diện tác hại của từng loại bệnh có khác nhau. Hầu hết các bệnh của cao su đều do nấm gây ra, để tiện lợi trong việc phân loại, bệnh thường được chia ra gồm: bệnh lá, thân cành, mặt cạo và rễ.



2.2. Tình hình nghiên cứu sâu, bệnh hại cao su ở Việt Nam

Ở Việt Nam bệnh hại lá gây thiệt hại lớn hầu hết các vùng trồng cao su, trong đó bệnh nấm hồng, bệnh phấn trắng gây thiệt hại hàng ngàn tấn mủ. Bệnh thân và loét sọc mặt cạo gây thiệt hại trực tiếp hàng ngày.

Bệnh rụng lá Corynespora xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 8 năm 1999. Đầu năm 2000, bệnh rụng lá Corynespora gây hại nặng trên diện tích gần 200ha tại Công ty Lộc Ninh - tỉnh Bình Phước, gây hại ở mọi độ tuổi của cây cao su và gây hại trên lá non, lá già, chồi.

Năm 2000, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm dịch vùng 2 và Tổng Công ty Cao su xác định nguyên nhân gây bệnh rụng lá Corynespora và loại bỏ tất cả các dòng vô tính (DVT) cao su mẫn cảm gồm RRIC103, RRIC 104 VAG LH88/372 nhằm dập tắt dịch bệnh và hạn chế nguồn lây lan ban đầu.

Bệnh rụng lá mùa mưa (Phytophthora sp.) xuất hiện vào những tháng mưa dầm ở miền đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung, chỉ gây hại cho vườn cây cao su khai thác. Bệnh do nấm Phytophthora sp., có 11 loài ký sinh trên cây cao su. Tại Việt Nam, P. botryosa Chee và P. palmivora (Bult) là phổ biến nhất. Nấm thuộc họ Pythiaceae, bộ Peronosporales phân lớp Omycetes.

Bệnh héo đen đầu lá (Collectotrichum gloeosprioides Benz.) xuất hiện vào mùa mưa và gây hại cho vườn nhân, vườn ươm và cao su KTCB nhất là các vùng trồng cao su ở Tây Nguyên, miền Trung. Bệnh gây hại chồi, lá non làm rụng lá và chết chồi dẫn đến cây chậm sinh trưởng hoặc gây chết cây cao su non.

Bệnh nấm hồng (Corticium Salmonicolor) xuất hiện trên cây cao su tại Việt Nam năm 1920 do Vincent phát hiện và được gọi là C.salmonicolo Berk.et. Ngoài cây cao su loại nấm này còn có khả năng gây bệnh cho mít, xoài, sầu riêng, cà phê và điều. Năm 1937, Bugnicourt đã khẳng định nấm hồng đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện canh tác cao su tại Việt Nam.

Trước năm 1975, bệnh rễ nâu có xuất hiện tại một số vùng trồng cao su ở miền Bắc nhưng chỉ xem là loại bệnh phụ không gây thiệt hại trên cao su. Đến năm 2002, dịch bệnh bất nhờ bùng phát tại Kon Tum trên diện tích lớn đã gây thiệt hại đáng kể.

Đến năm 1931, Barat cho biết nấm gây hại trên cổ rễ stump trong vườn ươm. Năm 1998, dịch bệnh bùng phát tại Đông Nam Bộ, nhiều nhất tại Công ty cao su Dầu Tiếng, gây hại trên phạm vi rộng cho cả vườn cây kiến thiết cơ bản và khai thác.

Theo báo cáo tổng kết của Cục Bảo vệ thực vật vào tháng 10/2007, mức độ gây hại của các loại bệnh trên cây cao su tại Việt Nam như sau:



Bảng 4: Thành phần và mức độ xuất hiện bệnh hại trên cây cao su

ở Việt Nam năm 2007

TT

Tên bệnh hại

Mức độ phổ biến

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bệnh phấn trắng

Oidium heveae

***

2

Bệnh nấm hồng

Corticium salmonicolor

**

3

Bệnh đốm than lá

Collectotrichum gloeosporioides f.sp heveae Penz

*

4

Bệnh đốm lá cao su

Helminthosporium heveae Petch

**

5

Bệnh héo đen đầu lá

Colletotrichum gloeosporioides Benz.

***

6

Bệnh rụng lá mùa mưa và thối quả

Phytophthora spp

*

7

Bệnh rụng lá Corynespora

Corynespora cassiicola Berk. et Curt.

**

8

Bệnh nứt vỏ

Botryodiplodia theobromae Pat

*

9

Bệnh loét sọc mặt cạo

Phytophthora palmivora

**

Ghi chú: * ít phổ biến. ** phổ biến. *** rất phổ biến

Nguồn: Cục Bảo vệ thực vật

Như vậy có 9 đối tượng bệnh hại cao su ở Việt Nam, trong đó có 6 đối tượng có mức độ phổ biến đến rất phổ biến, các đối tượng này đang gây thiệt hại rất lớn cho cao su Việt Nam.




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương