Nghiên cứU, ĐIỀu tra, XÁC ĐỊnh các loại sâU, BỆnh hại chủ YẾu trên cây cao su tại quảng bình và ĐỀ xuất biện pháp phòng trừ TỔng hợP


Điều kiện khí hậu, đất đai Quảng Bình



tải về 0.55 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31978
1   2   3   4   5

3. Điều kiện khí hậu, đất đai Quảng Bình

3.1. Điều kiện khí hậu

Khí hậu Quảng Bình mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa ven biển miền Bắc Trung Bộ. Yếu tố khí hậu mang tính chất phân cực lớn, mỗi năm phân chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô quá nóng, mùa mưa kéo dài, đối lập với một chu kỳ hạn hán gay gắt lại tiếp chu kỳ độ ẩm rất cao. Mùa mưa đi kèm với rét vì có gió mùa Đông Bắc, mùa nắng đi kèm với gió Tây Nam khô nóng và hạn hán. Mặt khác, đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt, hàng năm thường có nhiều trận bão lụt gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất và đời sống con người.



3.2. Điều kiện đất đai thổ nhưỡng

Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 805.538ha, trong đó đất đồi núi chiếm trên 80%, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Đất nông nghiệp 67.344ha chiếm 7,8%, đất lâm nghiệp 591.433% chiếm 73,43%. Đất đồi núi chưa sử dụng 91.703ha chiếm 11,38%. Với quỹ đất nông lâm nghiệp còn khá nhiều, đặc biệt là đất đồi, vì vậy tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp còn lớn, đó là điều kiện có thể mở rộng diện tích trồng cao su.

Cao su đại điền (quốc doanh) trước đây được trồng trên nền đất rừng tự nhiên nên tương đối màu mỡ. Đất trồng cao su tiểu điền phần lớn là đất trống đồi núi trọc, thảm thực bì nghèo, chủ yếu là cây bụi, hoặc đất chuyển từ rừng trồng hết chu kỳ kinh doanh. Do đó hầu hết thuộc hạng, IIB III tức đất xấu, nghèo dinh dưỡng cần cải tạo. Đất trồng cao su tiểu điền được thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5: Đặc điểm đất trồng cao su tiểu điền ở Quảng Bình


TT

Địa điểm

Hạng đất trồng

Địa hình

Độ cao tương đối (m)

1

Huyện Minh Hoá

I B, IIB, III

2, 3

<400

2

Huyện Tuyên Hoá

IIB, III

2, 3 ,4

<400

3

Huyện Bố Trạch

IB, IIA, III

1, 2

<300

4

Huyện Quảng Ninh

II III

2, 3

<200

5

Huyện Lệ Thuỷ

IIB,III

2, 3 4

<200

(Nguồn Dự án đa dạng hóa Nông Nghiệp Quảng Bình)

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất cây cao su

- Điều tra thực trạng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người trồng cao su và điền vào phiếu điều tra.

- Thu thập số liệu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cao su từ các năm trước tại các đơn vị, công ty có diện tích cao su lớn.

- Tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, sau đó đánh giá thực trạng sản xuất cây cao su tại Quảng Bình.



2. Phương pháp nghiên cứu, xác định thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu và đặc điểm phát sinh gây hại trên cây cao su

Theo phương pháp nghiên cứu cây cao su của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra dịch hại QCVN 01-38:2010/BNNPTNT, cụ thể:



2.1. Phương pháp xác định thành phần và đánh giá mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại

* Phương pháp xác định thành phần:

Dựa vào kết quả điều tra thực tế và kết quả giám định mẫu để xác định thành phần sâu, bệnh hại.

Các loại sâu, bệnh có xuất hiện và gây hại trên cây cao su tại Quảng Bình theo điều tra thực tế hoặc giám định mẫu khi chưa rõ nguyên nhân đều được xếp vào thành phần sâu, bệnh hại trên cây cao su tại Quảng Bình.

* Phương pháp đánh giá mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại

Dựa vào tần suất xuất hiện của sâu, bệnh hại tại các kỳ điều tra trên các điểm điều tra để xác định mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại.

Tần suất xuất hiện từ 0 - 20%: + ít phổ biến.

21 - 50%: ++ phổ biến.

> 50%: +++ rất phổ biến.



2.2. Phương pháp điều tra, phát hiện, theo dõi diễn biến sâu bệnh hại

- Định kỳ, điều tra, phát hiện, theo dõi 7 ngày/ lần ở tuyến cố định tại khu vực nghiên cứu vào các ngày thứ 2, 3 hàng tuần.

- Điều tra, phát hiện bổ sung: tiến hành trước, trong và sau cao điểm xuất hiện dịch hại.

Phương pháp điều tra, phát hiện cụ thể như sau:



* Đối với bệnh hại:

- Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây.

+ Đối với bệnh trên thân: điều tra 10 cây ngẫu nhiên/điểm.

+ Đối với bệnh hại trên cành: 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1 cây/điểm.

+ Đối với bệnh hại lá: số mẫu mỗi điểm 50-100 lá.

- Đánh giá mức độ gây hại của bệnh thông qua các chỉ tiêu theo dõi sau:

+ Cây cao su và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cao su).

+ Tỷ lệ bệnh (%) = (Tổng số cây (cành, lá) bị bệnh/ Tổng số cây (cành, lá) điều tra) x 100.

+ Chỉ số bệnh % = ∑[(N1 x 1) + …+ (Nn x n)]/N x K x 100

N1: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp 1.

Nn: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp n.

N: tổng số cây (cành, lá) điều tra.

K: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp.

+ Phân cấp bệnh theo hướng dẫn (phụ lục 3).



* Đối với sâu hại:

- Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây.

+ Đối với sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành/1cây/điểm.

+ Sâu hại thân: 10 cây/điểm.

- Đánh giá mức độ gây hại của bệnh thông qua các chỉ tiêu theo dõi sau:

+ Cây cao su và các yếu tố có liên quan (thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ, giai đoạn sinh trưởng của cây cao su).

+ Mật độ sâu hại (con/cây) = Tổng số sâu/tổng cây (cành) điều tra.

3. Phương pháp khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Phương pháp khảo nghiệm đánh giá kết quả và so sánh giữa các công thức theo quy trình khảo nghiệm thuốc của Cục Bảo vệ thực vật.

- Công thức khảo nghiệm: 1 đối tượng sâu, bệnh hại bố trí 4 công thức. Trong đó: Công thức 1: Khảo nghiệm loại thuốc 1.

Công thức 2: Khảo nghiệm loại thuốc 2.

Công thức 3: Khảo nghiệm loại thuốc 3.

Đối chứng: Không phun thuốc.

Các loại thuốc khảo nghiệm và liều lượng sử dụng tùy thuộc vào từng đối tượng sâu, bệnh hại cụ thể.

- Quy mô khảo nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm trên diện rộng, quy mô của mỗi ô (công thức) khảo nghiệm là 100 cây (tương đương 0,2ha) có sâu, bệnh liền kề và không cần nhắc lại.

Diện tích khảo nghiệm là: 0,2ha/công thức x 4 công thức = 0,8ha/01đối tượng/01 điểm.

Tổng diện tích khảo nghiệm 0,8ha/01đối tượng x 3 đối tượng x 4 vùng = 9,6ha.

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

Thời điểm xử lý thuốc thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.

Số lần xử lý thuốc: không quá 3 lần phun, lần phun kế cách lần phun đầu 7-10 ngày.

- Điều tra và thu thập số liệu:

Thời điểm điều tra trước mỗi lần xử lý thuốc và 7, 14, 21 ngày sau lần xử lý thuốc cuối cùng.

- Các chỉ tiêu theo dõi để đánh giá hiệu lực thuốc:



Đối với bệnh hại: Dựa vào tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh sau khi phun để đánh giá hiệu lực của thuốc.

+ Tỷ lệ bệnh (%) = (Tổng số cây (cành, lá) bị bệnh/ Tổng số cây (cành, lá) điều tra) x 100

∑[(N1 x 1) + …+ (Nn x n)]

+ Chỉ số bệnh % = x 100

N x K

N1: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp 1.



Nn: là số cây (cành, lá) bị bệnh cấp n.

N: tổng số cây (cành, lá) điều tra.

K: là cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp.

Đối với sâu hại:

Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Henderson - Tilton

Q(%) = (1- Ta/Ca x Cb/Tb) x 100

Trong đó: Q: Hiệu lực thuốc, tính bằng %.

Ta: Số cá thể sâu hại sống ở ô xử lý thuốc sau khi phun.

Tb: Số cá thể sâu hại sống ở ô xử lý thuốc trước khi phun.

Ca: Số cá thể sâu hại sống ở ô đối chứng sau khi phun.

Cb: Số cá thể sâu hại sống ở ô đối chứng trước khi phun.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả điều tra thực trạng trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây cao su tại Quảng Bình

1.1. Diện tích cao su Quảng Bình

Diện tích cao su của tỉnh trước năm 2000 chủ yếu tập trung ở các nông trường quốc doanh. Từ năm 2000 đến năm 2007 cây cao su được trồng khắp toàn tỉnh, đặc biệt là sự phát triển diện tích cao su tiểu điền tại huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa vì vậy diện tích cao su toàn tỉnh tăng lên nhanh chóng từ 5.884ha (năm 2000) lên 9.315ha (năm 2007).

Giai đoạn từ 2007-2010 thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địa phương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trồng mới cao su tiểu điền. Diện tích cao su tiếp tục được mở rộng trồng mới ở TP. Đồng Hới và huyện Quảng Ninh nên tổng diện tích cao su tiếp tục tăng lên trong những năm tiếp theo. Cụ thể hơn được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6: Diện tích cao su Quảng Bình từ năm 2007-2012

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Diện tích khai thác

4.085

4.500

5.068

5.100

5.273




Diện tích trồng mới

1.170

1.288

1.270

2.188

1.316




Diện tích KTCB

4.060

5.090

6.810

7.002

9.017




Tổng

9.315

10.878

13.148

14.290

15.606

17.230,5

Tỷ lệ tăng năm sau so với năm trước

11,67%

12,08%

10,86%

10,92%

11,04%

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình

Từ năm 2007 đến nay, diện tích cao su toàn tỉnh tăng bình quân từ 10-12% mỗi năm. Tính đến năm 2010 tổng diện tích đạt 14.290ha, diện tích vào khai thác đạt 5.100ha, và đến năm 2011 tổng diện tích cao su đạt 15.606,5ha, trong đó diện tích đưa vào khai thác đạt 5.273ha.



Diện tích cao su toàn tỉnh tăng vọt từ năm 2007 đến nay chủ yếu là nhờ phát triển cao su tiểu điền, cụ thể diện tích cao su tiểu điền được thể hiện qua bảng 7.

Bảng 7: Diện tích cao su tiểu điền Quảng Bình đến năm 2012

TT

Đơn vị

Tổng diện tích đến năm 2010

Diện tích trồng mới năm 2011

Diện tích trồng mới năm 2012

Tổng

Diện tích khai thác

Diện tích KTCB

1

Huyện Lệ Thủy

224,7

238,6

92

113

668,3

2

Huyện Quảng Ninh

33,0

0

25

0

58,0

3

Huyện Bố Trạch

1.655,0

5.265,0

190

120

7.230,0

4

Huyện Minh Hóa

124,4

438,2

0

187

749,6

5

Huyện Tuyên Hóa

148,0

214,6

100

25

487,6

6

Huyện Quảng Trạch

0

16,3

22

0

38,3

7

TP Đồng Hới

0

49,0

15

0

64,0




Tổng

2.185,1

6.221,7

444

445

9.296,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình

Tính đến năm 2012, diện tích cao su tiểu điền đạt 9.296ha chiếm 53,95% diện tích cao su toàn tỉnh. Huyện Bố Trạch là địa phương có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất, đến năm 2012 diện tích cao su tiểu điền của huyện là 7.230ha. Quảng Trạch và TP. Đồng Hới là 2 địa phương diện tích cao su thấp nhất 38,3ha và 64,0ha.



So với diện tích cao su tiểu điền thì diện tích cao su đại điền từ năm 2007 trở về trước chủ yếu tập trung vào 2 công ty lớn đó là Công ty TNHH MTV Việt Trung và Công ty TNHH MTV Lệ Ninh với diện tích khá ổn định qua các năm. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay một số doanh nghiệp, đơn vị đã chuyển hướng sang đầu tư trồng cao su nên diện tích cao su đại điền tăng nhanh về diện tích. Cụ thể được thể hiện qua bảng 8.

Bảng 8: Diện tích cao su đại điền Quảng Bình đến năm 2012

TT

Đơn vị

Tổng diện tích đến năm 2010

Diện tích trồng mới năm 2011

Diện tích trồng mới năm 2012

Tổng

Diện tích khai thác

Diện tích KTCB

1

Công ty TNHH MTV Việt Trung

1.868,3

965,8

80

56,1

2.970,2

2

Công ty TNHH MTV Lệ Ninh

1.220,0

357,0

56

94,5

1.727,5

3

Công ty TNHH LCN Long Đại

0

918,0

336

268,4

1.522,4

4

Công ty TNHH LCN Bắc Q.Bình

0

312,6

50

0

362,6

5

Đoàn kinh tế QP 79 - BĐ 15

0

180,0

270

310

760,0

6

Công ty Hồng Đức

0

62

80

0

142,0

7

Làng TNLN Trường Xuân Q.Ninh

0

0

150




150,0

8

Trại giam Đồng Sơn

0

70

100

130

300,0




Tổng

3.088,3

2.759,4

1.122

872

7.934,7

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Bình

Tính đến năm 2012, diện tích cao su đại điền Quảng Bình là 7.934,7ha chiếm 43,28% diện tích cao su toàn tỉnh, trong đó diện tích cao su khai thác là 3.088,3ha, diện tích KTCB là 3.631,4ha. Tuy nhiên, chỉ có 2 đơn vị có diện tích cao su khai thác là Công ty TNHH MTV Việt Trung, Công ty TNHH MTV Lệ Ninh, các đơn vị còn lại chủ yếu là cao su KTCB và trồng mới năm 2011, 2012. Công ty TNHH LCN Long Đại là doanh nghiệp có diện tích cao su KTCB khá cao 1.522,4ha chiếm 18,56% diện tích cao su đại điền toàn tỉnh, đây sẽ là 1 trong 3 doanh nghiệp có diện tích và sản lượng cao su lớn nhất Quảng Bình trong thời gian tới.



1.2. Thực trạng sử dụng bộ giống cao su tại Quảng Bình

* Thực trạng sử dụng giống tại cao su tiểu điền

Kết quả điều tra sử dụng bộ giống cao su tiểu điền ở Quảng Bình được thể hiện ở bảng 9.



Bảng 9: Cơ cấu giống cao su tiểu điền điều tra năm 2012

TT

Giống

Cao su KTCB

Cao su khai thác

Tổng cộng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

1

PB 260

1.858,4

27,88

437,68

20,03

2.296,1

25,94

2

RRIM 600

1.793,8

26,91

501,5

22,93

2.294,9

25,93

3

RRIV 4

1.666,4

25,00

885,16

40,51

2.551,6

28,83

4

PB 86

576,6

8,65

0

0

576,6

6,51

5

GT1

128,0

1,92

157,33

7,20

285,3

3,22

6

PB235

0

0

63,36

2,90

63,4

0,72

7

Giống không rõ nguồn gốc

645,2

9,68

140,3

6,42

785,5

8,88




Cộng

6.665,7

100

2.185,1

100

8.850,8

100


tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương