Nghiên cứU, ĐIỀu tra, XÁC ĐỊnh các loại sâU, BỆnh hại chủ YẾu trên cây cao su tại quảng bình và ĐỀ xuất biện pháp phòng trừ TỔng hợP



tải về 0.55 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31978
1   2   3   4   5

So với cơ cấu giống được Tập đoàn CNCS Việt Nam khuyến cáo thì tỷ lệ các giống RRIV4, PB260, RRIM 600 chiếm tỷ lệ quá cao (trên 20%, theo khuyến cáo là dưới 10%), đặc biệt là giống RRIV4 (giống đã rút khỏi danh sách khuyến cáo giai đoạn 2011-2015) có tỷ lệ lên đến 28,83%, đây là nguy cơ cho một số bệnh nhiễm trên giống này phát sinh và gây hại nặng. Các giống được Tập đoàn CNCS Việt Nam khuyến các trồng tại Bắc Trung Bộ như RRIM 712, RRIC 100, RRIC 121... chưa được trồng tại các vườn cao su tiểu điền.



* Thực trạng sử dụng giống tại cao su đại điền điền (các đơn vị, doanh nghiệp)

Cơ cấu giống cao su đại điền được thể hiện qua bảng 10.



Bảng 10: Cơ cấu giống cao su đại điền điều tra năm 2012

TT

Giống

Cao su KTCB

Cao su khai thác

Tổng cộng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

1

PB 260

1.100,39

30,31

545,08

17,65

1.492,9

25,53

2

PB 235

0,00

0

432,36

14.00

432,4

7,39

3

RRIM 600

784,38

21,60

657,81

25,30

1.253,9

21,44

4

GT1

711,75

19,60

535,82

15.35

1.076,7

18,41

5

RRIC 121

155,00

4,20

313,46

10,15

468,46

6,93

6

VM 515

655,33

16,60

480,23

13,55

1.054,2

18,03

7

RRIV 4

38,13

1,05

123,53

4,00

152,5

2,61

8

PB 86

132,55

3,65

0

0

100,7

1,72

9

RRIM 712

147,00

4,04

0

0

147,000

2,17

10

Giống không rõ nguồn gốc

0

0

0

0

0

0




Cộng

3.631,4

100

3.088,3

100

6.755,7

100

Thực trạng sử dụng giống tại cao su tại Quảng Bình còn có nhiều bất cập, tỷ lệ một số giống như PB 260, RRIV 4, VM515,... quá cao so với cơ cấu giống khuyến cáo cho vùng Bắc Trung Bộ. Các giống được khuyến cáo như RRIM 712, RRIC 100, RRIC 121... đang chiếm diện tích rất ít tại Quảng Bình.



1.3 Thực trạng đầu tư chăm sóc cao su tại Quảng Bình

Tình hình đầu tư chăm sóc cao su tiểu điền được thể hiện qua bảng 11.



Bảng 11: Tình hình đầu tư chăm sóc cao su tại các vườn cao su tiểu điền

TT

Kỹ thuật

Hộ thực hiện/khu vực điều tra

Tổng số hộ thực hiện

Tỷ lệ %

Bố Trạch

Minh Hóa

Việt Trung

Lệ Thủy

Tổng số hộ điều tra

100

40

20

10

170




1

Bón phân

100

40

20

10

170

100

1.1

Theo quy trình

9

4

2

1

16

9,41

1.2

Cao hơn quy trình

5

0

0

0

5

2,94

1.3

Thấp hơn quy trình

86

36

18

9

149

87,64




Đạt 0-25% so với QT Đạt 26-50% so với QT

Đạt >50 % so với QT

7

27

52

21

13

2

0

9

9

0

2

7

28

51

70

15,88

30,00

41,76

2

Làm cỏ hàng

100

40

20

10

170

100

2.1

Thủ công

57

31

12

7

107

62,94

2.2

Thủ công + Cơ giới

7

0

3

0

10

5,88

2.3

Thủ công + Hóa chất

36

9

5

3

53

31,18

Khác với cao su tiểu điền, công tác đầu tư chăm sóc cao su đại điền tại các đơn vị, doanh nghiệp được quan tâm hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều dựa vào quy trình bón phân của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam khuyến cáo. Tuy nhiên, do đặc thù sản xuất của doanh nghiệp nên quy trình cũng như chủng loại phân bón tại các đơn vị có sự khác nhau.

1.4. Tình hình sâu bệnh hại cao su và công tác phòng trừ

Tình hình sâu bệnh hại cao su tại Quảng Bình ngày một gia tăng về thành phần, diện tích cũng mức độ gậy hại, đặc biệt là tại các vườn cao su tiểu điền làm thiệt hại lớn đến diện tích, năng suất cũng như chất lượng vườn cao su. Tuy nhiên, người trồng cao su cũng như một số doanh nghiệp chưa có kiến thức về phòng trừ sâu bệnh hại cao su, chưa quan tâm phòng trừ sâu bệnh đúng mức.

Công tác phòng trừ sâu bệnh của người trồng cao su cũng chưa đạt hiệu quả cao, do người dân chưa có kiến thức phòng trừ, cũng như các cơ quan chuyên môn chưa có quy trình phòng trừ thích hợp để hướng dẫn cho người trồng cao su.

Một số đối tượng sâu bệnh gây hại mới xuất hiện, chưa rõ nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhưng các cơ quan chuyên môn chưa nghiên cứu và có quy trình phòng trừ thích hợp.



1.5. Tình hình trồng xen trên vườn cao su kiến thiết cơ bản

Trồng xen cây ngắn ngày trên vườn cây lâu năm với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Thời kỳ kiến thiết cơ bản đối với cao su thường kéo dài từ 6 đến 7 năm, vì vậy vấn đề trồng xen những năm đầu là hết sức cần thiết. Cây trồng xen ngoài đem lại hiệu quả kinh tế còn góp phần hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, một số cây trồng xen góp phần tăng độ phì đất. Kết quả điều tra về hiện trạng trồng xen được trình bày ở bảng 12.



Bảng 12: Tình hình trồng xen trong vườn KTCB của cao su tiểu điền

TT

Cây trồng xen

Hộ thực hiện/khu vực điều tra

Tổng số hộ thực hiện

Tỷ lệ %

Bố Trạch

Minh Hóa

Việt Trung

Lệ Thủy

Hộ thực hiện

100

40

20

10

170

100

1

Sắn

49

17

7

6

79

46,47

2

Lạc

19

13

3

4

39

22,94

3

Dưa hấu

8

0

4

0

12

7,05

4

Khoai

1

0

1

0

2

1.17

5

Ngô

2

0

3

0

5

2,94

6

Kê, đậu xanh

1

1

3

0

5

2,94

7

Không trồng xen

20

9

0

0

29

17,05


1.6. Năng suất và sản lượng cao su Quảng Bình trong thời gian qua

So với năng suất của cả nước thì năng suất cao su ở Quảng Bình đang ở mức rất thấp, trong khi năng suất cả nước năm 2009 là 1.699 kg/ha thì năng suất Quảng Bình chỉ đạt 900 kg/ha bằng 53% so với cả nước. Đặc biệt là cao su tiểu điền, năng suất cao su tiểu điền bình quân cả nước năm 2009 là 1.613 kg/ha, nhưng năng suất cao su tiểu điền Quảng Bình chỉ đạt 870 kg/ha bằng 54% so với cả nước.



2. Kết quả nghiên cứu, xác định thành phần sâu, bệnh hại chủ yếu và đặc điểm phát sinh gây hại trên cây cao su tại Quảng Bình

2.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết Quảng Bình ảnh hưởng đến tình hình phát sinh, gây hại của sâu, bệnh hại cây cao su

Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian nghiên cứu và trung bình nhiều năm ở tỉnh Quảng Bình được tổng hợp ở bảng 13.



Bảng 13: Diễn biến thời tiết khí hậu ở Quảng Bình trong quá trình nghiên cứu


Tháng

Nhiệt độ (oC)

Ẩm độ (%)

Lượng mưa (mm)

TB tháng

TBNN

TB tháng

TBNN

TB tháng

TBNN

7/2012

29,75

29,25

74,67

74,50

127,50

92,35

8/2012

29,05

29,00

76,33

77,63

150,00

220,00

9/2012

26,80

27.38

88,00

93,40

750,00

550,26

10/2012

25,50

24.88

87,33

93,35

315,00

871,78

11/2012

24,65

22.28

88,33

89,00

175,00

194,68

12/2012

21,45

19.90

89,33

91,00

100,00

75,40

01/2013

17,88

17.78

89,33

88,25

37,50

55,48

02/2013

21,80

20.04

90,33

87,30

22,50

14,98

3/2013

24,20

21.42

88,33

85,00

55,00

58,28

4/2013

25,75

24.82

85,67

84,60

35,00

92,78

5/2013

29,05

27.56

76,67

77,45

100,00

117,12

6/2013

29,05

30.22

74,67

73,00

157,00

48,64


tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương