Nghiên cứU, ĐIỀu tra, XÁC ĐỊnh các loại sâU, BỆnh hại chủ YẾu trên cây cao su tại quảng bình và ĐỀ xuất biện pháp phòng trừ TỔng hợP



tải về 0.55 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31978
1   2   3   4   5

TB tháng: trung bình tháng; TBNN: trung bình nhiều năm

Với sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa như trên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây cao su nói riêng. Đặc biệt đó chính là điều kiện để sâu, bệnh phát sinh và gây hại nặng.



2.2. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại trên cây cao su ở Quảng Bình

Thành phần sâu, bệnh hại trên cây cao su là tất cả các đối tượng sâu, bệnh có xuất hiện và gây hại trên cây cao su. Sâu, bệnh hại trên cây cao su thường làm cho cây cao su sinh trưởng, phát triển chậm, kéo dài thời gian KTCB, giảm mật độ do cây bị bệnh chết, hoặc chết đồng loạt do bị bệnh. Đối với cao su khai thác sâu, bệnh hại làm cho sản lượng mủ giảm, có khi phải ngừng khai thác khi bị bệnh nặng, bệnh hại nghiêm trọng cũng có thể gây gãy đổ và chết cây cục bộ hay đồng loạt.



Bảng 14: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại trên cao su tại Quảng Bình

TT

Đối tượng gây hại

Tên khoa học

Bộ phận bị hại

Mức độ phổ biến

KTCB

Khai thác

I

Bệnh hại













1

Bệnh phấn trắng

Oidium heveae

Lá, chồi

+++

+++

2

Bệnh héo đen đầu lá

Colletotrichum gloeosporioides Benz.

Lá, chồi, cành

+++

+

3

Bệnh loét sọc mặt cạo

Phytopthora sp.

Mặt cạo

-

+++

4

Bệnh rụng lá Corynespora

Corynespora casiicola

Lá, chồi, cành, thân

+++

++

5

Bệnh rụng lá mùa mưa

Phytopthora sp.



++

++

6

Bệnh nấm hồng

Corticium salmonicolor

Thân, cành

+

+

7

Bệnh nứt vỏ xì mủ

Botryodiplodia theobromae

Thân, cành

++

+

8

Bệnh xì mủ, thối thân

Phytopthora sp

Thân, cành, rể

+

+

9

Bệnh đốm mắt chim

Drechslera heveae



+

+

10

Bệnh rễ nâu

Phellinus noxius

Rễ

+

+

II

Sâu hại













1

Nhện đỏ

Tetranychus urticae Koch

Lá, cành

++

-

2

Mối

Globitermes sulphureus

Thân, cành

+

+

3

Rệp sáp

Lepidosaphes cocculi

Thân, cành

+

+

4

Cấu cấu xanh

Hypomeces squamosus



+

+

5

Sâu róm

Hyposidra talaca



+

+

6

Sâu xanh

Helicoverpa armigera 



+

+

7

Chấu chấu

Dissosteira carolina

Lá, chồi

+

+

8

Sên

Achatina fulica , Deroceras SP

Lá, chồi, hút mủ

+

+

Ghi chú: - không xuất hiện; + ít phổ biến; ++ phổ biến; +++ rất phổ biến
2.3. Tình hình gây hại của một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình

2.3.1. Tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su tại Quảng Bình

Tình hình bệnh phấn trắng gây hại trên cao su KTCB ở Quảng Bình được thể hiện qua hình 1, 2.



Hình 1: Đồ thị diễn biến TLB (%) phấn trắng trên cao su KTCB



Hình 2: Đồ thị diễn biến CSB (%) phấn trắng trên cao su KTCB

Tình hình gây hại của phấn trắng trên cao su khai thác ở Quảng Bình được thể hiện qua hình 3, 4.



Hình 3: Đồ thị diễn biến TLB (%) phấn trắng trên cao su khai thác



Hình 4: Đồ thị diễn biến CSB (%) phấn trắng trên cao su khai thác

Đối với cao su khai thác bệnh phấn trắng chủ yếu xuất hiện vào đầu tháng 3 cùng lúc cao su bắt đầu thay lá mới. Vì vậy, cần theo dõi và phòng trừ bệnh phấn trắng trong thời gian này.



2.3.2. Tình hình gây hại của bệnh héo đen đầu lá trên trên cây cao su tại Quảng Bình

Tình hình gây hại của bệnh héo đen đầu lá trên cao su KTCB ở Quảng Bình được thể hiện qua hình 5, 6.



Hình 5: Đồ thị diễn biến TLB (%) héo đen đầu lá trên cao su KTCB



Hình 6: Đồ thị diễn biến CSB (%) héo đen đầu lá trên cao su KTCB


Bệnh héo đen đầu lá thường xuất hiện và gây hại nặng vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt gây hại nặng tại các vùng có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao, cao su không được đầu tư chăm sóc hợp lý. Vì vậy, cần theo dõi diễn biến bệnh héo đen đầu lá vào thời điểm nói trên để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

2.3.3. Tình hình gây hại của bệnh loét sọc mặt cạo trên cao su khai thác tại Quảng Bình

Tình hình gây hại của bệnh loét sọc mặt cạo (Phytopthora sp.) gây hại trên cây cao su ở Quảng Bình được thể hiện qua hình 7, 8.



Hình 7: Đồ thị diễn biến TLB (%) loét sọc mặt cạo trên cao su khai thác



Hình 8: Đồ thị diễn biến CSB (%) loét sọc mặt cạo trên cao su khai thác

Bệnh loét sọc mặt cạo là một trong những đối tượng gây hại khá nặng tại Quảng Bình, bệnh hường gây hại nặng và những tháng mùa mưa trên các vùng ẩm thấp, chăm sóc kém, kỹ thuật cạo mủ không hợp lý. Vì vậy, cần chú ý kiểm tra để có biện pháp phòng trừ thích hợp.



2.3.4. Tình hình gây hại của bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su tại Quảng Bình

Kết quả điều tra được thể hiện qua hình 9, 10.



Hình 9: Đồ thị diễn biến TLB (%) rụng lá Corynespora



Hình 10: Đồ thị diễn biến CSB (%) rụng lá Corynespora


Bệnh rụng lá Corynespora phát sinh và gây hại quanh năm nhưng gây hại nặng vào thời điểm giao mùa, vào thời điểm mùa hè nhưng có nắng mưa xen kẻ, bệnh gậy hại nặng chủ yếu từ tháng 3-10 hằng năm. Vào các tháng thời tiết lạnh (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) bệnh gây hại nhẹ. Vì vậy, cần chú ý theo dõi chặt chẽ bệnh trong những tháng này, đặc biệt là những vườn cao su trồng giống nhiễm bệnh để có biện pháp phòng trừ thích hợp.

2.3.5. Tình hình gây hai của bệnh rụng lá mùa mưa trên cao su ở Quảng Bình

Tình hình bệnh rụng lá mùa mưa gây hại trên cao su KTCB được thể hiện qua hình 11, 12.



Hình 11: Đồ thị diễn biến CSB (%) rụng lá mùa mưa ở cao su KTCB



Hình 12: Đồ thị diễn biến CSB (%) rụng lá mùa mưa ở cao su KTCB

Nhìn chung bệnh rụng lá mùa mưa gây hại trên cao su KTCB tại Quảng Bình với mức độ trung bình cần chú ý các vườn cao su dễ nhiễm bệnh như đã nêu trên để áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp.

Tình hình bệnh rụng lá mùa gây hại trên cao su khai thác được chúng tôi thể hiện qua hình 13, 14.

Hình 13: Đồ thị diễn biến TLB (%) rụng lá mùa mưa ở cao su khai thác



Hình 14: Đồ thị diễn biến CSB (%) rụng lá mùa mưa ở cao su khai thác

Bệnh rụng lá mùa mưa là một đối tượng khá nguy hiểm đối với cao su Quảng Bình. Bệnh thường xuất hiện mùa mưa và kéo dài đến hết tháng 1 hằng năm, trên cao su KTCB bệnh gây rụng lá, khô cành, làm cho cao su phát triển kém, nếu không phòng trừ kịp thời có thể dẫn đến chết cây. Trên cao su khai thác bệnh làm cho cao su rụng lá sớm hơn so với rụng lá sinh lý, bệnh nặng cũng làm cho cây khô cành ảnh hưởng lớn đên năng suất và sản lượng mủ khai thác. Đây cũng chính là nguồn gây bệnh loét sọc mặt cạo và một số bệnh khác do nấm Phytothora SP gây ra, vì vậy cần có biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả.



2.3.6. Tình hình gây hại của bệnh nứt vỏ, xì mủ trên cây cao su ở Quảng Bình

Tại Quảng Bình bệnh nứt vỏ, xì mủ do nấm Botryodiploidia theobromade chủ yếu gây hại trên cao su khai thác, cao su KTCB bệnh chỉ xuất hiện rải rác, gây hại nhẹ.

Diễn biến bệnh nứt vỏ, xì mủ trên cây cao su khai thác được thể hiện qua hình 15, 16.

Hình 15: Đồ thị diễn biến TLB (%) nứt vỏ, xì mủ ở cao su khai thác



Hình 16: Đồ thị diễn biến CSB (%) nứt vỏ, xì mủ ở cao su khai thác

Bệnh nứt vỏ xì mủ (Botryodiploidia theobromade) cũng là một đối gây thiệt hại đến năng suất và chất lượng vườn cao su của Quảng Bình. Bệnh xuất hiện và gây hại quanh năm nhưng gây hại nặng vào mùa mưa, vì vậy cần chú ý theo dõi các vườn cao su bị bệnh, phân biệt chính xác bệnh với nứt vỏ, xì mủ sinh lý, hay xì mủ do nấm phytopthora sp để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.



2.3.7. Tình hình gây hại của bệnh nấm hồng trên cây cao su ở Quảng Bình

Tại Quảng Bình bệnh nấm hồng xuất hiện rãi rác trên các khu vực cao su trồng với mật độ dày, khu vực cao su ẩm ướt thoát nước kém.

Bệnh cũng xuất hiện trên cả cao su KTCB và cao su khai thác. Bệnh chủ yếu xuất hiện tại điểm phân cành làm cho cao su khai thác khô và chết các cành phía trên vết bệnh, làm cây gảy đổ cành, ngọn. Trên cao su KTCB bệnh cũng làm cho cao su khô cành đôi khi chết cả phần ngọn cây.

Mức độ gây hại của bệnh nấm hồng tại Quảng Bình không cao. Tuy nhiên, cần kiểm tra các khu vực cao su có mật độ dày, ẩm thấp, thường bị bệnh nấm hồng gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.



2.3.8. Tình hình gây hại của bệnh thối thân, thối rễ, xì mủ do nấm Phytopthora sp. trên cây cao su tại Quảng Bình

Nấm Phytopthora sp. là đối tượng nguy hiểm đối với cây cao su tại Quảng Bình, là nguyên nhân gây bệnh loét sọc mặt cạo và rụng lá mùa mưa. Ngoài 2 bệnh nguy hiểm trên, nấm Phytopthora sp. còn gây nên tình trạng thối thân, thối rễ, xì mủ trên cây cao su KTCB và khai thác.

Trên cao su KTCB nấm Phytopthora sp. gây bệnh thối thân, thối rễ. Trên cao su khai thác nấm Phytopthora sp. xâm nhập qua các vết thương cơ giới hay vết nứt do bệnh nứt vỏ Botryodiploidia theobromade gây ra với triệu chứng đặc trưng là mủ chảy ra màu vàng có mùi hôi thối. Bệnh nặng có thể gây thối một phần vỏ, thân cây ảnh hưởng đến năng suất khai thác mủ. Đặc biệt, nếu mức độ bệnh loét sọc mặt cạo cao, nấm Phytopthora sp. có thể gây nên tình trạng thối toàn bộ phần vỏ cao su xung quanh mặt cạo, tạo điều kiện cho mối, kiến xâm nhập vào thân cây gây gãy đổ cao su đang khai thác.

2.3.9. Tình hình gây hại của nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch) trên cao su tại Quảng Bình

Tại Quảng Bình nhện đỏ chủ yếu gây hại trên cây sắn, các vùng cao su KTCB trồng xen sắn nhện lây lan sang và hại cao su. Nhện chích hút làm cho lá cao su quăn queo, sau đó vàng và rụng.

Diễn biến nhện đỏ gây hại trên cây cao su KTCB được chúng tôi thể hiện qua hình 17.

Hình 17: Đồ thị diễn biến tỷ lệ hại (%) của nhện đỏ trên cao su KTCB

Nhện đỏ là đối tượng nguy hiểm đối với cao su KTCB của Quảng Bình, cần chú ý theo dõi sự phát sinh và gây hại của nhện trong thời điểm mùa khô, đặc biệt là các vùng cao su trồng xen sắn để có biện pháp phòng trừ kịp thời.



2.3.10. Tình hình gây hại của một số sâu hại và động vật gây hại khác trên cao su tại Quảng Bình

* Mối

Mối có tên khoa học là Globitermes sulphureus thuộc bộ Blattodea.

Mối là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm nhất ở rừng, số lượng đàn mối sống trong rừng là rất lớn. Đất trồng cao su của Quảng Bình chủ yếu có nguồn gốc từ đất rừng nên thường bị mối gây hại.

Kết quả điều tra cho thấy, mối gây hại chủ yếu trên các vườn cao su trồng trên đất rừng mới khai hoang chưa dọn sạch tàn dư cây rừng. Các vườn cao su khai thác trồng cạnh bìa rừng hay không phát hoang sạch cây rừng thì mối gây hại nhiều.



* Sâu đục vỏ

Tên khoa học: Euproctis subnotata.

Sâu đục vỏ chủ yếu sống trên vỏ cây cao su, chúng ăn phần vỏ bên ngoài của cây cao su, khi nặng nó phá hoại làm mất phần vỏ bên ngoài của cao su, ảnh hưởng đến quá trình khai thác cũng như năng suất mủ.

Tại Quảng Bình sâu đục vỏ là đối tượng khá phổ biến trong vườn cao su khai thác nhưng gây hại với mức độ gây hại nhẹ.



* Sâu ăn lá các loại

Kết quả điều tra cho thấy trên vườn cao su Quảng Bình thường xuất hiện một số đối tượng sâu ăn lá như: Châu chấu (Dissosteira carolina), châu cấu xanh (Hypomeces squamosus), sâu róm (Dendrolimus punctatus Walker), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner).



Các đối tượng trên chủ yếu gây hại trên cao su KTCB vào thời điểm giao mùa, mưa nắng xem kẻ. Mức độ cũng như tác hại của các đối tượng này đối với cao Quảng Bình là không lớn.

* Rệp sáp

Tên khoa học Pseudococcus sp. Họ: Pseudococcidae Bộ: Hemiptera.



Rệp sáp là đối tượng chít hút nhựa cây, chúng sống thành từng đám bám chặt vào cây ký chủ, trong quá trình sống chúng tiết ra một chất thải hơi dính tựa mật ong thu hút kiến tập trung ăn, vì vậy kiến trở thành nguồn lây truyền rệp sáp.

Kết quả điều tra cho thấy rệp sáp gây hại rãi rác trên cao su KTCB, chúng bám vào lá, thân cây còn non chút hút làm cho lá cao su vàng, quăn lại, cây còn non thì vàng và chết cả cây.

* Sên

Có 3 loại ốc sên thường gây hại cho cao su Quảng Bình, trong đó có 2 loại là ốc sên ăn lá cao su còn non và 1 loại ốc sên hút mủ và gây hại trên cao su khai thác.



Qua điều tra cho thấy các khu vực như Việt Trung (các đội như Độc Lập, Thống Nhất...), khu vực Bố Trạch (Phú Định, Tây Trạch...) mật độ sên hút mủ gây hại khá cao trong các tháng mùa mưa và thời điểm giao mùa.

Cần theo dõi sên gây hại và áp dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp.

3. Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ một số đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình

3.1. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh phấn trắng

Các loại thuốc đưa vào thử nghiệm đều có hiệu lực cao đối với bệnh phấn trắng, đây là một đối tượng bệnh hại dễ phòng trừ bằng thuốc hóa học.

Có 4 loại thuốc trừ bệnh phấn trắng khá triệt để là: Sulox 80W, Kumulus 80 DF, Anvil 5SC và Ridomil Gold 68 WP.

Nên sử dụng 2 loại thuốc Sulox 80W; Kumulus 80 DF và Anvil 5 SC vào trừ bệnh phấn trắng cho cao su KTCB và khai thác.



3.2. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh rụng lá Corynespora

Bệnh rụng lá Corynespora là một đối tượng rất khó phòng trừ, các loại thuốc được khuyến cáo Anvil 5SC, Carbenzim 500FL, Vixazol 275SC nếu không có sự phối trộn hợp lý và pha với chất BD thì hiệu quả phòng trừ bệnh không cao.

Nên sử dụng công thức Vixazol 275SC + BD trừ bệnh rụng lá Corynespora khi bệnh có mức độ gây hại nhẹ. Nếu bệnh có mức độ gây hại nặng nên sử dụng công thức Carbenzim 500FL + Anvil 5SC + BD; pha đúng tỷ lệ như trên để phòng trừ hiệu quả bệnh rụng lá Corynespora.

Cùng với sử dụng thuốc để trừ bệnh cần vệ sinh vườn dọn sạch tàn dư của bệnh như cắt bỏ các cành nhiểm bệnh đem đốt, cắt sạch cỏ, dọn lá bị bệnh đem đốt, phát quang cây bụi để công tác phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao.



3.3. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh héo đen đầu lá

Thực hiện khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh héo đen đầu lá trên cao su KTCB 2 năm tuổi.

Bệnh héo đen đầu lá là đối tượng khá dễ phòng trừ bằng thuốc hóa học, các loại thuốc đưa vào thử nghiệm đều có hiệu lực trừ bệnh cao.

Nên sử dụng 2 loại thuốc Super Cook 85WP, Epolists 85WP (là 2 loại thuốc có hiệu quả cao nhất và giá thành thấp) để trừ bệnh héo đen đầu lá.

Có thể dùng bình thủ công phun thuốc trừ bệnh để tiết kiệm thuốc và chi phí phun cho cao su từ 2 năm tuổi trở xuống.

3.4. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc ảo vệ thực vật trừ bệnh loét sọc mặt cạo

Thuốc Ridomil Gold 68WP và Mexyl MZ 72WP là 2 loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh loét sọc mặt cạo. Nên sử dụng hai loại thuốc này trừ bệnh loét sọc mặt cạo trong thời gian tới.

Cần áp dụng một số biện pháp khác trong quá trình xử lý thuốc để hiệu lực trừ bệnh cao như: điều chỉnh phương pháp cạo đúng kỷ thuật, tuyệt đối không để cạo phạm, vệ sinh vườn sạch sẽ, phát quang cây bụi, cỏ dại, khơi thông mương thoát nước để chống ngập úng trong quá trình xử lý thuốc.

3.5. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh rụng lá mùa mưa

Bệnh rụng lá mùa mưa là đối tượng gây hại nguy hiểm cho cây cao su tại Quảng Bình, bệnh làm bệnh làm vàng lá, khô cành và cũng là nguồn bệnh gây thối thân, xì mủ, loét sọc mặt cạo cho cả cao su KTCB lẫn khai thác. Bệnh rụng lá mùa mưa là đối tượng bệnh hại rất khó phòng trừ, các loại thuốc đưa vào sử dụng chỉ có hiệu lực với bệnh sau ba lần phun thuốc.

Nên sử dụng thuốc Ridomil Gold 68 WP và Vixazol 275 SC để phòng trừ bệnh rụng lá mùa mưa, phun 3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

3.6. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh nứt vỏ, xì mủ

Bệnh nứt vỏ, xì mủ do nấm Botryodiplodia theobromae là một đối tượng gây hại nhẹ cho cao su tại Quảng Bình, bệnh chủ yếu gây hại trên cao su khai thác. Tuy nhiên, đây là một đối tượng có khả năng phát sinh và gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến năng suất cao su trong thời gian tới.

Bệnh nứt vỏ (bong vỏ), xì mủ(Botryodiplodia theobromae) là đối rất khó phòng trừ bằng thuốc hóa học, nên áp dụng xử lý thuốc cùng lúc với các biện pháp khác như; cạo sạch viết bệnh, vệ sinh vườn thông thoáng... để thuốc có hiệu lực cao hơn.

Nên sử dụng công thức Carbenzim 500 FL + Anvil 5 SC + BD để trừ bệnh nứt vỏ (bong vỏ), xì mủ cho cao su Quảng Bình trong thời gian tới.



3.7. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ bệnh thối thân, xì mủ

Bệnh thối thân, xì mủ do nấm Phytopthora sp. là bệnh có cùng tác nhân gây hại với bệnh loét sọc mặt và rụng lá mùa mưa. Tuy nhiên, do đặc thù của bệnh là gây hại trên thân, cành, vỏ cao su làm cho cây cao su thối vỏ, thối thân, xì mủ và gây chết cây nên cần có biện pháp riêng biệt để trừ bệnh đạt hiệu quả cao.

Thuốc AGRI-FOS 400 + BD và Ridomil Gold 68WP + BD để trừ bệnh xì mủ, thối thân do nấm phytopthpra sp gây hại trên cây cao su tại Quảng Bình.

Trong quá trình xử lý thuốc cần chú ý đến công tác vệ sinh vết bệnh, mủ xì ra và vệ sinh vườn cao su thông thoáng, không để đọng nước trong vườn để nâng cao hiệu lực phòng trừ bệnh của các loại thuốc.



3.8. Kết quả khảo nghiệm một số loại thuốc bảo vệ thực vật trừ nhện đỏ

Thuốc Ortus 5EC và Sulox 80WP là thuốc có hiệu lực cao đối với nhện đỏ. Nên sử dụng 2 loại thuốc này để trừ nhện hại cao su KTCB tại Quảng Bình trong thời gian tới.




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương