Nghiên cứU, ĐIỀu tra, XÁC ĐỊnh các loại sâU, BỆnh hại chủ YẾu trên cây cao su tại quảng bình và ĐỀ xuất biện pháp phòng trừ TỔng hợP


Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp một số đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình



tải về 0.55 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31978
1   2   3   4   5

4. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp một số đối tượng sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây cao su tại Quảng Bình

4.1. Biện pháp tổng hợp phòng sâu, bệnh hại cao su

Ngoài yếu tố điều kiện thời tiết khí hậu thì sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh hại cao su còn phụ thuộc nhiều vào đất đai, giống, chế độ canh tác... Vì vậy, muốn phòng ngừa có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh hại nói chung cần thực hiện tốt công tác quy hoạch đất, công tác chọn giống, thời vụ và chế độ canh tác hợp lý.



4.1.1. Đất trồng cao su

Thiết kế vườn trồng, công tác khai hoang cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Đảm bảo tiêu chuẩn đất trồng cao su theo tiêu chuẩn của Tập đoàn Cao su Việt Nam.

- Hạn chế quy hoạch, trồng cao su trên vùng cao, nơi có khí hậu lạnh, ẩm độ không khí cao trong các tháng mùa mưa, mùa đông.

- Vùng quy hoạch trồng cao su phải liền vùng, liền khoảnh tránh manh mún gây khó khăn cho công tác điều tra phát hiện cũng như triển khai biên pháp phòng trừ.

- Quá trình khai hoang cần phải dọn sạch tàn dự thực vật, cây rừng, đây là một trong những nguồn nấm bệnh, mối gây hại cho cao su sau khi trồng.

- Các vùng đất bằng phẳng, thường bị ngập úng phải thiết kế vườn trồng có hệ thống mương máng thoát nước tốt, đặc biệt là các vườn phía dưới chân đồi.

- Các vùng đất ngập úng, mạch nước ngầm cao không bố trí trồng cao su.



4.1.2. Công tác giống

Để phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả khi chọn giống cao su để trồng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Giống trồng cao su phải có nguồn gốc rõ ràng.

- Không mua giống từ các vùng có dịch bệnh, các vườn ươm có bệnh.



- Chỉ nên mua giống tại những nơi có đầy đủ phiếu kiểm định và xác nhận giống đã qua kiểm định của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.

- Cần xử lý sạch bệnh khi đưa cao su ra trồng.

- Không độc canh một  dòng vô tính trên diện tích lớn.

- Nên sử dụng các giống kháng bệnh của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam khuyến cáo cho từng đối tượng sâu, bệnh hại cụ thể.



4.1.3. Thời vụ trồng, chế độ canh tác

* Thời vụ trồng

Thời vụ trồng mới thích hợp nhất tại Quảng Bình là từ 1/9 - 15/10 hằng năm.



* Chế độ canh tác

Để phòng ngừa và hạn chế sâu, bệnh hại cao su quá trình trồng, chăm sóc cao su cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Đảm bảo mật độ trồng hợp lý, phù hợp với giống, không nên trồng dày.

- Bón phân cân đối và hợp lý.

- Thường xuyên làm cỏ, chặt cây bụi, vệ sinh vườn cao su thông thoáng để hạn chế sự phát sinh và gây hại của nấm bệnh.

- Công tác tạo cành, tỉa tán phải đúng kỹ thuật.

- Trồng xen hoặc trồng cây che phủ đất cho cao su KTCB nên trồng cây họ đậu, hạn chế trồng sắn.

- Về mùa mưa cần khơi thông mương máng, cống rãnh tại những nơi hay ngập úng, ẩm thấp.

- Đảm bảo thời gian KTCB, không mở miệng cạo quá sớm khi cây chưa đủ kích thước cạo.

- Không mở miệng cạo quá thấp, đặc biệt là về mùa mưa.

- Thực hiện khai thác mủ đúng kỹ thuật, sử dụng chất kích thích đúng quy định.

- Thường xuyên theo dõi kiểm tra vườn cao su để phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh khi cần thiết, thực hiện đúng 4 nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng thời gian, đúng phương pháp).

4.2. Biện pháp phòng, trừ tổng hợp một số đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu

4.2.1. Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng

* Biện pháp phòng bệnh

- Chọn các giống ít nhiễm bệnh phấn trắng trồng theo vùng như RRIC 100, RRIC 121. Hạn chế trồng những dòng vô tính mẫn cảm ở vùng có thời tiết thích hợp cho nấm phát sinh, phát triển như RRIV 4, RRIM 600...

- Phải vệ sinh vườn trong và sau khi rụng lá để hạn chế nguồn bệnh phấn trắng.

- Bón phân cân đối và hợp lý, tăng lượng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới để giúp tầng lá sớm ổn định.

- Ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hoặc những vườn năm trước đã bị nhiễm bệnh nhất thiết phải xử lý thuốc vào thời điểm cao su ra lá mới bằng cách: phun thuốc trực tiếp lên tán lá và cây 2-3 lần, với chu kỳ 7-10 ngày/lần. Các loại thuốc có thể sử dụng: Sulox 80WP, Kumulus 80DF, Anvil 5SC.

* Biện pháp trừ bệnh

- Thường xuyên thăm vườn cao su để phát hiện sớm và trừ bệnh phấn trắng khi bệnh mới gây hại nhẹ.

- Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để trừ bệnh:

+ Sulox 80WP (Sulfur 80%): pha 400g thuốc với 100 lít nước hoặc pha 1kg thuốc với 250 lít nước, phun ướt đều mặt lá (khoảng 400-800 lít nước thuốc/ha đối với cao su KTCB, 800-1.000 lít nước thuốc/ha đối với cao su khai thác).

+ Kumulus 80 DF (Sulfur 80%): pha 400g thuốc với 100 lít nước hoặc pha 1kg thuốc với 250 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

+ Anvil 5 SC(Hexaconazole 50g/l): pha 300ml (0,3 lít) thuốc với 100 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

- Phương pháp phun thuốc :

+ Đối với cao su KTCB từ 2 năm tuổi trở lên và cao su khai thác cần phun bằng máy phun thuốc động cơ cao áp, phun ướt đều cả 2 mặt lá cao su.

+ Phun khi bệnh mới xuất hiện, nếu mức độ bệnh cao cần phun thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

+ Nên phun thuốc vào buổi sáng hay chiều tối khi trời lặng gió.

+ Cần kết hợp các biện pháp vệ sinh vườn cao su trong quá trình phun thuốc trừ bệnh.

4.2.2. Biện pháp phòng trừ bệnh rụng lá Corynespora

* Biện pháp phòng bệnh

- Chọn giống sạch bệnh, nên mua giống tại các vườn không bị nhiễm bệnh rụng lá Corynespora, hạn chế trồng các giống nhiễm bệnh như RRIV 4, PB260, RRIM600...

- Xử lý sạch bệnh rụng lá Corynespora trên cây con trước khi đưa ra trồng.

* Biện pháp trừ bệnh

- Thường xuyên thăm vườn cao su để phát hiện sớm và trừ bệnh khi bệnh mới gây hại nhẹ.

- Khi vườn cao su bị bệnh cần kết hợp các biện pháp canh tác sau trong quá trình phun thuốc trừ bệnh:

+ Vườn cây đang khai thác phải ngừng khai thác nếu bệnh nặng hoặc chuyển sang nhịp độ cạo D3 không được cạo D2, không bôi chất kích thích.

+ Tăng cường chăm sóc bón phân đầy đủ, hợp lý để cây sinh trưởng phát triển khỏe. Bón tăng lượng phân kali lên so với quy trình khoảng 25% để cây tăng sức chống chịu sự xâm nhiễm gây hại của nấm bệnh.

+ Vệ sinh toàn bộ vườn cao su đã bị bệnh, thu gom các lá, cuống lá, cành, chồi non bị bệnh đã rụng dưới đất để tiêu hủy nhằm làm giảm nguồn nấm bệnh lưu chuyển trên đồng ruộng.

- Sử dụng 1 trong các loại thuốc hóa học sau để trừ bệnh:

+ Dùng Carbenzim 500 FL(Carbendazim) + Anvil 5SC(Hexaconazole) + BD: Pha với tỷ lệ : 150ml thuốc Carbenzim 500 FL + 200ml Anvil 5SC + 300ml BD + 100 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

+ Vixazol 275SC (Carbendazim + Hexaconazole) + BD: pha 300ml (0,2 lít) thuốc + 300ml BD với 100 lít nước, phun 600 - 800 lít nước thuốc/ha.

- Phương pháp phun thuốc:

+ Đối với cao su khai thác hoặc cao su KTCB từ 2 năm tuổi trở lên cần phun bằng máy phun thuốc động cơ cao áp, phun ướt đều cả 2 mặt lá cao su.

+ Phun khi bệnh mới xuất hiện, nếu áp lực bệnh cao cần phun thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

+ Nên phun thuốc vào buổi sáng hay chiều tối khi lặng trời lặng gió.

4.2.3. Biện pháp phòng trừ bệnh héo đen đầu lá

* Biện pháp phòng bệnh

Tại các vùng cao, vùng đồi núi thường bị nhiễm bệnh héo đen đầu lá nặng nên trồng giống chống chịu bệnh như: PB217, PB235.



* Biện pháp trừ bệnh

- Thường xuyên thăm vườn cao su để phát hiện sớm và trừ bệnh khi bệnh mới gây hại nhẹ.

- Sử dụng các loại thuốc hóa học sau để trừ bệnh:

+ Super Cook 85WP (Đồng 85%): Pha gói 20gr thuốc với bình 10 lít nước (hoặc 200gr với 100 lít nước), phun ướt đều mặt lá.

- Epolists 85WP (Đồng 85%): pha gói 20gr thuốc với bình 10 lít nước (hoặc 200gr với 100 lít nước), phun ướt đều mặt lá.

- Phương pháp phun thuốc :

+ Đối với cao su KTCB dưới 2 năm tuổi có thể phun bằng bình bơm thông thường, nếu cao su KTCB từ 2 năm tuổi trở lên cần phun bằng máy phun thuốc động cơ cao áp, phun ướt đều cả 2 mặt lá cao su.

+ Phun khi bệnh mới xuất hiện, nếu áp lực bệnh cao cần phun thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

+ Nên phun thuốc vào buổi sáng hay chiều tối khi lặng trời lặng gió.

4.2.4. Biện pháp phòng trừ bệnh loét sọc mặt cạo

* Biện pháp phòng bệnh

- Sử dụng dòng vô tính kháng bệnh: PB 235 và một số dòng vô tính RRIC (theo hướng dẫn của Viện cao su Việt Nam).

- Khi vườn cây đã bị bệnh vào mùa mưa nên nhúng dao cạo vào một dung dịch thuốc đặc trị bệnh trước khi cạo cây kế tiếp.

- Không cạo mủ khi vỏ cây còn ướt, không cạo gần mặt đất trong mùa mưa. Tránh cạo sát, cạo phạm hoặc nghỉ cạo một thời gian nếu bệnh nặng.

- Trong mùa mưa định kỳ bôi vazelline 10 ngày 1 lần lên mặt cạo để hạn chế sự xâm nhiễm của nấm bệnh.

* Biện pháp trừ bệnh

- Thường xuyên thăm vườn cao su để phát hiện sớm và trừ bệnh khi bệnh mới gây hại nhẹ.

- Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để trừ bệnh:

- Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl M + Mancozeb): Pha 30gr thuốc với 1 lít nước (nồng độ 3%), quét lên mặt cạo.

- Mexyl MZ 72WP (Metalaxyl M + Mancozeb): Pha 30gr thuốc với 1 lít nước (nồng độ 3%), quét lên mặt cạo.

- Phương pháp xử lý thuốc:

Pha thuốc với nồng độ và liều lượng như trên sau đó dùng chổi quét thuốc lên toàn bộ mặt cạo khi bệnh xuất hiện. Nếu bệnh nặng quét 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày vào buổi chiều mát. Tránh quét thuốc khi trời đang mưa hoặc sắp mưa để khỏi rửa trôi thuốc.

Có thể dùng một số chất bám dính thích hợp pha thêm với thuốc để làm tăng hiệu quả trừ bệnh.

Cùng với biện pháp xử lý thuốc cần kiểm tra chế độ cạo đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn tạo vườn thông thoáng...

4.2.5. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh rụng lá mùa mưa

* Biện pháp phòng bệnh

Làm cỏ và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ những cây ký chủ khác. Trường hợp vườn cây rậm rạp, có thể tỉa bớt một số cành ngang.



* Biện pháp trừ bệnh

- Phải thường xuyên kiểm tra vườn cao su trong mùa mưa, đặc biệt là những vườn cao su trồng dày, ẩm thấp để phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để trừ bệnh:

+ Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl M + Mancozeb): pha 30gr thuốc với bình 10 lít nước (hoặc 300gr thuốc với 100 lít nước), phun ướt đều mặt lá.

+ Vixazol 275SC (Carbendazim + Hexaconazole): pha 20ml thuốc với bình 10 lít nước, (hoặc 200ml thuốc với 100 lít nước), phun ướt đều mặt lá.

+ Nếu chồi non, cành bị nhiễm bệnh phải cắt bỏ phần thối và bôi thuốc Ridomil Gold 68WP  nồng độ 3 % (30gr pha 1 lít nước) sau đó bôi vazelline.

- Phương pháp phun thuốc:

+ Đối với cao su KTCB dưới 2 năm tuổi có thể phun bằng bình bơm thông thường, nếu cao su KTCB từ 2 năm tuổi trở lên cần phun bằng máy phun thuốc động cơ cao áp, phun ướt đều mặt lá cao su (cả mặt dưới và mặt trên lá).

+ Phun khi bệnh mới xuất hiện, nếu áp lực bệnh cao cần phun thuốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

- Tránh phun và xử lý thuốc khi trời mưa để thuốc khỏi bị rữa trôi.



4.2.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh nứt vỏ, xì mủ

* Biện pháp phòng bệnh

Làm cỏ và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ hạn chế sự phát sinh và gây hại của bệnh.



* Biện pháp trừ bệnh

- Phải thường xuyên kiểm tra vườn cao su, đặc biệt là những vườn cao su trồng dày, ẩm thấp để phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng 1 trong các loại thuốc sau để trừ bệnh:

+ Carbenzim 500 FL (Carbendazim) + Anvil 5 SC(Hexaconazole) + BD: Pha với tỷ lệ 10 ml Carbenzim 500 FL + 15ml Anvil 5 SC + 30ml BD với 1 lít nước.

+ Vixazol 275SC (Carbendazim + Hexaconazole) + BD: Pha 20ml thuốc + 30 ml BD với 1 lít nước.

- Phương pháp xử lý thuốc:

Cạo sạch vết bệnh (dùng dao hoặc vá sắt cạo sạch phần vỏ đã bong ra), sau đó dùng chổi quét hổn hợp thuốc đã pha lên vết bệnh, quét rộng ra cả phần thân có nguy cơ bị bệnh.

Kết hợp một số biện pháp khác trong quá trình xử lý bệnh: làm sạch cỏ dại, vệ sinh vườn thông thoáng...



4.2.7. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối thân, thối rễ, xì mủ do nấm Phytopthora sp.

* Biện pháp phòng bệnh

Bệnh thối thân, thối rễ, xì mủ do nấm Phytopthora sp. có cùng tác nhận gây hại với bệnh rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt cạo vì vậy muốn phòng bệnh cần:

- Trên cao su KTCB cần phòng trừ tốt bệnh rụng lá mùa mưa, để hạn chế bệnh lan xuống thân cành, rễ gây thối thân, rễ và xì mủ.

- Trên cao su khai thác cần phòng trừ tốt bệnh loét sọc mặt cạo, tránh để bệnh nặng gây thối thân và gảy đổ cây.



* Biện pháp trừ bệnh

- Phải thường xuyên kiểm tra vườn cao su, đặc biệt là những vườn cao su thường bị bệnh rụng lá mùa mưa hay loét sọc mặt cạo nặng, để phát hiện bệnh và phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng các loại thuốc sau để trừ bệnh:

+ Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl M + Mancozeb) + BD: Pha 30gr thuốc + 30ml BD với 1 lít nước (nồng độ 3%).

+ AGRI-FOS 400 (Phosphorous Acid) + BD: Pha 30gr thuốc + 30ml BD với 1 lít (nồng độ 3%).

- Phương pháp xử lý thuốc:

Đối với cành bị bệnh: cắt bỏ phần cành bị thối thuốc pha sẳn với nông độ và liều lượng như trên quét lên cả cành bị bệnh dùng vazelline bôi lên mặt cắt.

Đối với thân bị bệnh: cạo sạch vết bệnh (dùng dao hoặc vá sắt cạo sạch phần vỏ đã bị thối, và mủ xì ra), sau đó dùng chổi quét hổn hợp thuốc đã pha lên vết bệnh, quét rộng ra cả phần thân có nguy cơ bị bệnh.

Các cây bị bệnh ở rể: nếu bị bệnh nhẹ chưa chết cây thì đào nhẹ xung quanh và cắt bỏ phần rể bị bệnh, dùng Ridomil Gold 68WP pha 30gr pha 10 lít nước (nồng độ 0,3%) tưới vào gốc bị bệnh. Nếu bị bệnh nặng thì nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý vôi, tưới thuốc Ridomil Gold 68WP 0,3% vào gốc đã bị bệnh sau đó trồng dặm.

Cần kết hợp một số biện pháp khác trong quá trình xử lý bệnh: làm sạch cỏ dại, vệ sinh vườn thông thoáng, khơi thông mương máng cho vườn thoát nước tốt.



4.2.8. Biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh nấm hồng

* Biện pháp phòng bệnh

- Trồng cây ở mật độ vừa phải, tránh trồng xen dày đặt, tỉa bớt tán cây chắn gió trong mùa mưa, thoát nước tốt cho vườn cây sau mưa là những biện pháp có lợi cho việc hạn chế bệnh.         

- Làm cỏ và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ những ký chủ khác.

* Biện pháp trừ bệnh

- Phải kiểm tra vườn cao su thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời ngay khi bệnh mới chớm xuất hiện.

- Sử dụng các thuốc Ridomil Gold 68WP, Validacil 5L để trừ bệnh.

+ Nếu bôi thuốc pha với tỷ lệ: 30ml Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl M + Mancozeb) + 30ml BD + 1 lít nước hoặc 100ml Validacil 5L (Validamucin a 5%) + 30ml BD + 1 lít nước.

+ Nếu phun thuốc pha với tỷ lệ: Dùng 30ml Ridomil Gold 68WP (Metalaxyl M + Mancozeb) + 30ml BD, hoặc 70-100ml Validacil 5L (Validamucin a 5%) + 30ml BD, pha vào bình 10lít nước phun ướt mặt lá.

- Phương pháp xử lý thuốc:

Kết hợp giữa bôi thuốc và phun thuốc để nâng cao hiệu quả phòng trừ.

+ Bôi thuốc: Sau khi cạo bỏ mô bệnh hay cắt tỉa cành bệnh, cần bôi thuốc vào các vết thương. Việc quét thuốc có thể tiến hành để phòng bệnh trên các đoạn phân nhánh, nơi dễ bị bệnh… Duy trì lớp thuốc bảo vệ cho đến khi vết thương lành sẹo hoặc điều kiện thuận lợi cho bệnh đi qua.

+ Phun thuốc: Có thể phun phòng khi thời tiết thích hợp cho bệnh phát triển hoặc phun sau khi tiến hành tỉa cành tạo tán, xử lý vết bệnh…

- Kết hợp một số biện pháp trong khi xử lý thuốc như: cưa bỏ cành bị bệnh chết, đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan, cắt cỏ vệ sinh vương sạch sẽ...



4.2.9. Biện pháp phòng trừ nhện đỏ (Tetranychus urticae Koch)

Nhện đỏ gây hại trên cao su ở Quảng Bình chủ yếu lây lan từ cây sắn sang vì vậy cần: Hạn chế trồng xen sắn trông cây cao su KTCB, nếu trồng xen thì cần tìm các giống sắn ít nhiễm nhện đỏ.

- Thường xuyên kiểm tra vườn cao su có trồng xen sắn để phát hiện nhện đỏ và phòng trừ kịp thời.

- Sử dụng các loại thuốc sau đây để phòng trừ:

+ Ortus 5EC (Fenpyroximate 5%): pha 12 ml thuốc (01 gói 12ml) với 8-10 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

+ Sulox 80WP (Sulfur 80%): pha 40g thuốc với 10 lít nước hoặc pha 1kg thuốc (1 gói) với 250 lít nước, phun ướt đều mặt lá.

Cần kết hợp phun thuốc trừ nhện trên cao su cả sắn.

4.2.10. Biện pháp phòng trừ mối hại cao su

Ở những vùng đất rừng mới khai hoang, đất có nhiều mối trước khi trồng cần dọn sạch tàn dư cây rừng. Cày phơi ải đất trước khi đào hố trồng cao su.

Trong vườn cao su KTCB cũng như khai thác phải thường xuyên vệ sinh vườn, chặt bỏ những cây bụi, cây rừng khô mục, cao su gảy đổ... nơi mối có thể sinh sống và gây hại cho cao su.

Dùng thuốc hóa học như Vibasu 10H, Diazinon 10H xử lý trước khi trồng cao su, liều lượng sử dụng khoảng 30gr/hố.



Các cây đã bị mối gây hại cần vệ sinh cây, gốc cây sạch sẽ sau đó dùng Vibasu 10H, Diazinon 10H rắc vào gốc cây, hoặc dùng một số loại thuốc trừ mối như BT 300... phun, xịt vào thân, gốc cây.




tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương