Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài


Thảm thực vật và tài nguyên rừng



tải về 353.46 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
1   2   3   4   5   6

6. Thảm thực vật và tài nguyên rừng

6.1. Tổng quan về rừng và thảm thực vật Quảng Bình

6.1.1. Tài nguyên rừng và giá trị sinh học


6.1.1.1. Tài nguyên rừng và thảm thực vật

a) Các kiểu thảm thực vật

Thảm thực vật Quảng Bình có sự phân hóa theo độ cao khá rõ, được chia thành ba vành đai theo đai cao, bao gồm: thảm thực vật nhiệt đới dưới 800m, thảm thực vật á nhiệt đới 800-1.700m, thảm thực vật ôn đới trên 1.700m.

b) Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Kết quả thống kê cho thấy, hệ thực vật Quảng Bình có khoảng 2.455 loài thực vật tự nhiên bậc cao có số chi, họ, phân bố theo các ngành. Ngoài ra trong khu vực còn có một số lượng lớn các loài cây trồng (159 loài) được gây trồng hay nhập.

6.1.1.2. Các giá trị sinh học của rừng và thảm thực vật

Giá trị sinh học của thảm thực vật gồm:

a) Giá trị kinh tế

b) Giá trị bảo tồn nguồn gen.

c) Giá trị về môi trường.


6.2. Biến động tài nguyên rừng và thảm thực vật từ năm 2001 đến 2010


Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, diện tích các loại thảm thực vật tỉnh Quảng Bình có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, diện tích rừng trong giai đoạn này tăng lên mạnh mẽ, đặc biệt là đối tượng rừng trồng có diện tích 57.107ha năm 2001, đến năm 2010 tăng lên 101.746ha, tăng 1,78 lần so với năm 2001.

Kiểu rừng tái sinh và rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên các đá mẹ không phải là vôi là hai dạng thảm thực vật phổ biến nhất ở tỉnh Quảng Bình, tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2010, rừng tái sinh có xu hướng tăng nhanh, trong khi rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên các đá mẹ không phải là vôi giảm dần nhưng không đáng kể. Diện tích rừng tái sinh có sự biến động mạnh, tăng từ 112.184ha năm 2001 lên 143.360,60ha vào năm 2010. rừng kín cây lá rộng thường xanh nhiệt đới ẩm trên các đá mẹ không phải là vôi năm 2001 là 268.966ha, đến năm 2010 giảm còn 216627.20ha.


6.3. Thảm thực vật rừng và đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng


6.3.1. Các kiểu thảm thực vật

Thảm thực vật VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có các kiểu và phụ kiểu sau:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi đất.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cây lá rộng trên núi đá vôi.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đất trên 700m.

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vôi trên 700m.

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới chủ yếu cây lá kim trên núi đá vôi.

- Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp.

- Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi.

- Rừng hành lang ngập nước định kỳ.

- Trảng cỏ, cây bụi trên núi đất.

- Cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đá vôi.

- Đất canh tác nông nghiệp.

6.3.2. Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

6.3.2.1. Đa dạng hệ thực vật

Theo kết quả điều tra và thống kê năm 2008 của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, thì khu hệ thực vật Phong Nha - Kẻ Bàng có 138 họ, 401 chi và 640 loài thực vật bậc cao có mạch (trong đó có 18 loài quý hiếm được ghi vào sách Đỏ Việt Nam).

6.3.2.2. Đa dạng hệ động vật

a) Khu hệ thú

Khu hệ thú VQG Phong Nha - Kẻ Bàng có tổ thành loài rất đa dạng gồm 135 loài thuộc 30 họ, bộ. Bộ dơi có số loài nhiều nhất là 46 loài (chiếm 43,0% tổng số loài); tiếp đến là bộ gặm nhấm có 30 loài (chiếm 22,0%); Bộ ăn thịt có 29 loài chiếm 21,4%.

b) Khu hệ chim

Khu hệ chim Phong Nha đã thống kê được 18 bộ, 50 họ và 279 loài. Trong đó có rất nhiều loài chim quý hiếm, bao gồm 15 loài ở Sách Đỏ Việt Nam, 6 loài Nghị định 18/HĐBT, trong đó có 6 loài thuộc nhóm trĩ (Phesasants) của họ trĩ (Phasianidea). Đặc biệt là loài gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng, công vừa ở mức độ nguy cấp vừa đe dọa ở mức toàn cầu.

c) Khu hệ bò sát và lưỡng cư

Đối với các loài bò sát và lưỡng cư, Ziegler và Hermann (năm 2000) đã thống kê được 96 loài. Đến năm 2004, trong một cuộc khảo sát của mình, Ziegler đã điều tra được tổng số loài lên đến 128 loài, trong đó có khoảng 20% số loài nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam. Năm 2006, ở đây đã được ghi nhận thêm 19 loài, bao gồm: 2 Megophryidae, 1 Dicroglossidae, 2 Ranidae, 2 Rhacophoridae, 2 Geoemydidae, 1 Gekkonidae, 1 Lacertidae, 1 Scincidae, and 7 Colubridae [Ziegler et al., 2006].


7. Tài nguyên khoáng sản


Đề tài nêu sơ lược các khoáng sản liên quan các thành tạo trước Đệ Tứ, các khoáng sản liên quan thành tạo Đệ Tứ.

Các khoáng sản có nguồn gốc từ các thành tạo trước Đệ Tứ và các khoáng sản liên quan với thành tạo Đệ Tứ bao gồm:

Than đá, sắt, mangan, wolfram, kẽm - chì, vàng, arsen, pyrit, phosphorit, kaolin, thạch anh, pegmatit, đá vôi, sét, cát thuỷ tinh, nước khoáng - nước nóng.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Các yếu tố kinh tế


Quảng Bình là một tỉnh thuộc diện nghèo của nước ta, tuy vậy những năm gần đây trong bối cảnh phát triển chung của cả nước, nền kinh tế - xã hội Quảng Bình đã có những bước chuyển biến đáng kể.

1.1. Nông, lâm, ngư nghiệp


Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đã có những chuyển biến về chất lượng và hiệu quả, chú trọng giá trị và chất lượng sản phẩm. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Bảng: Cơ cấu kinh tế ngành theo GTSX của nông, lâm, ngư nghiệp (%)




2005

2006

2007

2008

2010

Cơ cấu nông, lâm, ng­ư nghiệp

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

+ Nông nghiệp

72,1

72,0

71,1

70,9

69,8

+ Lâm nghiệp

8,4

8,0

7,9

7,6

7,0

+ Thuỷ sản

19,5

20,0

20,9

21,5

23,1

Nguồn số liệu: Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình

1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


Sản xuất Công nghiệp chiếm tỷ lệ trên 30% trong cơ cấu kinh tế và ngày càng tăng (bảng 37). Với mức tăng trưởng khá cao, công nghiệp từng bước khẳng định là ngành kinh tế trọng tâm, thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân thời kỳ 2001-2006 tăng 17,9%, từ 2006 đến nay trung bình hàng năm tăng 20%, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 16%/năm còn khu vực ngoài Nhà nước tăng 22%/năm.

Hiện nay, Quảng Bình có 2 khu công nghiệp lớn là Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và Khu Công nghiệp cảng biển Hòn La. Các cụm điểm trung tâm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác gồm: Thuận Đức, Tân Sơn, Phú Hải, Bắc Nghĩa (Đồng Hới). Nhiều cơ sở sản xuất mới cũng được đưa vào hoạt động trong năm 2009 như: Nhà máy đóng tàu Phú Hải 2, nhà máy sản xuất bột giấy Lệ Thủy, nhà máy gỗ dăm giấy xuất khẩu Hòn La, nhà máy bao bì carton khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới... đã góp phần giữ vững tăng trưởng của ngành công nghiệp. Hiện đang tiếp tục triển khai và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số cụm, trung tâm công nghiệp như: Cam Liên (Lệ Thủy), Đồng Tân (Đồng Lê - Tuyên Hóa), Thị trấn Quán Hàu (Quảng Ninh), Quảng Phú (Quảng Trạch), Yên Hóa (Minh Hóa). Các cơ sở công nghiệp lớn tập trung chủ yếu ở thành phố Đồng Hới, Quảng Trạch. Còn lại các khu vực khác phát triển chưa đáng kể.

Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn đã được chú trọng. Một số ngành nghề truyền thống ở các địa phương được quan tâm khôi phục theo hướng gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân. Năm 2009 giá trị sản xuất các ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 14,7% so với năm 2008, đạt 1.129 tỷ đồng. Tranh thủ các nguồn vốn từ nhiều chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ cho việc đào tạo nghề, tập huấn cho lao động trên địa bàn gồm các ngành nghề như: mây tre đan, sản xuất nón lá, nghiệp vụ xăng dầu, thợ nổ mìn, công nhân đóng tàu... Tuy vậy hoạt động tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn vẫn còn phát triển chậm.


1.3. Các ngành dịch vụ


Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế, các ngành dịch vụ như thương mại, du lịch ở Quảng Bình hiện nay phát triển mạnh và dần đáp ứng được nhu cầu đời sống, xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 2006-2010 là 11,6%. Tổng mức bán lẻ xã hội tăng nhanh bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2006 là 18,4%, thời kỳ 2006-2010 là 24,7%.

1.4. Cơ sở hạ tầng


Hệ thống cơ sở hạ tầng như: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, điện nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt đều phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Các yếu tố xã hội



tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương