Đồng chủ nhiệm: ts. Lê Ngọc Thanh Tổ chức chủ trì đề tài


Định hướng phát triển kinh tế - xã hội



tải về 353.46 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích353.46 Kb.
#34701
1   2   3   4   5   6

2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Quan điểm phát triển


- Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh với mức tăng trưởng hai con số, đưa tỉnh Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền Trung. Gắn kết nền kinh tế với thị trường trong nước và quốc tế.

- Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ.

- Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài.

- Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và môi trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.


2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế


- Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao, hiệu quả lớn; hình thành rõ nét những động lực, mũi nhọn, sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Tăng tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành và lĩnh vực tạo ra sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sản phẩm du lịch, dịch vụ xuất khẩu.

- Cơ cấu trong nội bộ từng ngành có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.



- Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: phát triển có trọng điểm, tạo ra các vùng lãnh thổ động lực, các trung tâm phát triển đủ mạnh để góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Quảng Bình.

2.3. Các lĩnh vực trọng điểm phát triển trong thời kỳ tới

- Trọng điểm 1: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ theo quy hoạch.

- Trọng điểm 2: Phát triển các trung tâm kinh tế biển và kinh tế vùng biên giới của tỉnh Quảng Bình (bao gồm các đô thị ven biển, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, khu kinh tế cửa khẩu).

- Trọng điểm 3: Phát triển các ngành - sản phẩm chủ lực.

- Trọng điểm 4: Phát triển nguồn nhân lực và các lĩnh vực xã hội.

- Trọng điểm 5: Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vê môi trường, đặc biệt là tài nguyên môi trường ven biển, biển.

- Trọng điểm 6: Đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.4. Định hướng, giải pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


2.4.1. Khoáng sản

Đè tài đã nêu thực trạng và tác động đến môi trường của các công trình khai thác khoáng sản, kiến nghị và đề xuất định hướng khai thác một số khoáng sản theo hướng hợp lý và bảo vệ môi trường như: sắt, titan, vàng, phosphorit, than bùn, dolomit, felspat gốm sứ, kaolin, nguyên liệu sét gạch ngói, nguyên liệu sét xi măng, cát cuội sỏi, đá vôi xi măng, đá xây dựng và ốp lát, nước khoáng - nước nóng...



2.4.2. Các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và thảm thực vật

Đề tài đã nêu một số nội dung như: Các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học; cơ sở pháp lý của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng và thảm thực vật; Các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thảm thực vật, định hướng sử dụng bền vững tài nguyên thảm thực vật…



2.4.3. Định hướng khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững nước ngầm vùng cát ven biển

Đề tài đã nêu tình hình môi trường khu vực cát ven biển, ảnh hưởng của việc nuôi trồng thuỷ sản đến nước ngầm và môi trường biển,… Trên cơ sở đó, đề ra định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng cát ven biển khu vực nghiên cứu và định hướng khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ bền vững nước trong cát.


2.5. Định hướng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp Quảng Bình


Từ các loại hình sử dụng đất và các yếu tố liên quan, đề tài đã xây dựng định hướng phát triển sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, rừng phòng hộ, nuôi trồng thuỷ sản chi tiết cho các vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Dưới đây là các loại hình sử dụng đất chính và các yếu tố tự nhiên liên quan như sau:



2.5.1. Lúa 2 vụ năng suất cao

Ở những vùng đất tốt và có diện tích lớn như ở Quảng Ninh, Lệ Thủy.



2.5.2. Lúa 2 vụ ven sông Gianh

Chủ yếu phát triển trên đất phù sa trung tính ít chua phát sinh trên trầm tích bưng sau đê (ab1Q22-3). Ở Quảng Bình loại đất này phân bố dọc theo thung lũng sông Gianh. Đây cũng là loại đất tốt cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, một số nơi có thể bị chua do ảnh hưởng của lớp trầm tích đầm lầy biển bên dưới.



2.5.3. Lúa 2 vụ trên đất còn ảnh hưởng mặn

Phổ biến phát triển trên đất mặn trung bình và ít gley nông, sâu phát sinh từ trầm tích đồng thủy triều thấp (maQ23) nằm trên mực thủy triều trung bình và còn chịu ảnh hưởng của thủy triều. Loại đất này cũng được sử dụng trồng lúa khá tốt và cần có hệ thống các đê ngăn mặn nhằm đảm bảo ổn định sản xuất các vụ lúa.



2.5.4. Lúa 1 vụ

Chủ yếu phát triển trên đất phèn phát triển từ trầm tích vụng biển (mbQ22-3). Loại đất này phân bố ở những vùng cửa sông. Hai khu vực phân bố tiêu biểu của loại đất này nằm ở khu vực cửa Lý Hòa (xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch) và khu vực phà Hạc Hải thuộc các xã Hồng Thủy (Lệ Thủy), Gia Ninh (Quảng Ninh).



2.5.5. Lúa, thủy sản, than bùn

Phát triển trên đất phèn hoạt động sâu từ trầm tích trũng giữa cồn hay trầm tích sông - đầm lầy của trằm bàu cũ giữa các cồn cát trắng, có địa hình thấp và kéo dài. Đây là những khu vực thường được sử dụng trồng lúa 1-2 vụ/năm, nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác than bùn.



2.5.6. Hoa màu, cây ăn trái

Phát triển trên đất phù sa trung tính ít chua có nguồn gốc phát sinh từ trầm tích doi sông, cồn sông (a1Q22-3) và đê tự nhiên (aQ23). Đây là các loại đất tốt thích hợp phát triển hoa màu và cây ăn trái hoặc có thể xây dựng các điểm phục vụ du lịch hay thổ cư.



2.5.7. Lúa, màu, cây ăn trái

Phát triển trên đất phù sa chua phát sinh từ trầm tích sông của sông suối (a2Q22-3). Trên diện tích loại đất này được sử dụng canh tác đa dạng cây trồng như: lúa, màu, cây ăn trái...



2.5.8. Hoa màu, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

- Phi lao, cây lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch

Phát triển trên đất cồn cát trắng vàng từ trầm tích cồn cát ven biển mới và phân bố dọc bờ biển, kéo dài suốt từ bắc đến nam tỉnh Quảng Bình, kể cả khu vực cửa sông.

- Rừng trồng phòng hộ hoặc sản xuất hoa màu

Trên các đất cát trắng phát sinh từ trầm tích cồn cát trắng (mvQ22-3). Tùy theo sự phân bố mực nước ngầm tầng nông có thể bố trí sử dụng phát triển rừng trồng phòng hộ hoặc sản xuất hay canh tác hoa màu. Cần quan tâm cải tạo đất cát chua.

- Cây ăn trái, thổ cư, cao su

Phát triển trên đất xám kết von phát sinh từ phù sa cổ có nguồn gốc biển (mQ13) và phân bố hạn chế, thành các dải hẹp ven chân các đá gốc hướng ra biển. Chúng thường bị phủ bởi các trầm tích Halocen khác. Đặc trưng của loại đất này là gồm có cát, cát bột màu vàng nghệ, nâu vàng. Độ cao phân bố khoảng 15m trở lại.

- Cây cao su

Hiện nay, trên vùng gò đồi thấp tỉnh Quảng Bình, địa hình 3-200m đang sử dụng các loại đất có nguồn gốc từ phun trào bazan (βN2-Q1), đá phiến của hệ tầng Long Đại (O3-S1lđ) để trồng cao su. Tuy nhiên, loại đất phát sinh từ vỏ phong hóa đá phiến, thường có độ dốc lớn, nhưng độ dốc thích hợp cho cây cao su khoảng từ 3-80 và bề dày lớp đất xám cơ giới nhẹ >1m. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu vì tiềm năng phát triển cây cao su trong vùng gò đồi thấp của tỉnh Quảng Bình còn khá lớn.

2.6. Định hướng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp


Vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình được thể hiện thành 3 vùng chính: vùng đất phù sa, vùng đất cát ven biển, vùng đất vỏ phong hóa đá gốc và phù sa cổ.

Đề tài đã nêu định hướng phát triển các vùng đồng bằng ven biển và và đồi núi thấp.

Căn cứ vào các cơ sở khoa học đã được tổng hợp từ các yếu tố đơn tính như: phân tích kết quả điều tra của 4 mặt cắt tổng hợp I, II, III, IV; phân vùng tiềm năng đất đai; phân vùng thủy văn; tiềm năng nước ngầm tầng nông vùng cát ven biển, hiện trạng sử dụng đất… Bản đồ phân vùng tiềm năng nông - lâm - ngư nghiệp vùng đồng bằng ven biển và đồi núi thấp tỉnh Quảng Bình được thể hiện thành 3 vùng chính: vùng đất phù sa, vùng đất cát ven biển, vùng đất vỏ phong hóa đá gốc và phù sa cổ.

2.6.1. Vùng có tiềm năng nông nghiệp trên đất phù sa

Vùng có tiềm năng nông nghiệp trên đất phù sa phân bố tập trung ở đồng bằng từ Bắc đến Nam và ven 2 bên sông Gianh tỉnh Quảng Bình.



2.6.2. Vùng có khả năng cây lâm nghiệp – nuôi trồng thủy sản – du lịch

- Cây lâm nghiệp (keo lai, keo tai tượng,..) – hoa màu (ký hiệu là 10)

Phân bố thành những diện tích tương đối tập trung ở Ba Đồn (Quảng Trạch) và chỉ gồm 1 khu đất đai: II.1.0. Đây là tiểu vùng cát trắng có lớp kè nằm sâu, đất chủ yếu là đất cát biển chua. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhẹ.

- Cây lâm nghiệp (phi lao) – hoa màu (ký hiệu là 11)

Phân bố thành những dải hẹp chạy song song với bờ biển hiện tại dạng những cồn cát không lien tục. Độ cao địa hình từ 8-10m, có nơi đến 20m.

Để canh tác nông nghiệp được hiệu quả và ổn định hạn chế sự khắc nghiệt của thời tiết cần kết hợp mô hình sản xuất nông - lâm trong vùng cát này.

- Cây lâm nghiệp (phi lao) – thủy sản – du lịch (ký hiệu là 12)

Loại hình này phân bố dọc bờ biển, kéo dài suốt từ Bắc đến Nam tỉnh Quảng Bình, kể cả khu vực cửa sông. Đặc trưng của loại đất của cồn cát ven biển này cát xám vàng hay trắng vàng. Nó được hình thành và đang dịch chuyển dưới dạng cát tràn hay cát bay.

Bãi cát ven biển phát triển trên trầm tích cát thủy triều (bờ biển), hiện tại tuy chưa có mục đích sử dụng cụ thể nhưng lại có tiềm năng để phát triển các bãi tắm, một lợi thế lớn của du lịch tỉnh Quảng Bình.

2.6.3. Vùng có khả năng cây công nghiệp – cây ăn quả - cây lâm nghiệp

- Cây công nghiệp trên đất Bazan

Đây là loại đất tốt nhất đối với cây trồng công nghiệp lâu năm, nổi bật là cây cao su và cà phê. Ở tỉnh Quảng Bình diện tích bazan phân bố hạn chế chỉ lộ ra ở vùng Mỗ Nhất (Quảng Bình) và ở mức địa hình 50-100m. Đây là bazan lyroxen olivus màu xám sẫm đến lục nhạt.

Theo tài liệu tài nguyên đất, loại đất này được xếp vào loại đất nâu đỏ, điển hình có thành phần cơ giới rất nặng từ thịt nặng đến sét chiếm ưu thế 42- 58%, cấp hạt cấp thấp 14-37%. Mùn và đạm tổng số tầng mặt trung bình.

Hiện nay người dân đã trồng cao su trên toàn bộ diện tích bazan ở vùng Mỗ Nhất.

- Cây công nghiệp lâu năm – cây ăn quả trên vỏ phong hóa đá phiến hệ tầng O3–S1lđ

Phần lớn diện tích của vỏ phong hóa này thuộc đất xám Feralit và đất xám von. Đây là đất có diện tích lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình. Trong đó, nó cũng chiếm diện tích khá lớn trong vùng đồi núi thấp của tỉnh Quảng Bình. Hiện nay, trong vùng đồi núi thấp đang phát triển cây cao su khá phổ biến. Ngoài ra một số cây trồng khác cũng đang được quan tâm phát triển như: xoài, mía, dứa,…

Phần lớn các cây trồng công nghiệp lâu năm và cây ăn quả chủ yếu phát triển trên địa hình có độ dốc không lớn khoảng 8-100 trở lại, Những đại hình có độ dốc lớn hơn hoặc tầng đất canh tác không dày đang được sử dụng trồng cây lâm nghiệp như: thông, keo lai tượng,…

- Cây lâm nghiệp – cây công nghiệp

Trên vùng đồi núi thấp, ngoài vỏ phong hóa đá phiến có tầng đất thịt dày còn có mặt các loại đất của vỏ phong hóa có thành phần hạt thô trong vỏ phong hóa thuộc hệ tầng Đại Giang (S2-D1đg) hoặc hệ tầng Long Đại (O3-S1lđ) chỉ nên bố trí phát triển cây trồng lâm nghiệp như: keo tai tượng, keo lai… Do đó, trên khu đất đai: III.5.3, III.5.4 nếu có tầng đất thịt dày > 50cm cũng có thể bố trí cây trồng công nghiệp lâu năm với độ dốc địa hình < 80.

- Vùng nuôi trồng thủy sản ven các cửa sông

Trên các khu đất đai I.2.1 và I.2.2 thường bị mặn, do đó trong tài nguyên đất xếp vào đất mặn nhiều (Mn). Phân bố ở các cửa sông, cửa sông Gianh. Do đó, nên thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi để có đầu tư hợp lý và phát triển các mô hình nuôi tiên tiến, ít tác động đến các vùng sản xuất lúa chung quanh.


2.7. Định hướng phát triển công nghiệp


Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động công nghiệp là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc giảm thiểu những rủi ro và tranh thủ tối đa các lợi ích trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Để phát triển công nghiệp vững mạnh cần có sự đổi mới công nghệ, tăng khả năng áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm, ngoài ra phải nâng cao lĩnh vực tiếp thị, quảng bá sản phẩm, nâng cao uy tín của các doanh nghiệp cũng như là cơ sở sản xuất.

Phát triển một cơ cấu công nghiệp hợp lý, lựa chọn những ngành công nghiệp ưu tiên cho từng giai đoạn phát triển. Tập trung phát triển những ngành như xi măng, gạch ngói, gốm sứ, cao lanh, hàng hải sản, chế biến gỗ... là những ngành công nghiệp thế hệ 1, có ưu thế về lao động, tài nguyên ở địa phương

Từng bước xây dựng những ngành công nghiệp thế hệ 2, đó là những ngành yêu cầu công nghệ cao hơn, hiện đại. Các sản phẩm có độ chính xác và chất lượng cao, tạo ra giá trị cao hơn. Cần chú trọng phát triển công nghiệp hướng xuất khẩu, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. Cần phát huy tính năng động của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, khả năng cạnh tranh công nghiệp. Đặc biệt là những ngành sử dụng nhiều nhân công và những ngành công nghiệp chế biến khác thích hợp với các tổ chức sản xuất nhỏ và vừa, đáp ứng những yêu cầu tiêu dùng cá nhân rất đa dạng.

Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở mở rộng những ngành nghề truyền thống như hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, chế biến hải sản, hàng mây tre đan...

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phải gắn với nhu cầu thị trường 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, cả miền Trung và cả nước. Mở rộng thị trường quốc tế sang Lào, Cămpuchia, Thái Lan, các nước châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và EU. Đầu tư nâng cấp và phát triển, tạo sức cạnh tranh cho các cơ sở công nghiệp hiện có.

2.8. Định hướng phát triển dịch vụ


Cần tạo bước chuyển biến vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn và sức cạnh tranh cao, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các dịch vụ mới nhất là dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.

Cần phát triển mạnh thương mại và dịch vụ đúng với tiềm năng của từng vùng; nâng cao năng lực, chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, vận tải biển cần được chú trọng đầu tư phát triển. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại trong tỉnh theo hướng hiện đại, văn minh, đến với các vùng trong tỉnh, thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội, hỗ trợ sản xuất trong tỉnh phát triển. Bảo đảm hàng hoá thông suốt trong thị trường nội địa và quan hệ buôn bán với nước ngoài.



tải về 353.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương