MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU 5


IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG



tải về 3.46 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.46 Mb.
#19669
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Tác động đến môi trường kinh tế


Trong những năm qua ngành Viễn thông trên địa bàn tỉnh đặc biệt là viễn thông di động đã phát triển khá mạnh: mạng lưới phát triển tương đối rộng khắp, đa dạng hóa loại hình dịch vụ với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức cá nhân.

Thông tin di động hiện đang có tác động rất lớn tới môi trường kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Thông tin di động đã có những đóng góp quan trọng tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thiết thực thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh phát triển, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nâng cao dân trí và đời sống xã hội…

Thông tin di động phát triển mạnh và có tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ.

- Nâng cao dân trí, giải quyết việc làm, đảm bảo an ninh quốc phòng…

- Thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

- Thúc đẩy phát triển công nghiệp, xây dựng.

2. Tác động đến môi trường xã hội


Thông tin di động có tác động ngày càng lớn tới môi trường xã hội: góp phần đưa thông tin đến mọi vùng miền trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao dân trí đặc biệt là khu vực nông thôn.

Thông tin di động đang được khai thác và sử dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, giáo dục, lao động, tìm kiếm việc làm...Thông tin dịch vụ du lịch, tìm kiếm việc làm ngày càng đến được nhiều người dân hơn thông qua các ứng dụng dựa trên hạ tầng mạng thông tin di động.

Thông tin di động làm thay đổi đáng kể cách học tập, làm việc, giải trí của người dân.

3. Tác động đến môi trường sống


Viễn thông là một ngành dịch vụ, sản xuất không sử dụng đến các tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên liệu có tính chất tài nguyên ngoài việc sử dụng tài nguyên đất nhằm mục đích phát triển hệ thống hạ tầng (hệ thống nhà trạm, cột anten trạm thu phát sóng). Tuy nhiên diện tích đất dùng cho việc phát triển các hạng mục này cũng khá nhỏ.

Thị trường Viễn thông di động trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua phát triển khá mạnh, có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường. Do có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường nhưng mỗi doanh nghiệp lại xây dựng một hạ tầng mạng riêng, vấn đề sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, điều này đã gây ra nhiều bất cập trong xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới, gây ảnh hưởng tới mỹ quan và môi trường cảnh quan đô thị. Giải pháp sử dụng chung cơ sở hạ tầng trong quy hoạch nhằm khắc phục vấn đề này trong thời gian tới.

Mạng thông tin di động sử dụng nhiều thiết bị, linh kiện điện tử, (trạm thu phát sóng thông tin di động…). Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào cho kết quả về ảnh hưởng của hệ thống trạm thu phát sóng di động đến sức khỏe của con người. Khi sản xuất các thiết bị như nhà trạm, thiết bị phát sóng thông tin di động các nhà sản xuất đều phải tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng thiết bị đã được công bố.

V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT


Nhu cầu sử dụng đất chủ yếu dành cho việc xây dựng, lắp đặt mới các vị trí trạm thu phát sóng thông tin di động (trạm loại 1). Đối với các trạm thu phát sóng loại 2 do được xây dựng, lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng từ trước nên nhu cầu sử dụng đất không được tính đến.

Đối với các vị trí trạm thu phát sóng loại 1, lắp đặt mới, nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng 500 m2/vị trí:



  • Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng, phát triển hạ tầng: thuê đất nông nghiệp hoặc đất tạm thời chưa sử dụng đến tại khu vực đô thị.

  • Doanh nghiệp phải di dời hạ tầng trong trường hợp diện tích đất bị thu hồi.

Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020:

+ Giai đoạn đến 2015: 122.500m2.



+ Giai đoạn 2016 – 2020: 117.000m2.

Bảng 12: Nhu cầu sử dụng đất đến 2020

STT

Đơn vị hành chính

Giai đoạn đến 2015

Giai đoạn 2016 - 2020

Tổng nhu cầu sử dụng đất
(m2)


Trạm loại 1

Diện tích
(m2/vị trí)


Nhu cầu sử dụng đất
(m2)


Trạm loại 1

Diện tích
(m2/vị trí)


Nhu cầu sử dụng đất
(m2)


1

Thành phố Hạ Long

12

500

6.000

10

500

5.000

11.000

2

Thành phố Cẩm Phả

15

500

7.500

15

500

7.500

15.000

3

Thành phố Móng Cái

16

500

8.000

15

500

7.500

15.500

4

Thành phố Uông Bí

12

500

6.000

10

500

5.000

11.000

5

Thị xã Quảng Yên

14

500

7.000

10

500

5.000

12.000

6

Huyện Ba Chẽ

14

500

7.000

28

500

14.000

21.000

7

Huyện Bình Liêu

19

500

9.500

16

500

8.000

17.500

8

Huyện Cô Tô

7

500

3.500

7

500

3.500

7.000

9

Huyện Đầm Hà

17

500

8.500

16

500

8.000

16.500

10

Huyện Đông Triều

20

500

10.000

22

500

11.000

21.000

11

Huyện Hải Hà

20

500

10.000

16

500

8.000

18.000

12

Huyện Hoành Bồ

26

500

13.000

26

500

13.000

26.000

13

Huyện Tiên Yên

20

500

10.000

17

500

8.500

18.500

14

Huyện Vân Đồn

33

500

16.500

26

500

13.000

29.500

14

Tổng

245




122.500

234




117.000

239.500




tải về 3.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương