MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU 5


PHẦN V: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020



tải về 3.46 Mb.
trang9/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.46 Mb.
#19669
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24

PHẦN V: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

I. QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH


  • Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động gắn liền với phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng; gắn với phát triển các công trình giao thông trọng điểm, vùng du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư, khu vực biên giới, biển, đảo.

  • Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

  • Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động chủ yếu theo hướng dùng chung giữa các doanh nghiệp, sử dụng chung hạ tầng giữa các công nghệ (công nghệ 2G, 3G sử dụng chung nhà trạm, hệ thống truyền dẫn).

  • Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc các công trình lịch sử, văn hóa; đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng, đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cho cộng đồng.

  • Phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động đảm bảo an toàn cho công trình, công trình xây dựng lân cận, tuân thủ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị tại mỗi địa phương.

II. MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát


Phát triển hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động đồng bộ, hiện đại đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, phù hợp với sự phát triển của công nghệ viễn thông trên cả nước và thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể


  • Năm 2013, phủ sóng 3G tới 100% khu dân cư.

  • Giai đoạn 2015 – 2020: phát triển mạng di động thế hệ tiếp theo (4G, 5G...).

  • Năm 2015: tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 20%.

  • Giai đoạn đến 2015: phát triển mới 370 vị trí trạm thu phát sóng dùng chung cơ sở hạ tầng, 150 vị trí trạm dùng riêng hạ tầng; dự phòng 90 vị trí trạm cho các doanh nghiệp mới; dự phòng 150 vị trí trạm cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới; cải tạo 117 vị trí trạm thu phát sóng.

  • Năm 2020: tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động đạt khoảng 35%.

  • Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển mới 470 vị trí trạm thu phát sóng dùng chung hạ tầng, 75 vị trí trạm dùng riêng hạ tầng; dự phòng 60 vị trí trạm cho các doanh nghiệp mới; dự phòng 350 vị trí trạm cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới, cải tạo 74 vị trí trạm thu phát sóng.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020

1. Phương hướng phát triển hạ tầng mạng

1.1. Định hướng phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động


a. Trạm BTS loại 1

- Là công trình xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được xây dựng trên mặt đất. Quy hoạch phát triển mới trạm BTS loại 1 tại các khu vực:

+ Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn các huyện).

+ Khu vực có địa hình khó khăn: đồi núi, hải đảo (Cô Tô, Vân Đồn, Cẩm Phả…).

+ Khu vực ven biển: phủ sóng thông tin di động khu vực ven biển (Cẩm Phả, Móng Cái, Vân Đồn, Tiên Yên…).

- Quy hoạch khống chế số lượng trạm BTS loại 1 phát triển tại mỗi khu vực cụ thể.

- Quy hoạch xây dựng, lắp đặt trạm BTS loại 1 tuân theo một số nguyên tắc sau:

+ Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng hạ tầng: đất nông nghiệp hoặc đất tại khu vực đô thị tạm thời chưa sử dụng.

+ Doanh nghiệp phải chấp nhận di dời hạ tầng khi diện tích đất bị thu hồi.

+ Trạm phát triển mới tại khu vực biển đảo, biên giới được ưu tiên về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng và được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong công tác an ninh bảo vệ trạm.

+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: các doanh nghiệp cùng phối hợp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng đảm bảo tối thiểu cho 2 doanh nghiệp sử dụng chung).

+ Độ cao cột ăng ten từ 30m trở lên (trừ trường hợp đặc biệt, hoặc bị khống chế độ cao theo các quy định pháp luật (khu vực sân bay, khu vực an ninh quốc phòng), hoặc do đặc thù địa hình).

Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm BTS loại 1 phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương thẩm định, thông qua quy mô, vị trí lắp đặt trạm để đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc tại từng khu vực. Đồng thời có thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt trạm.



b. Trạm BTS loại 2

- Là cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng. Định hướng phát triển trạm BTS loại 2 tại các khu vực:

- Trạm loại 2 có chiều cao cột tối đa 21m:

+ Khu vực nông thôn (khu vực các xã trên địa bàn các huyện).

+ Không phát triển mới trạm loại này tại khu vực thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; khu vực trung tâm thị xã Quảng Yên; khu vực thị trấn các huyện.

Quy hoạch khống chế số lượng trạm phát triển tại mỗi khu vực cụ thể.

- Trạm loại 2 có chiều cao cột tối đa 3m (trạm lắp đặt trên sân thượng các tòa nhà):

+ Trạm được ưu tiên phát triển tại khu vực đô thị (thành phố, thị xã, thị trấn).

Quy hoạch khống chế số lượng trạm phát triển tại mỗi khu vực cụ thể.

Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm BTS loại 2 phải được các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương thẩm định, thông qua quy mô, vị trí lắp đặt trạm để đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, kiến trúc tại từng khu vực. Đồng thời có thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt trạm.



c. Trạm thu phát sóng ngụy trang

- Trạm không xây dựng cột ăng ten; lắp đặt các thiết bị ăng ten, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị phụ trợ khác trên, trong các công trình xây dựng khác đã xây dựng trước; lắp đặt ẩn vào các công trình kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên. Quy hoạch phát triển mới trạm ngụy trang tại các khu vực:

+ Khu vực các khu du lịch, khu di tích (khu vực Vịnh Hạ Long, Yên Tử, khu vực các bãi tắm ven biển…).

+ Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan (khu vực trung tâm thành phố, …).

+ Khu vực đô thị (trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn..).

- Trạm thu phát sóng ngụy trang được ưu tiên xây dựng, phát triển tại các khu vực. Số lượng trạm ngụy trang phát triển mới không được gấp quá 3 lần số trạm BTS loại 1, BTS loại 2 phát triển mới tại mỗi khu vực.

Trước khi xây dựng lắp đặt, trạm thu phát sóng ngụy trang phải được các cơ quan có thẩm quyền (Sở Thông tin Truyền thông, Sở Xây Dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành; các đơn vị liên quan) thẩm định, thông qua một số tiêu chí:

+ Thiết kế trạm.

+ Quy mô, quy cách xây dựng, lắp đặt.

+ Vị trí lắp đặt.

Đồng thời có thông báo bằng văn bản về việc triển khai xây dựng trạm để cơ quan có thẩm quyền tại địa phương chủ động giám sát quá trình thi công lắp đặt trạm.




tải về 3.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương