MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU 5


Định hướng phát triển hạ tầng mạng



tải về 3.46 Mb.
trang10/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.46 Mb.
#19669
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   24

1.2. Định hướng phát triển hạ tầng mạng


Dựa trên kết quả dự báo, đến 2020 tổng số thuê bao di động trên địa bàn tỉnh khoảng 2.085.000 thuê bao; tăng khoảng 1.252.000 thuê bao so với năm 2010.

Theo nội dung tính toán điều kiện giả định lập quy hoạch, mỗi trạm thu phát sóng (2G; 2,5G) phục vụ bình quân khoảng 2.000 thuê bao (chi tiết xem phần phụ lục). Trong thời gian tới, mạng di động sẽ phát triển lên các thế hệ tiếp theo (3G, 4G…), ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, do vậy khả năng phục vụ của mỗi trạm thu phát sóng sẽ được nâng cao; dung lượng phục vụ mỗi trạm thu phát sóng bình quân khoảng 1.000 – 5.000 thuê bao. Trong nội dung quy hoạch này, giả định mỗi trạm thu phát sóng phục vụ bình quân khoảng 3.000 thuê bao làm sở cứ tính toán. Như vậy số lượng trạm thu phát sóng cần bổ sung để đáp ứng nhu cầu phục vụ số thuê bao phát triển mới đến năm 2020 là: 1.252.000/3.000 ~ 420 vị trí trạm thu phát sóng (giai đoạn đến 2015: 185 vị trí; 2016 – 2020: 235 vị trí).

- Hạ tầng dùng chung: giai đoạn đến 2020, quy hoạch phát triển hạ tầng mạng di động trên địa bàn tỉnh chủ yếu theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị và tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng viễn thông. Quy hoạch các vị trí trạm dùng chung cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc sau:

+ Quy hoạch chỉ ra các vùng phục vụ biểu thị trên bản đồ là một hình tròn.

+ Tại một vùng phục vụ này có thể cấp phép tối đa 2 vị trí lắp đặt trạm.

+ Mỗi vị trí sử dụng chung cho tối đa 4 doanh nghiệp.

+ Tại một vùng phục vụ, mỗi doanh nghiệp không được phép lắp đặt quá 1 trạm tại một vị trí.

Trên thực tế, mỗi vị trí trạm thu phát sóng chỉ có thể sử dụng cho tối đa 4 doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng; nhưng hiện tại trên thị trường có tới 6 doanh nghiệp, nên để đảm bảo cả 6 doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ tại một khu vực cần 2 vị trí.



Trên hình vẽ mô phỏng cách bố trí vị trí lắp đặt trạm thu phát sóng dùng chung cơ sở hạ tầng tại một vùng phục vụ. Mỗi vùng phục vụ được xác định với một điểm tâm (kinh độ, vĩ độ) và một bán kính.

Kinh độ, vĩ độ là tâm điểm của khu vực lắp đặt trạm. Các vị trí lắp đặt trạm (2 vị trí) có thể thay đổi trong khu vực lắp đặt với giới hạn bán kính cho trước. Khoảng cách bán kính đưa ra dựa trên căn cứ về vùng phủ của mỗi trạm thu phát sóng để đảm bảo nhu cầu phục vụ khu vực đó và dựa trên khoảng cách giữa vị trí trạm lắp đặt mới với các trạm thu phát sóng hiện đang hoạt động.

Như vậy theo hướng dùng chung cơ sở hạ tầng, giai đoạn tới 2020, nhu cầu phát triển thêm hạ tầng của các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ trên thị trường:

+ Giai đoạn đến 2015: 185 x 2 = 370 vị trí.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 235 x 2 = 470 vị trí.

- Hạ tầng dùng riêng: quy hoạch quỹ các vị trí trạm thu phát sóng dùng riêng dành cho các doanh nghiệp hiện đang hoạt động nhằm tạo điều kiện chủ động cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và tạo thêm quỹ các vị trí trạm thu phát sóng cho doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới….Quy hoạch các vị trí trạm thu phát sóng dùng riêng theo nguyên tắc sau:

+ Quy hoạch chỉ ra các vùng phục vụ biểu thị trên bản đồ là một hình tròn có tâm (kinh độ, vĩ độ) và bán kính R.

+ Tại một vùng phục vụ này có thể cấp phép tối đa 3 vị trí lắp đặt trạm.

+ Một vị trí sử dụng cho 1 doanh nghiệp.

Quy hoạch quỹ vị trí hạ tầng dùng riêng dành cho 3 doanh nghiệp, chủ yếu phát triển tại vùng ven biển, đảo, biên giới, vùng sâu, vùng xa đảm bảo nhu cầu phủ sóng cho các doanh nghiệp.

Kế hoạch phát triển hạ tầng dùng riêng trong giai đoạn tới:

+ Giai đoạn đến 2015: 150 vị trí.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 75 vị trí.

Mỗi doanh nghiệp không được phép lắp đặt quá 75 vị trí trong quỹ vị trí trạm này.

Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp phát triển mạng lưới ứng dụng công nghệ mới: trong giai đoạn tới, theo xu hướng phát triển chung của công nghệ, mạng di động phát triển lên các thế hệ tiếp theo (4G, 5G…), ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng tốc độ cao…Khác với mạng di động thế hệ 2G, 3G, mạng di động 4G hoạt động tại dải tần 2,3 GHz - 2,5 GHz (theo dự thảo Quy hoạch băng tần cho 4G). Hoạt động ở dải tần số cao hơn so với mạng 2G, 3G, nên mức suy hao của tín hiệu sẽ lớn hơn; tuy nhiên nhược điểm này đã được 4G khắc phục bằng cách sử dụng anten thông minh và các kỹ thuật, công nghệ mới tiên tiến hiện nay (OFDM, MIMO); do vậy vùng phủ sóng và chất lượng tín hiệu được cải thiện, vùng phủ của trạm 4G tương đương với các trạm thu phát sóng trong mạng 2G, 3G. Trong phạm vi quy hoạch này, giả định vùng phủ của mỗi trạm thu phát sóng của mạng 4G có bán kính 2,5km. Như vậy để phủ sóng mạng 4G trên địa bàn toàn tỉnh cần khoảng 500 vị trí trạm thu phát sóng (chi tiết xem phần phụ lục). Quỹ vị trí này chỉ được sử dụng khi các doanh nghiệp phát triển mạng lưới lên thế hệ tiếp theo, ứng dụng các công nghệ mới; mỗi doanh nghiệp không được phép lắp đặt quá 125 vị trí. Ngoài quỹ vị trí trên, các doanh nghiệp có thể lắp đặt và triển khai hạ tầng mạng 4G trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng với mạng 2G, 3G hiện tại.

Quy hoạch quỹ vị trí dự phòng phát triển hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới:

+ Giai đoạn đến 2015: 150 vị trí.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 350 vị trí.



Dự phòng quỹ vị trí cho doanh nghiệp mới tham gia thị trường:

Dành cho các doanh nghiệp được cấp phép sau khi quy hoạch đã được ban hành. Quỹ vị trí trạm dự phòng dành cho 2 doanh nghiệp. Căn cứ xác định số lượng vị trí dự phòng trên cơ sở tính toán về nhu cầu phủ sóng. Đến 2020, dự phòng 150 vị trí trạm thu phát sóng cho các doanh nghiệp mới, mỗi doanh nghiệp có không quá 60 vị trí trạm thu phát sóng. Khuyến khích các doanh nghiệp mới thoả thuận, phối hợp sử dụng hạ tầng và thuê lại hạ tầng của các doanh nghiệp khác. Quỹ vị trí trạm dự phòng này không dành cho các doanh nghiệp đang hoạt động.

+ Giai đoạn đến 2015: 90 vị trí.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 60 vị trí.



Bảng 9: Quy hoạch hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh đến 2015

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng
năm 2011


Số vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch cho các doanh nghiệp đang hoạt động đến 2015

Số vị trí trạm thu phát sóng dự phòng cho các doanh nghiệp mới đến 2015

Số vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch cho phát triển mạng ứng dụng công nghệ mới 4G…

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng đến 2015

Bán kính phục vụ bình quân
(km/trạm)


Trạm sử dụng chung

cơ sở hạ tầng

Trạm sử dụng riêng cơ sở hạ tầng

Trạm loại 1

Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 21m)


Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 3m)


Trạm loại 1

Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 21m)


Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 3m)


1

Thành phố Hạ Long

264

12

0

28

0

0

5

15

25

349

0,63

2

Thành phố Cẩm Phả

198

15

0

30

0

0

5

10

20

278

0,95

3

Thành phố Móng Cái

161

16

0

24

0

0

5

15

20

241

1,05

4

Thành phố Uông Bí

123

12

0

18

0

0

5

10

15

183

0,85

5

Thị xã Quảng Yên

78

12

6

12

2

3

0

5

15

133

1,10

6

Huyện Ba Chẽ

30

7

4

4

7

3

0

3

5

63

2,17

7

Huyện Bình Liêu

29

10

6

4

9

6

0

5

5

74

1,81

8

Huyện Cô Tô

12

5

0

0

2

0

0

0

1

20

1,09

9

Huyện Đầm Hà

51

10

6

4

7

3

0

5

5

91

1,53

10

Huyện Đông Triều

121

10

6

4

10

5

0

5

4

165

1,11

11

Huyện Hải Hà

80

13

8

4

7

3

0

5

10

130

1,44

12

Huyện Hoành Bồ

93

14

10

6

12

8

0

5

10

158

1,66

13

Huyện Tiên Yên

58

10

6

4

10

8

0

4

7

107

1,45

14

Huyện Vân Đồn

69

16

10

4

17

8

0

3

8

135

1,45

Tổng

1.367

162

62

146

83

47

20

90

150

2.127

1,21

Bảng 10: Quy hoạch hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động tỉnh Quảng Ninh đến 2020

TT

Đơn vị hành chính

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng
năm 2015


Số vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch cho các doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2016 - 2020

Số vị trí trạm thu phát sóng dự phòng cho các doanh nghiệp mới đến 2020

Số vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch cho phát triển mạng ứng dụng công nghệ mới 4G…

Tổng số vị trí trạm thu phát sóng đến 2020

Bán kính phục vụ bình quân
(km/trạm)


Trạm sử dụng chung

cơ sở hạ tầng

Trạm sử dụng riêng cơ sở hạ tầng

Trạm loại 1

Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 21m)


Trạm loại 2
(chiều cao cột tối đa 3m)


Trạm loại 1

Trạm

loại 2
(chiều cao cột tối đa 21m)


1

Thành phố Hạ Long

349

10

0

35

0

0

7

35

436

0,57

2

Thành phố Cẩm Phả

278

15

0

20

0

0

8

30

351

0,84

3

Thành phố Móng Cái

241

15

0

20

0

0

8

35

319

0,91

4

Thành phố Uông Bí

183

10

0

25

0

0

7

30

255

0,72

5

Thị xã Quảng Yên

133

10

0

20

0

5

5

30

203

0,89

6

Huyện Ba Chẽ

63

20

15

5

8

5

3

20

139

1,46

7

Huyện Bình Liêu

74

10

6

4

6

4

5

20

129

1,37

8

Huyện Cô Tô

20

5

0

0

2

0

0

5

32

0,86

9

Huyện Đầm Hà

91

10

10

5

6

4

2

15

143

1,22

10

Huyện Đông Triều

165

20

15

5

2

3

3

30

243

0,92

11

Huyện Hải Hà

130

15

15

5

1

4

2

20

192

1,19

12

Huyện Hoành Bồ

158

20

20

5

6

4

5

30

248

1,32

13

Huyện Tiên Yên

107

15

14

6

2

3

2

25

174

1,14

14

Huyện Vân Đồn

135

20

20

5

6

4

3

25

218

1,14

Tổng

2.127

195

115

160

39

36

60

350

3.082

1,01

(Chi tiết vị trí các vị trí trạm thu phát sóng quy hoạch xem tại phần phụ lục)


tải về 3.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương